Danh mục

5 cách 'điều trị' thói tiêu hoang

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.47 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lên kế hoạch chi tiêu, có một khoản tiền tiết kiệm dành cho những trường hợp khẩn cấp... là những điều bạn nên làm để tránh trường hợp rỗng túi hay không biết "xoay" đâu ra tiền. 1. Lên kế hoạch chi tiêu Sẽ thực sự là một thảm họa nếu bạn bắt đầu một tháng mới mà không có kế hoạch chi tiêu cho cả tháng. Điều này có thể khiến bạn “vung tay quá trán” khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc chi tiêu tiền mặt. Và kết cục là bạn chỉ còn lại một số tiền ít...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
5 cách 'điều trị' thói tiêu hoang 5 cách 'điều trị' thói tiêu hoang Lên kế hoạch chi tiêu, có một khoản tiền tiết kiệm dành cho những trường hợp khẩn cấp... là những điều bạn nên làm để tránh trường hợp rỗng túi hay không biết xoay đâu ra tiền. 1. Lên kế hoạch chi tiêu Sẽ thực sự là một thảm họa nếu bạn bắt đầu một tháng mới mà không có kế hoạch chi tiêu cho cả tháng. Điều này có thể khiến bạn “vung tay quá trán” khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc chi tiêu tiền mặt. Và kết cục là bạn chỉ còn lại một số tiền ít ỏi cho những khoản chi lớn. Chính vì vậy, hãy lưu ý khi tiêu xài và nhớ phân bổ tiền cho các khoản chi tiêu cần thiết ngay từ đầu tháng hoặc đầu mỗi tuần. 2. Tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp Nếu bạn chưa có thói quen dành ra một khoản tiết kiệm nhất định cho các trường hợp khẩn cấp, ví dụ lúc ốm đau, tai nạn bất thường, thăm nom người thân… thì bạn nên sớm thay đổi. Hãy điều chỉnh các khoản thu - chi và mỗi tháng “bỏ lợn” khoảng 5% tổng số chi phí hàng tháng mà bạn vẫn dùng trước đây. Số tiền này sẽ chỉ được dùng đến trong các trường hợp khẩn cấp như trên. 3. Đóng bảo hiểm y tế Hẳn ai cũng hiểu tầm quan trọng của bảo hiểm y tế. Nếu bạn không đóng bảo hiểm y tế thì chi phí bạn phải bỏ ra khi bị ốm đau sẽ cao hơn rất nhiều so với số tiền mà bạn đóng bảo hiểm. Vì thế, hãy quan tâm hơn tình trạng sức khỏe của mình và đầu tư một số tiền nho nhỏ hàng tháng vào bảo hiểm y tế để được chăm sóc toàn vẹn và giảm chi phí khi bị bệnh. 4. Không mua sắm những thứ chưa cần thiết Nếu bạn luôn có thói quen mua sắm mà không có kế hoạch trước mỗi khi bước vào các cửa hàng thì giờ là lúc bạn cần thay đổi, dù đó là mua bán những thứ lặt vặt. Những chi phí này tuy không nhiều nhưng sẽ tích lũy dần và trở thành một con số không nhỏ khiến bạn bị thâm hụt ngân sách dành cho các khoản chi chính đáng khác. Có khi bạn đang mê mẩn một món đồ nào đấy như chiếc smartphone hàng hiệu mới xuất xưởng chẳng hạn. Bạn cũng đủ khả năng để mua nó, song trước khi quyết định tậu chiếc điện thoại lên tới gần chục triệu này, bạn hãy cân nhắc liệu có thực sự cần thiết không, chiếc điện thoại của bạn có còn chạy tốt hay chỉ vì nó lỗi mốt mà bạn muốn từ bỏ? Bạn vẫn có thể chọn mua dòng smartphone bình dân với giá chỉ 2-3 triệu đồng/chiếc. Khoản tiền dư còn lại, hãy tích lũy để phòng khi có việc quan trọng hơn. 5. Hạn chế cho vay tiền Cho người khác vay tiền khi họ gặp khó khăn l à một hành vi tốt. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên rút hầu bao để giúp đỡ người khác thì sẽ mang lại những tác động tiêu cực lên tình hình tài chính của chính bạn. Vì thế, hãy cẩn thận khi cho người khác vay tiền và chỉ cho vay khi bạn có thể xoay sở được nếu người đó chậm trả khoản vay của bạn. Mặc dù nhiều lúc hai vợ chồng hay gắt gỏng vì thiếu ngủ nhưng đứa con mới ra đời khiến cả hai chúng tôi thấy hạnh phúc hơn. Bé khiến chúng tôi cười, khiến chúng tôi lo lắng nhưng đồng thời cũng mang chúng tôi lại gần nhau hơn”, một bà mẹ chia sẻ. Sẽ có những thăng trầm trong cuộc sống của hai vợ chồng kể từ khi có th ành viên mới trong gia đình. Tuy nhiên, việc cùng nhau tạo ra một sinh linh mới và cùng chăm sóc sinh linh đó sẽ gắn kết hai vợ chồng theo một cách hoàn toàn mới. Bạn sẽ có thể bị va chạm khi lái xe trên đường do mệt mỏi nhưng cũng có thể mỉm cười khi thấy chồng hát ru con giữa đêm khuya hoặc chơi cùng con và cảm thấy tình yêu dành cho chồng ngập tràn trong tâm trí. Hãy nghĩ giai đoạn có con nhỏ như thời kỳ thử thách. Nếu vượt qua được giai đoạn này thì không khó khăn nào trong cuộc sống có thể làm chùn bước hai bạn.

Tài liệu được xem nhiều: