Danh mục

Đánh giá sự thành công một chiến dịch quảng cáo của KFC

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.03 KB      Lượt xem: 116      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một ý tưởng quảng cáo trên truyền hình độc đáo và sáng tạo không đủ để đảm bảo thành công nếu không được thực hiện một cách khéo léo. Chiến dịch quảng cáo I ate the bones của KFC có thể là ví dụ điển hình của trường hợp này. Bất ngờ và sợ hãi không phải là những yếu tố truyền thống trong quảng cáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sự thành công một chiến dịch quảng cáo của KFC Đánh giá sự thành công một chiến dịch quảng cáo của KFC Một ý tưởng quảng cáo trên truyền hình độc đáo và sáng tạo không đủ để đảm bảo thành công nếu không được thực hiện một cách khéo léo. Chiến dịch quảng cáo I ate the bones của KFC có thể là ví dụ điển hình của trường hợp này. Bất ngờ và sợ hãi không phải là những yếu tố truyền thống trong quảng cáo. Tuy nhiên chiến dịch quảng cáo gần đây của KFC nhằm xúc tiến cho menu mới với món gà không xương, mô tả những người bị choáng ngợp bởi bất ngờ và sợ hãi khi họ ăn món gà rán Kentucky nhưng không thể tìm thấy xương sau đó. KFC đã xúc tiến #Iatethebone trên twitter song hành cùng với quảng cáo trên truyền hình. Có thể là liều lĩnh khi xây dựng chiến dịch quảng cáo và xã hội xung quanh cụm từ như “I ate the bones “. Nó cũng có thể được coi là hấp dẫn và vui nhộn, hoặc có thể phải hứng chịu những lời bàn luận hoặc thậm chí phẫn nộ. Vậy người tiêu dùng đã phản ứng như thế nào đối với chiến dịch quảng cáo hết sức táo bạo này trên phương tiện truyền thông? Sử dụng nền tảng “Phân tích truyền thông xã hội” Forsight, có hơn 11000 bài post có liên quan về #Iatethebones được phân tích để đánh giá người sử dụng Facebook và Twitter phản ứng như thế nào với các quảng cáo và hashtag. Khi nhìn vào những cuộc đối thoại về thương hiệu KFC nói chung, Forsight đã tìm thấy xấp xỉ 700000 các post có liên quan từ 14 tháng 4 đến ngày mùng 2 tháng 6; 11431 post về chiến dịch ‘I ate the bones”. Mức độ thảo luận là cao nhất vào ngày 20-21 tháng 4, ngày đánh dấu sự mở màn của giải NBA, một giải đấu mà chiến dịch quảng cáo đã được chạy liên tục trong suốt thời gian diễn ra. Khi quảng cáo lần đầu được ra mắt, người sử dụng bày tỏ những ý kiến trái chiều, phần lớn cho rằng quảng cáo vui nhộn hoặc có bóng gió sắc thái chúng tộc có thể bị phản đối. Tuy nhiên tâm lý tích cực bắt đầu tăng và đến cuối tháng 4, hơn một nửa số người sử dụng nói rằng quảng cáo rất hài hước và vui vẻ. Tuy nhiên sự vui vẻ cuối cùng chuyển thành sự bực mình. Sau một tháng, những ý kiến tích cực dần biến mất và ý kiến tiêu cực bắt đầu trở nên phổ biến. Vào ngày 14 tháng 4, chỉ 5% những cuộc trò chuyện tập trung vào sự phản đối với quảng cáo, trong khi đó trong tháng 6, 64% người dùng nói rằng việc phát liên tục và thiếu logic các quảng cáo làm họ khó chịu. Nhìn chung, chỉ 3% trong tổng số cuộc trò chuyện về chiến dịch quảng cáo bao gồm sự bày tỏ mong muốn ăn KFC tăng thêm. Mặc dù ban đầu quảng cáo nhận được những phản ứng tích cực, người tiêu dùng cảm thấy quảng cáo đang được dùng quá đà. Có lẽ, tổn thất hơn cả là chiến dịch quảng cáo đã thất bại trong việc khuyến khích sự bày tỏ trên truyền thông xã hội để chứng minh rằng quảng cáo đã thúc đẩy người tiêu dùng ghé thăm các chuỗi cửa hàng ăn nhanh và đặt món mới trong menu.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: