Danh mục

70 năm Tài chính Việt Nam - Sắt son Tài chính Việt-Lào: Phần 2

Số trang: 128      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.23 MB      Lượt xem: 42      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "70 năm Tài chính Việt Nam - Sắt son Tài chính Việt-Lào" bao gồm nhiều trang viết, những dòng hồi ức xúc động của các vị lãnh đạo và nhiều chuyên gia Bộ Tài chính Việt Nam, của các đơn vị trong ngành Tài chính qua các giai đoạn hợp tác hữu nghị giữa ngành Tài chính hai nước. Điểm nổi bật, đó là tình anh em, tình đồng chí sắt son của những người làm tài chính Việt – Lào những năm chiến tranh, cùng đánh đuổi kẻ thù xâm lược cũng như giai đoạn hòa bình, hai quốc gia cùng hợp tác toàn diện trên chặng đường xây dựng và phát triển đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
70 năm Tài chính Việt Nam - Sắt son Tài chính Việt-Lào: Phần 2 Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển HỢP TÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT - LÀO: VUN ĐẮP TRUYỀN THỐNG, HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI Kho bạc Nhà nước Việt Nam Trong khuôn khổ các chương trình hợp tác của Bộ Tài chính, hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Kho bạc Nhà nước Việt Nam luôn duy trì và triển khai hiệu quả hoạt động hợp tác song phương với Kho bạc Quốc gia Lào trong các lĩnh vực xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy; hiện đại hóa công nghệ thông tin; trao đổi nghiệp vụ và giao lưu văn hóa… góp phần thặt chặt tình hữu nghị gắn bó giữa Kho bạc của hai quốc gia. T rải qua hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, mối quan hệ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn luôn được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước của 2 quốc gia xác định là mối quan hệ quốc tế đặc biệt, thắm thiết, keo sơn. Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã thống nhất và định hướng thúc đẩy phát triển quan hệ, tăng cường hoạt động tiếp xúc trao đổi thường xuyên và xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong quan hệ hợp tác cùng phát triển của các ngành, các cấp. Nhằm giữ gìn, vun đắp truyền thống đoàn kết hữu nghị và phát huy vai trò hợp tác toàn diện vì sự phát triển của hai dân tộc, Chính phủ hai nước cũng như các bộ, ngành liên quan đã luôn luôn nỗ lực triển khai nhiều chương trình hợp tác song phương, ở nhiều cấp độ và nhiều hình thức khác nhau. Trong khuôn khổ các chương trình hợp tác của Bộ Tài chính. Trong những năm qua, Kho bạc Nhà nước Việt Nam luôn duy trì và triển khai hiệu quả hoạt động hợp tác song phương với Kho bạc Quốc gia Lào… qua đó, góp phần thặt chặt tình hữu nghị gắn bó giữa Kho bạc của hai quốc gia. 145 Sắt son Tài chính Việt - Lào Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã hợp tác, tư vấn, hỗ trợ Kho bạc Quốc gia Lào xây dựng các văn bản pháp lý về hoạt động của Kho bạc Quốc gia Lào theo đúng chương trình cải cách thể chế của Bộ Tài chính Lào. Từ kết quả hợp tác này, ngày 15/10/2007, Bộ Tài chính Lào đã ban hành Quyết định số 2500/BTC quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cơ chế phối hợp và chế độ làm việc của Kho bạc Quốc gia tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo ngành dọc đối với 17 tỉnh, thành phố trên toàn đất nước Lào. Ngày 01/6/2010, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ban hành Nghị định số 259/CP về nguyên tắc, quy chế, biện pháp quản lý và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Quốc gia Lào. Trên cơ sở Nghị định 259/CP, các văn bản về quản lý thu chi ngân sách nhà nước, thanh tra - kiểm tra nội bộ, huy động vốn và quản lý nợ… đã được xây dựng, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ kho bạc của Kho bạc Quốc gia Lào hiệu quả, thống nhất, minh bạch. Với điều kiện và bối cảnh phát triển kinh tế tương đồng của bạn, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống Kho bạc, qua đó, từng bước hoàn thiện hệ thống Kho bạc Quốc gia Lào theo chiến lược của công cuộc xây dựng đổi mới, đúng với tinh thần Nghị quyết số 03/NQ- BCT ngày 15/2/2012 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào IX : “Xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị mạnh toàn diện, xây dựng bản thành đơn vị phát triển”. Theo thỏa thuận hợp tác song phương của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Việt Nam còn chia sẻ và hỗ trợ hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn trong giai đoạn đầu triển khai hệ thống ngành dọc của Kho bạc Quốc gia Lào. Đặc biệt năm 2013, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã hỗ trợ và phối hợp với phía bạn xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin - Bộ Tài chính Lào và một số trang thiết bị hiện đại để thiết lập Phòng đào tạo bồi dưỡng tin học cho Kho bạc Quốc gia Lào, xây dựng hệ thống máy chủ đầu tiên cho Kho bạc Quốc gia Lào, tạo cơ sở cho mục tiêu triển khai Đề án đào tạo tin học cho cán bộ Kho bạc Quốc gia Lào trong 3 năm tiếp theo (2014-2016). Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho Kho bạc Quốc gia Lào là việc làm thiết thực, đánh dấu một bước phát triển cụ thể, rõ nét trong tiến trình hợp tác song phương giữa hai nước; thúc đẩy tiến trình ứng dụng công nghệ tiên tiến vào việc nâng cao trình độ sử dụng tin học, đào tạo một đội ngũ cán bộ tin học lành nghề, góp phần khai thác và vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin hiện đại, phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ của Kho bạc Quốc gia Lào, đó là gắn đào tạo thực tiễn với xu hướng phát triển công nghệ thông 146 tin ngày càng phát triển trong khu vực cũng như quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị Kho bạc Nhà nước ở những địa phương có chung đường biên giới như Kho bạc Quốc gia các tỉnh: Phôngsalì, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôlikhămxay, Khăm Muộn, Savanakhẹt và Kho bạc Nhà nước các tỉnh: Điện Biên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển Trị, Đà Nẵng được tăng cường nhằm giới thiệu những kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức điều hành các hoạt động nghiệp vụ tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện. Hoạt động hợp tác với hình thức mới đã đem lại nhiều hiệu quả, tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó hài hòa, chặt chẽ giữa đảng, chính quyền và nhân dân các tỉnh, các kho bạc trên địa bàn, tạo mối liên hệ mật thiết từ Trung ương đến địa phương. Trên cơ sở đó có thể đánh giá và rút kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của Ngành tại địa phương một cách toàn diện, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: