7 bí quyết của nhà lãnh đạo truyền cảm
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 114.43 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Muốn truyền cảm hứng cho nhân viên, cho các nhà đầu tư, khách hàng... người lãnh đạo phải có những bí quyết riêng. Những thông tin hữu ích dưới đây được Carmine Gallo - nhà huấn luyện trong lĩnh vực truyền thông và nhà báo từng đoạt giải Emmy - tìm ra.
1. Luôn thể hiện sự nhiệt tình Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho người khác luôn giàu lòng đam mê với những gì họ làm. Muốn truyền cảm hứng cho người khác, trước hết bạn phải truyền cảm hứng cho chính mình đã. Niềm đam mê là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
7 bí quyết của nhà lãnh đạo truyền cảm 7 bí quyết của nhà lãnh đạo truyền cảm Muốn truyền cảm hứng cho nhân viên, cho các nhà đầu tư, khách hàng... người lãnh đạo phải có những bí quyết riêng. Những thông tin hữu ích dưới đây được Carmine Gallo - nhà huấn luyện trong lĩnh vực truyền thông và nhà báo từng đoạt giải Emmy - tìm ra. 1. Luôn thể hiện sự nhiệt tình Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho người khác luôn giàu lòng đam mê với những gì họ làm. Muốn truyền cảm hứng cho người khác, trước hết bạn phải truyền cảm hứng cho chính mình đã. Niềm đam mê là một thứ gì đó không thể dạy được. Khi bạn khám phá ra niềm đam mê của mình, hãy chắc chắn rằng mọi người hiểu rõ niềm đam mê đó. Richard Tait đã đưa ra ý tưởng về việc sử dụng bỉm (tã lót) cho trẻ em trong các chuyến bay. Đó là một ý tưởng nhằm mang đến những phút vui vẻ cho gia đình của bé. Lòng nhiệt tình của ông đã nhanh chóng lan truyền sang những người khác. Kết quả là ông đã thuyết phục được các đối tác, nhân viên, và cả các nhà đầu tư cùng tham gia kinh doanh với ông. Ông đã sáng lập ra công ty chuyên kinh doanh đồ chơi Cranium năm 1998 và đã rất thành công cho tới ngày nay. Tất cả đều bắt đầu với niềm đam mê của ông. 2. Có khả năng thuyết phục Nhà lãnh đạo có khả năng thuyết phục người khác luôn biết cách đưa ra và truyền đi một định hướng cụ thể, thích hợp, và dễ nhớ. Một mục tiêu kiểu như “Chúng ta dự định sẽ tăng gấp đôi doanh thu trong năm tới” không hề có khả năng truyền cảm hứng cho những người thực hiện. Những bản báo cáo đặt ra nhiệm vụ cần thực hiện dài dòng, khó nhớ rất dễ bị chôn vùi đâu đó trong ngăn bàn hoặc hộc tủ. Một định hướng ngắn gọn (thường khoảng 10 chữ hoặc ít hơn), mô tả sinh động và sâu sắc về ảnh hưởng của sản phẩm hay dịch vụ của bạn đối với thị trường khi dự án thành công sẽ hiệu quả hơn nhiều. 3. Hiểu rõ “Tại sao nhân viên của tôi quan tâm?” Đó là câu hỏi bạn cần thường xuyên hỏi chính bản thân trong bất cứ khi nào bạn phải làm một việc gì đó để thuyết phục người khác. Hãy tưởng tượng bạn là một nhà diễn thuyết trước một đám đông. Khi đó, chắc chắn các thính giả của bạn sẽ tự hỏi “Bài diễn văn/ thuyết trình này có gì dành cho tôi? Có gì đáng để tôi quan tâm?” Chỉ khi nào bạn tìm ra câu trả lời vì sao nhân viên của bạn quan tâm và lắng nghe bạn, bạn mới trở thành nhà lãnh đạo thành công. 4. Biết minh họa ý tưởng bằng chuyện kể sinh động Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho người khác thường hay kể những câu chuyện dễ nhớ. Cách đây không lâu, tôi có dịp được làm việc với một trong những nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ lớn nhất. Tôi hầu như không nhớ gì về những dữ liệu, những con số họ sử dụng để chứng minh rằng thực phẩm của họ tốt hơn những sản phẩm khác. Nhưng tôi nhớ rõ câu chuyện một người nông dân đã kể. Ông nói rằng khi ông trồng cây theo lối truyền thống (sử dụng phân vô cơ), những đứa con của ông không thể ôm hôn ông khi ông trở về nhà vào buổi tối. Ông phải cởi bộ quần áo đã mặc suốt một ngày làm việc và tẩy uế chúng. Nhưng giờ đây các con ông đã có thể ôm ông mỗi khi ông từ ngoài đồng trở về. Rõ ràng không một dữ liệu nào có thể thay thế cho câu chuyện của ông. Và bây giờ bạn hãy đoán xem tôi nghĩ gì khi trong thấy một cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm hữu cơ? Bạn đã có câu trả lời rồi đó: chính là câu chuyện ngắn gọn súc tích của người nông dân. 5. Cùng “xắn tay áo” làm việc với mọi người Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng là người có khả năng đưa nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp vào chung một hành trình xây dựng tổ chức ngày càng phát triển hơn. Kiểu quản lý bằng mệnh lệnh và kiểm soát mọi người trong công ty từ lâu đã trở nên lạc hậu. Thay vào đó, các nhà quản lý ngày nay luôn mong muốn nhận được những lời góp ý, phản hồi từ khách hàng, đồng nghiệp, nhân viên và chủ động tham gia, đóng góp vào những gì họ tiếp nhận được. Nhân viên làm việc không chỉ vì tiền lương mà họ còn mong muốn được nhận thêm phần “lợi nhuận” vô giá đầy ý nghĩa từ cách quản lý của người lãnh đạo. 6. Xây dựng tinh thần lạc quan Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho người khác luôn nói về một tương lai tươi sáng hơn. Robert Noyce, người đồng sáng lập ra tập đoàn Intel đã nói: “Lạc quan là một thành phần không thể thiếu để tạo nên chiếc bánh sáng tạo.” Những nhà lãnh đạo phi thường, thành công trong lịch sử luôn lạc quan hơn người bình thường. Winston Churchill vẫn luôn hi vọng và tràn đầy niềm tin trong suốt những ngày đen tối của Thế chiến thứ II. Tướng Colin Powell từng nói rằng sự lạc quan là bí quyết đằng sau uy tín lãnh đạo của Tổng thống Ronald Reagan. Powell cũng nói rằng sự lạc quan là cấp số nhân của sức mạnh. Với cương vị là người lãnh đạo, hãy luôn nói những lời thật tích cực, sử dụng những ngôn ngữ đầy lạc quan. Hãy là ngọn hải đăng của niềm hi vọng. 7. Khuyến khích tài năng Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng luôn biết ca tụng người khác và đầu tư vào con người một cách tình cảm. Richard Branson - Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Virgin từng nói rằng, khi bạn tán d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
7 bí quyết của nhà lãnh đạo truyền cảm 7 bí quyết của nhà lãnh đạo truyền cảm Muốn truyền cảm hứng cho nhân viên, cho các nhà đầu tư, khách hàng... người lãnh đạo phải có những bí quyết riêng. Những thông tin hữu ích dưới đây được Carmine Gallo - nhà huấn luyện trong lĩnh vực truyền thông và nhà báo từng đoạt giải Emmy - tìm ra. 1. Luôn thể hiện sự nhiệt tình Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho người khác luôn giàu lòng đam mê với những gì họ làm. Muốn truyền cảm hứng cho người khác, trước hết bạn phải truyền cảm hứng cho chính mình đã. Niềm đam mê là một thứ gì đó không thể dạy được. Khi bạn khám phá ra niềm đam mê của mình, hãy chắc chắn rằng mọi người hiểu rõ niềm đam mê đó. Richard Tait đã đưa ra ý tưởng về việc sử dụng bỉm (tã lót) cho trẻ em trong các chuyến bay. Đó là một ý tưởng nhằm mang đến những phút vui vẻ cho gia đình của bé. Lòng nhiệt tình của ông đã nhanh chóng lan truyền sang những người khác. Kết quả là ông đã thuyết phục được các đối tác, nhân viên, và cả các nhà đầu tư cùng tham gia kinh doanh với ông. Ông đã sáng lập ra công ty chuyên kinh doanh đồ chơi Cranium năm 1998 và đã rất thành công cho tới ngày nay. Tất cả đều bắt đầu với niềm đam mê của ông. 2. Có khả năng thuyết phục Nhà lãnh đạo có khả năng thuyết phục người khác luôn biết cách đưa ra và truyền đi một định hướng cụ thể, thích hợp, và dễ nhớ. Một mục tiêu kiểu như “Chúng ta dự định sẽ tăng gấp đôi doanh thu trong năm tới” không hề có khả năng truyền cảm hứng cho những người thực hiện. Những bản báo cáo đặt ra nhiệm vụ cần thực hiện dài dòng, khó nhớ rất dễ bị chôn vùi đâu đó trong ngăn bàn hoặc hộc tủ. Một định hướng ngắn gọn (thường khoảng 10 chữ hoặc ít hơn), mô tả sinh động và sâu sắc về ảnh hưởng của sản phẩm hay dịch vụ của bạn đối với thị trường khi dự án thành công sẽ hiệu quả hơn nhiều. 3. Hiểu rõ “Tại sao nhân viên của tôi quan tâm?” Đó là câu hỏi bạn cần thường xuyên hỏi chính bản thân trong bất cứ khi nào bạn phải làm một việc gì đó để thuyết phục người khác. Hãy tưởng tượng bạn là một nhà diễn thuyết trước một đám đông. Khi đó, chắc chắn các thính giả của bạn sẽ tự hỏi “Bài diễn văn/ thuyết trình này có gì dành cho tôi? Có gì đáng để tôi quan tâm?” Chỉ khi nào bạn tìm ra câu trả lời vì sao nhân viên của bạn quan tâm và lắng nghe bạn, bạn mới trở thành nhà lãnh đạo thành công. 4. Biết minh họa ý tưởng bằng chuyện kể sinh động Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho người khác thường hay kể những câu chuyện dễ nhớ. Cách đây không lâu, tôi có dịp được làm việc với một trong những nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ lớn nhất. Tôi hầu như không nhớ gì về những dữ liệu, những con số họ sử dụng để chứng minh rằng thực phẩm của họ tốt hơn những sản phẩm khác. Nhưng tôi nhớ rõ câu chuyện một người nông dân đã kể. Ông nói rằng khi ông trồng cây theo lối truyền thống (sử dụng phân vô cơ), những đứa con của ông không thể ôm hôn ông khi ông trở về nhà vào buổi tối. Ông phải cởi bộ quần áo đã mặc suốt một ngày làm việc và tẩy uế chúng. Nhưng giờ đây các con ông đã có thể ôm ông mỗi khi ông từ ngoài đồng trở về. Rõ ràng không một dữ liệu nào có thể thay thế cho câu chuyện của ông. Và bây giờ bạn hãy đoán xem tôi nghĩ gì khi trong thấy một cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm hữu cơ? Bạn đã có câu trả lời rồi đó: chính là câu chuyện ngắn gọn súc tích của người nông dân. 5. Cùng “xắn tay áo” làm việc với mọi người Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng là người có khả năng đưa nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp vào chung một hành trình xây dựng tổ chức ngày càng phát triển hơn. Kiểu quản lý bằng mệnh lệnh và kiểm soát mọi người trong công ty từ lâu đã trở nên lạc hậu. Thay vào đó, các nhà quản lý ngày nay luôn mong muốn nhận được những lời góp ý, phản hồi từ khách hàng, đồng nghiệp, nhân viên và chủ động tham gia, đóng góp vào những gì họ tiếp nhận được. Nhân viên làm việc không chỉ vì tiền lương mà họ còn mong muốn được nhận thêm phần “lợi nhuận” vô giá đầy ý nghĩa từ cách quản lý của người lãnh đạo. 6. Xây dựng tinh thần lạc quan Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho người khác luôn nói về một tương lai tươi sáng hơn. Robert Noyce, người đồng sáng lập ra tập đoàn Intel đã nói: “Lạc quan là một thành phần không thể thiếu để tạo nên chiếc bánh sáng tạo.” Những nhà lãnh đạo phi thường, thành công trong lịch sử luôn lạc quan hơn người bình thường. Winston Churchill vẫn luôn hi vọng và tràn đầy niềm tin trong suốt những ngày đen tối của Thế chiến thứ II. Tướng Colin Powell từng nói rằng sự lạc quan là bí quyết đằng sau uy tín lãnh đạo của Tổng thống Ronald Reagan. Powell cũng nói rằng sự lạc quan là cấp số nhân của sức mạnh. Với cương vị là người lãnh đạo, hãy luôn nói những lời thật tích cực, sử dụng những ngôn ngữ đầy lạc quan. Hãy là ngọn hải đăng của niềm hi vọng. 7. Khuyến khích tài năng Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng luôn biết ca tụng người khác và đầu tư vào con người một cách tình cảm. Richard Branson - Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Virgin từng nói rằng, khi bạn tán d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh quản trị kinh doanh kỹ năng mềm kỹ năng lãnh đạo kỹ năng quản lý kinh nghiệm lãnh đạoTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 781 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 423 0 0 -
99 trang 415 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 386 0 0 -
Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: Phần 1
88 trang 380 0 0 -
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 359 0 0 -
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý khách sạn
26 trang 341 0 0 -
98 trang 334 0 0
-
27 trang 329 0 0
-
146 trang 322 0 0