Danh mục

70 năm tài chính Việt Nam - Các di tích lịch sử ngành Tài chính: Phần 1

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.53 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Các di tích lịch sử ngành Tài chính" được biên soạn để ghi nhớ và tôn vinh công lao của các thế hệ cán bộ công chức, viên chức ngành Tài chính, bên cạnh việc tôn tạo lại các di tích lịch sử, việc sưu tầm, tổng hợp và giới thiệu các di tích của ngành Tài chính, những sự kiện lịch sử, những con người, những câu chuyện liên quan làm nổi bật lên nét văn hóa của những người làm tài chính, làm sống động thêm những trang sử hào hùng, vẻ vang suốt chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển của Ngành là rất cần thiết và ý nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
70 năm tài chính Việt Nam - Các di tích lịch sử ngành Tài chính: Phần 1 BỘ TÀI CHÍNH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ NGÀNH TÀI CHÍNH NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH Hà Nội - 2015 Lời giới thiệu T rải qua chặng đường 70 năm phát triển và trưởng thành (28/8/1945 - 28/8/2015), ngành Tài chính Việt Nam đã được xây dựng và vun đắp từ một bề dày truyền thống vẻ vang, gắn liền với những chặng đường lịch sử hào hùng của đất nước. Truyền thống đó là công sức đóng góp của nhiều thế hệ với hàng vạn con người đã không tiếc máu xương, trí lực để cống hiến cho nền Tài chính đất nước và sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trân trọng những giá trị lịch sử, những cống hiến và đóng góp của các thế hệ đi trước, trong nhiều năm qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với các địa phương trong cả nước gìn giữ, tôn tạo và xây dựng hệ thống các di tích lịch sử nhằm tri ân các thế hệ tiền bối cũng như giáo dục truyền thống cho đời sau. Hiện nay, trên cả nước có hơn 20 di tích lịch sử cách mạng của ngành Tài chính, nằm rải rác tại nhiều tỉnh, thành. Có thể kể đến Khu di tích trụ sở Bộ Tài chính tại mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Tuyên Quang - Thủ đô kháng chiến. Tại tỉnh Hòa Bình, đó là khu di tích Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê (huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình), nơi đặt Nhà máy in tiền và phát hành những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại các địa phương vùng chiến khu Việt Bắc, còn có những di tích khác gắn liền với sự ra đời của giấy bạc Tài chính phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp như di tích Nhà máy in tiền Bản Thi (huyện Chợ Các Di tích Lịch sử Ngành Tài chính Đồn, tỉnh Bắc Kạn), di tích Nhà máy in tiền Khánh Thi (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang). Trong giai đoạn sau toàn quốc kháng chiến, theo chỉ đạo của Chính phủ, Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê - Hòa Bình được di chuyển lên núi rừng Việt Bắc (đến những địa danh trên) để tiếp tục ổn định sản xuất giấy bạc phục vụ kháng chiến. Cũng trong những ngày tháng vận chuyển thiết bị, máy móc in tiền gian nan, nguy hiểm thuở ấy, trước sự đánh phá ác liệt của kẻ thù, nhiều cán bộ Sở Ấn loát Bộ Tài chính đã anh dũng hy sinh, trong đó có gương chiến đấu, hy sinh anh dũng của liệt sỹ Phạm Văn Khang cùng đồng đội ngày 25/4/1947. Hiện nay, Nghĩa trang Liệt sỹ Phạm Văn Khang và đồng đội đã được ngành Tài chính xây dựng, nâng cấp tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tại các tỉnh miền Trung, các di tích lịch sử ngành Tài chính trải dài với di tích nhà in Ngô Tử Hạ, Sở Ấn loát Tài chính Trung bộ ở Thừa Thiên Huế, Sở Ấn loát tài chính Trung Bộ ở Hà Tĩnh; đến Bia lưu niệm Ban Tài mậu khu V, nơi khắc ghi dấu ấn của những người làm tài chính kháng chiến... Tại miền Nam, những di tích lịch sử của ngành Tài chính gắn liền với các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, điển hình là di tích Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), Nhà bia Ban Kinh tài - Trung ương Cục miền Nam, Nghĩa trang Liệt sỹ cán bộ Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh)... Các di tích này đã khắc ghi tinh thần sáng tạo, tự lực cũng như sự hy sinh anh dũng của nhiều cán bộ tài chính để bảo đảm nguồn tài chính thông suốt, phục vụ các cơ quan Quân - Dân - Chính - Đảng của Trung ương Cục và cuộc kháng chiến trong suốt giai đoạn từ năm 1961 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Để ghi nhớ và tôn vinh công lao của các thế hệ cán bộ công chức, viên chức ngành Tài chính, bên cạnh việc tôn tạo lại các di tích lịch sử, việc sưu tầm, tổng hợp và giới thiệu các di tích của ngành Tài chính, những sự kiện lịch sử, những con người, những câu chuyện liên quan làm nổi bật lên nét văn hóa của những người làm tài chính, làm sống động thêm những trang sử hào hùng, vẻ vang suốt chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển của Ngành là rất cần thiết và ý nghĩa. Với tinh thần đó, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống của Ngành, Bộ Tài chính chỉ đạo biên soạn xuất bản cuốn sách “Các di tích lịch sử ngành Tài chính”. Bên cạnh việc tôn vinh những di tích lịch sử, cuốn sách còn làm sáng tỏ thêm những mốc son trong chặng đường phát triển, khẳng định vai trò của ngành Tài chính đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời, còn là lời tri ân của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính hôm nay đối với các thế hệ đi trước, qua đó giáo dục truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ mai sau. Việc sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về các di tích lịch sử cách mạng của ngành Tài chính không khỏi có những hạn chế, thiếu sót, một số di tích của Ngành đã thay đổi và mai một theo thời gian và hoàn cảnh nên tư liệu còn lại rất ít, Bộ Tài chính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của bạn đọc trong và ngoài Ngành để ấn phẩm hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Ban Biên soạn 4 BỀ DÀY LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG LUÔN LÀ TÀI SẢN VÔ GIÁ CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH Đinh Tiến Dũng Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ra đời cách đây tròn 70 năm (28/8/1945 – 28/8/2015), ngành Tài chính cách mạng Việt Nam gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc đầy hào hùng và oanh liệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo. Trải qua chặng đường 7 thập kỷ phát triển và xây dựng, bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang của Ngành không ngừng được hun đúc và gìn giữ, trở thành tài sản vô giá cho các thế hệ cán bộ, công chức ngành Tài chính hôm nay và mãi mãi mai sau. 70 năm đã trôi qua, từ đó đến nay, nhưng rất đỗi vẻ vang của Ngành trong ...

Tài liệu được xem nhiều: