Thông tin tài liệu:
Chỉ vì sợ say xe mà không đi đâu thì thật là một thiệt thòi lớn. Tuy nhiên, nếu công việc bắt buộc thì những cứu cánh dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi sợ mỗi khi bước lên xe ô tô. 1. Thuốc chống say Trước khi lên xe 10 – 15 phút, uống một viên thuốc chống say như thế có thể phòng tránh được say xe. Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống ít hơn. Nếu ngồi trên xe trên 2 tiếng rồi bị say tiếp thì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
7 mẹo nhỏ chống say xe 7 mẹo nhỏ chống say xe Ảnh: inmagine.comChỉ vì sợ say xe mà không đi đâu thì thật là mộtthiệt thòi lớn. Tuy nhiên, nếu công việc bắt buộcthì những cứu cánh dưới đây sẽ giúp bạn giảmbớt nỗi sợ mỗi khi bước lên xe ô tô.1. Thuốc chống sayTrước khi lên xe 10 – 15 phút, uống một viên thuốc chốngsay như thế có thể phòng tránh được say xe. Người bị saynghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống íthơn.Nếu ngồi trên xe trên 2 tiếng rồi bị say tiếp thì có thể uốngthêm 1 viên nữa. Trên đường bị say và uống thuốc chốngsay ở giữa đường thì cần phải đứng từ 15 – 20 phút sau mớiđược ngồi xuống để cho thuốc được hấp thụ. Phương phápnày có tác dụng đến 97%.2. Gừng tươiCắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặtở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băngbông dính lại là được.3. Vỏ quýtTrước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấpđôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắnra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lầnnhư vậy. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thếbất cứ lúc nào.4. Dầu gióKhi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương vàhuyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn,sau đó lấy băng che đi là được.5. Dấm ănTrước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thếcũng có thể phòng chống được say xe.6. Cao giảm đauTrước khi lên xe lấy một miếng cao giảm đau dán vào lỗrốn, như vậy có thể phòng chống được say xe thêm trầmtrọng.7. Ấn huyệt nội quanKhi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan(huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổtay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. “Chiêu”này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.