Danh mục

5 lý do thường gặp khiến chiến dịch marketing online của bạn thất bại

Số trang: 5      Loại file: docx      Dung lượng: 167.99 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triển khai các chiến dịch marketing online là hoạt động thường thấy ở nhiều doanh nghiệp để thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp thị trực tuyến thành công. Trên thực tế có nhiều lý do khiến chiến dịch thất bại. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến mà nhiều doanh nghiệp thường gặp phải. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
5 lý do thường gặp khiến chiến dịch marketing online của bạn thất bại 5 LÝ DO THƯỜNG GẶP KHIẾN CHIẾN DỊCH MARKETING  ONLINE CỦA BẠN THẤT BẠI Triển khai các chiến dịch marketing online là hoạt động thường thấy  ở  nhiều doanh   nghiệp để thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng   có thể tiếp thị trực tuyến thành công. Trên thực tế có nhiều lý do khiến chiến dịch thất bại. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ  biến  mà nhiều doanh nghiệp thường gặp phải. 1. Chiến dịch marketing online không có mục tiêu rõ ràng Trước khi khởi động chiến dịch marketing online phải đặt ra mục tiêu cần đạt rõ ràng. Đừng  bao giờ  đưa ra lý do vì: “Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang chạy một chiến dịch quảng   cáo trên Facebook. Vì vậy, chúng tôi cũng cần phải làm như  họ”. Mục tiêu của chiến dịch   phải rõ ràng không mang tính mơ  hồ  như  tăng lượng người truy cập vào trang web, hay thu   hút thêm khách hàng tiềm năng. Mục tiêu được xác định cụ  thể  theo từng chỉ  số  trong một khoảng thời gian nhất định để  thuận lợi cho việc đo lường, và đánh giá kết quả sau khi kết thúc chiến dịch. Ví dụ: Mục tiêu chiến dịch của chúng tôi là gia tăng 20% lượng truy cập vào trang web trong   18 tháng tới. 2. Lựa chọn sai các chỉ số đánh giá Muốn đánh giá được kết quả marketing phải có các chỉ số đo lường phù hợp. Nếu lựa chọn   sai chỉ số đánh giá có thể dẫn đến thất bại cho cả chiến dịch. Trong  marketing online các chỉ  số được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả chiến dịch là: Ranking (xếp hạng trang web): Mặc dù xếp hạng trang web có ảnh hưởng rất lớn trong SEO.   Tuy nhiên, mỗi người dùng công cụ  tìm kiếm google sẽ  cho kết quả khác nhau. Nếu trang   web của bạn có những “keyword” chiếm thứ hạng cao nhưng không có ai tiềm kiếm, nghĩa là   bạn đang lãng phí tiền vô ích khi chạy chiến dịch marketing online. Traffic (lưu lượng truy cập vào trang web): Số lượng người truy cập vào website không phải  lúc nào cũng tạo ra khách hàng tiềm năng hoặc doanh thu. Đó phải là lượng truy cập của   nhóm khách hàng mục tiêu. Trang web phải để lại ấn tượng của thương hiệu, là động cơ để  khách hàng liên lạc với bạn. 3. Không chạy thử nghiệm chiến dịch marketing online Trước khi bắt đầu triển khai chiến dịch chính thức nên có giai đoạn chạy thử nghiệm. Điều  này giúp bạn đánh giá hiệu quả của các yếu tố khác nhau như content, media, banner, video,  keyword,… để tìm ra những yếu tố mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch. Nếu doanh nghiệp không chạy thử nghiệm chiến dịch trước hoặc phương pháp kiểm tra quá  “nghèo nàn”, khi bắt đầu triển khai chính thức việc xảy ra sự cố, sai sót là khó tránh khỏi.   Thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng cho cả chiến dịch và doanh nghiệp. 4. Ngân sách của chiến dịch không phù hợp Việc không lập một bảng ngân sách chi tiết cho chiến dịch marketing sẽ dẫn đến nhiều rắc   rối khi khởi động kế hoạch chính thức. Bạn sẽ dễ sa vào tính trạng vượt quá quá mức sách   cho phép. Nhiều doanh nghiệp cho rằng chi phí cho một chiến dịch  marketing online thường  khiêm tốn nên không cần phải lập ngân sách. Và đó là lý do khiến họ thiếu hụt tiền khi bắt   đầu triển khai chiến dịch. 5. Không tìm kiếm các ý tưởng mới cho chiến dịch marketing online Các công ty có chiến dịch marketing online thành công luôn có những idea rất tuyệt vời. Tìm  kiếm ý tưởng mới là tinh thần cần phải có trong bất kỳ  hoạt động tiếp thị  nào. Nếu hoạt  động marketing không khiến cho khách hàng cảm thấy hào hứng về sản phẩm thì rất khó để  họ mua hàng của công ty bạn.

Tài liệu được xem nhiều: