Tác phẩm Vợ nhặtđã phản ánh một cách chân thực bức tranh nạn đói khủng khiếp của đất nước ta năm 1945 và ca ngợi sức sống, niềm tin của con người Việt Nam. Tác giả đã xây dựng thành công hình tượng "người vợ nhặt" - một hình tượng nghệ thuật độc đáo. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu5 Bài cảm nhận về vẻ đẹp của người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân để cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp khuất luất của người phụ nữ ấy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
5 Bài cảm nhận về vẻ đẹp của người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim LânCon người Việt Nam dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng nào cũng sẽ luôn hướng về tương lai tươi đẹp hơn.Người vợ nhặt là một trong những nhân vật tiêu biểu cho điều đó. Sau đây là trích xuất nội dung một phần của tài liệu, mời các bạn tham khảo:BÀI MẪU SỐ 1:Kim Lân là cây bút chuyên về đề tài nông thôn. Sáng tác của ông phản ánh một cách chân thực và xúc động cuộc sống của người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ. Một trong những sáng tác xuất sắc của Kim Lân là truyện ngắn “Vợ nhặt”. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp vừa là bài ca ca ngợi về sức sống và niềm tin của con người Việt Nam. Trong truyện ngắn này Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng người “vợ nhặt” – một hình tượng nghệ thuật độc đáo mang lại nhiều vẻ đẹp khuất lấp cần khám phá. 1. Khái quát: Tâm sự về hoàn cảnh ra đời của “Vợ nhặt” Kim Lân nói:“Ban đầu tôi viết một truyện dài có tên là Xóm ngụ cư. Tôi viết đến chương thứ V thì dừng lại. Sau khi hoà bình lập lại, tôi và Nguyên Hồng làm tờ báo Văn. Trong bản thảo Xóm ngụ cư có một đoạn luôn ám ảnh tôi là đoạn viết về những người đói, về những buổi sáng ở vùng quê người ta ra chợ nhặt xác người đi chôn. Tôi viết lại chương đó thành truyện ngắn Vợ nhặt mà không đọc lại bản thảo cũ”. Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí”. Bối cảnh của truyện là nạn đói năm 1945, người chết đói như ngả rạ. Từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ đã có trên hai triệu người chết. Tràng, một thanh niên nghèo khổ làm nghề đẩy xe bò thuê. Giữa nạn đói đang diễn ra, Tràng dắt một người đàn bà về làm vợ. Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ (mẹ Tràng) ngạc nhiên và ngay cả bản thân Tràng cũng không tin đó là sự thật. a. Người “vợ nhặt” là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh: Dưới ngòi bút của Kim Lân, người vợ nhặt là người phụ nữ không tên không tuổi, không quê hương, không quá khứ. Không phải là nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho thị một cái tên mà bởi vì thị là cánh bèo nổi trôi trong nạn đói, là cành củi khô trôi dạt vào cuộc đời Tràng, là người đàn bà vô danh. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là “cô ả”, “thị”, “người đàn bà”, “nàng dâu mới”, “nhà tôi”. Nhưng nhân vật này để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. - Thị xuất hiện vừa bằng ngoại hình vừa bằng tính cách của một con người năm đói: + Lần đầu thị xuất hiện là hình ảnh: ngồi lẫn trong đám con gái chờ nhặt hạt rơi hạt vãi trước cổng chợ tỉnh. Khi nghe Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”, thị: “ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng…cười tít mắt”. Thị đẩy xe với hi vọng được ăn nên cũng rất nhiệt tình và chẳng cần ý tứ.Để xem được đầy đủ nội dung của tài liệu5 Bài cảm nhận về vẻ đẹp của người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, bạn có thể đăng nhập và tải về máy.