Thông tin tài liệu:
Một khi bạn nghĩ ra một sản phẩm nào mới, chứa nhiều tâm huyết và nỗ lực của bạn. Bạn tung ra thị trường mà không biết nó có được đón nhận không. Điều đó rất nguy hiểm cho kinh doanh của bạn Tôi đã nói chuyện với nhiều người đã tìm thấy một thị trường đầy hứa hẹn bằng việc nghĩ ra một sản phẩm hay dịch vụ mà có thể giải quyết vấn đề. Nhưng họ lại bị tê liệt trong việc thực hiện bước tiếp theo.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
4 bước đánh giá tiềm năng lợi nhuận của sản phẩm
4 bước đánh giá tiềm năng
lợi nhuận của sản phẩm
Một khi bạn nghĩ ra một sản phẩm nào mới, chứa nhiều tâm huyết và nỗ lực
của bạn. Bạn tung ra thị trường mà không biết nó có được đón nhận không.
Điều đó rất nguy hiểm cho kinh doanh của bạn
Tôi đã nói chuyện với nhiều người đã tìm thấy một thị trường đầy hứa hẹn
bằng việc nghĩ ra một sản phẩm hay dịch vụ mà có thể giải quyết vấn đề.
Nhưng họ lại bị tê liệt trong việc thực hiện bước tiếp theo.
Nguyên nhân là họ bỏ qua một quá trình. Xác minh thị trường sau khi bạn
nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh hợp lý là một bước quan trọng bạn không
thể bỏ qua.
Tất nhiên không có cách nào để bảo đảm thành công, nhưng hãy hỏi chính
bạn 4 câu hỏi bên dưới, nếu bạn có thể kiểm tra hết tất cả mọi người, bạn sẽ
biết được rằng bạn đang trên đường chiến thắng.
1. Có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của bạn không?
Bạn phải chắc chắn rằng có đủ số lượng khách hàng tiềm năng để thực hiện
kinh doanh với bạn.
Có phải mọi người đang cố gắng giải quyết vấn đề này trên internet nhưng
không tìm ra cách giải quyết thích hợp? Nếu bạn đã thực hiện cuộc nghiên
cứu dựa vào từ then chốt để tìm ra một thị trường phù hợp, bạn nên chuẩn bị
một ý tưởng tốt cho việc này.
Đừng đánh giá quá cao các con số. Vì không phải mọi người đều sản phẩm
mua giường ngủ cho mèo mang tính cách mạng của bạn như những người
nuôi mèo. Con số lý tưởng là 2%. Nếu 2% số khách truy cập vào website
của bạn và trở thành khách hàng, bạn sẽ kinh doanh tốt.
2. Có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào cung cấp sản phẩm trên thị trường
chưa?
Tìm kiếm theo những từ then chốt nhất và ghé thăm site của đối thủ để xem
họ bán cái gì và làm ra tiền như thế nào.
Hầu hết các site bạn tìm sẽ không là đối thủ cạnh tranh thực sự- có lẽ họ chỉ
có vài nội dung liên quan và đang quyến rủ những khách hàng đến thăm hay
mua hàng do lợi ích về doanh thu từ quảng cáo.
Khi bạn tìm thấy đối thủ cạnh tranh thực sự đang bán vài sản phẩm tương tự
những sản phẩm bạn muốn bán, hãy đào sâu vào công việc kinh doanh của
họ.
Điều gì bạn có thể làm tốt hơn họ? xây dựng một website dễ sử dụng và
chuyên nghiệp? viết mẫu quảng cáo trả tiền cho mỗi cú click tốt hơn cho
cùng những từ then chốt? đặt nhiều từ then chốt vào bản sao và mã số của
bạn để thu hút những phương tiện tìm kiếm.
Những câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ mang bạn lên vị trí dẫn đầu trong
hoạt động kinh doanh và đưa cho khách hàng tiềm năng của bạn lý do chọn
bạn chứ không phải đối thủ của bạn.
3. Bạn sẽ có được khách hàng chất lượng cao không?
Mọi người có đang tìm kiếm thứ gì đó miễn phí hay thực sự họ muốn mua
hàng của bạn?
Tìm kiếm những thuật ngữ (miễn phí) + (từ then chốt của bạn). Có một sản
phẩm miện phí đang cạnh tranh với sản phẩm của bạn? Nếu có, mọi người
không mua hàng của bạn.
Cũng có một ý tưởng tốt cho là tìm kiếm trên trang Amazon và Ebay những
sản phẩm được bán trước đây để biết được khách hàng có sẵn lòng mua
những sản phẩm tương tự sản phẩm của bạn không.
4. Hoạt động kinh doanh trên internet của bạn có giá trị cao suốt đời
không?
Giá trị suốt đời nghĩa là giá trị tổng cộng của từng khách hàng có từ hoạt
động kinh doanh với bạn khi mua sản phẩm của bạn lần nữa và lần nữa.
Bạn có thể làm cho khách hàng trước đây quay lại kinh doanh với ban
không?
Có những sản phẩm hay dịch vụ bạn có thể cung cấp thêm để phát triển
những mối quan hệ giá trị và lâu dài với họ?
Nếu bạn chỉ có một loại sản phẩm hay dịch vụ duy nhất, cố gắng nghĩ ra
nhiều sản phẩm hay dịch vụ khác phù hợp với thị trường bởi vì bán hàng cho
những khách hàng củ dễ hơn phát triển những khách hàng mới.
Một khi bạn đánh giá ý tưởng kinh doanh một cách trung thực và toàn diện
bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc
biến ý tưởng đó thành hiện thực.
Theo entrepreneur