Danh mục

6 phẩm chất quan trọng trong nghệ thuật quản lý

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.31 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công việc quản lý thật nhiều thú vị, đồng thời cũng là một quá trình khó khăn gian khổ. Mọi người thường hay nhắc đến thuật ngữ “nhà quản lý bẩm sinh” khi nói về thành công của một số nhà quản lý. Sự thật không hẳn như vậy. Nhà quản lý giỏi có thể là bất cứ ai, ở bất cứ đâu khi anh ta hội đủ các phẩm chất cần thiết. Chỉ nhìn vào những nhà quản lý thành đạt tại các công ty, chúng ta có thể thấy được những phẩm chất của họ khác biệt thật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
6 phẩm chất quan trọng trong nghệ thuật quản lý 6 phẩm chất quan trọng trong nghệ thuật quản lý Công việc quản lý thật nhiều thú vị, đồng thời cũng là một quá trình khó khăn gian khổ. Mọi người thường hay nhắc đến thuật ngữ “nhà quản lý bẩm sinh” khi nói về thành công của một số nhà quản lý. Sự thật không hẳn như vậy. Nhà quản lý giỏ i có thể là bất cứ ai, ở bất cứ đâu khi anh ta hội đủ các phẩm chất cần thiết. Chỉ nhìn vào những nhà quản lý thành đạt tại các công ty, chúng ta có thể thấy được những phẩm chất của họ khác biệt thật là xa so với những trưởng phòng hay giám sát viên đơn thuần. Một cuộc nghiên cứu của tạp chí Nihon Keizai, Nhật Bản, đã đúc kết được 6 phẩm chất có quan trọng nhất ở tất cả các nhà quản lý thành công: 1. Phẩm chất của một vị tướng giỏ i Khi xông pha trận mạc, một người cầm quân “trăm trận trăm thắng” phải là người biết điều binh khiển tướng, thông tuệ binh sách, mưu lược... Nhà quản lý cũng cần phẩm chất như vậy với sự hiểu biết cặn kẽ về một loại hình hoạt động đặc biệt nào đó, nhất là loại hình hoạt động có liên quan đến các phương pháp, các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật trong công ty. Trong số các phẩm chất của một nhà quản lý, phẩm chất kỹ thuật là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất, và trong thời đại chuyên môn hoá ngày nay, phẩm chất này càng được chú trọng. Hầu hết các chương trình đào tạo quản lý chủ yếu hướng đến việc phát triển kỹ thuật chuyên môn quản lý. Một vị tướng giỏ i còn là một người biết đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất trong thời gian ngắn nhất. Trong quản lý kinh doanh hiện đại, người ta không xây dựng chiến lược như trước đây, bởi các chiến lược tốt nhất cũng sẽ trở nên không còn phù hợp nếu việc xác định mất quá nhiều thời gian. Nhưng làm sao để có được cách lựa chọn nhanh nhạy và thực sự tranh thủ được thời gian? Điều này tuỳ thuộc vào khả năng của các nhà quản lý có thể ra quyết định chớp nhoáng như một vị tướng quân sự tài ba hay không. Các vị tướng thường dựa vào những cố vấn quân sự của mình, còn các nhà quản lý cũng phải dựa vào những chuyên viên tư vấn để ra quyết định. Đa số các nhà quản lý ra quyết định nhanh nhạy thường lấy ý kiến ở hai cấp độ- một là, của tất cả các cộng sự, hai là, của các nhà tư vấn có kinh nghiệm nhất. Trong khi đó, những nhà quản lý quyết định chậm thường không giao cho ai giữ vai trò tư vấn. Họ ít có các quan hệ gần gũi và nghe ý kiến của người khác. Hoặc giả họ có tranh thủ ý kiến thì chỉ là tình cờ. Ở đây, chính các nhà tư vấn mới là người đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Họ không chỉ đóng góp năng lực từng trải của mình, mà còn phát huy các quan hệ cộng tác gần gũi, tăng thêm sự tự tin của người ra quyết định. Trước những tình hình chưa rõ ràng và chắc chắn, sự bàn bạc với những chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm sẽ giúp cho các nhà quản lý có thêm lòng can đảm và tự tin trong việc đưa ra những quyết định chuẩn xác. 2. Phẩm chất của một người chủ gia đình mẫu mực Gần đây, người ta hay nói nhiều đến văn hoá công ty và muốn biết ai là người tạo dựng nên nó. Câu trả lời là tất cả các thành viên trong công ty. Nhưng ai là người khơi dậy, nuôi dưỡng và định hướng, phát huy văn hóa đó để tạo thành một bản sắc riêng của công ty? Câu trả lời là nhà quản lý trên cương vị một người “chủ gia đình” mẫu mực. Trong gia đình, vai trò của người cha là hết sức quan trọng, một người cha mẫu mực không chỉ là khuôn hình mẫu, là người thầy, là trọng tài mà còn cao hơn còn phải biết là người bạn gần gũi, cởi mở cảm thông và biết chia sẻ với mọ i thành viên trong gia đình, theo đúng nghĩa một người bạn. Làm được như vậy, gia đình- công ty sẽ là mộ t thể hữu cơ, gắn kết chặt chẽ với nhau, mọ i thành viên đều có cơ hộ i bày tỏ chính mình, cơ hội để phát huy sự sáng tạo cá nhân của mình đóng góp cho cái chung. Rustomiji, một doanh nhân lớn của Nhật Bản đã nói “Đây là hãng của tôi. Đây là nhà máy của tôi. Đây là nơi nuôi sống tôi. Bạn sẽ giống người trúng xổ số độc đắc nếu những người lao động của bạn có ý thức giống như câu nói trên”. Về mặt tâm lý, nhân viên trong công ty chỉ tuân phục nếu được người quản lý tôn trọng danh dự và bảo đảm quyền lợi cho họ, vì thế, nhà quản lý phải tránh bớt các mệnh lệnh độc tài, nên mềm mỏ ng mà kiên quyết. Đó chính là phẩm chất của người chủ gia đình mẫu mực. Nếu phẩm chất “vị tướng giỏ i” trước hết đề cập đến chuyện làm việc với các khái niệm, các chu trình hay đối tượng vật chất, thì phẩm chất “người chủ gia đình” đề cập đến khía cạnh con người. Nhà quản lý có phẩm chất “người chủ gia đình” là người có đủ nhạy cảm đối với những nhu cầu và động cơ của các nhân viên trong công ty đến mức có thể dự đoán và đánh giá được những phản ứng từ phía các nhân viên cùng những hậu quả từ cách hành động mà nhà quản lý đã, đang hay sẽ thực thi. Như vậy, nhà quản lý luôn tính đến nhận thức và thái độ của những người khác. 3. Phẩm chất của một thuyền trưởng bản lĩnh Đại dương mênh m ...

Tài liệu được xem nhiều: