Ngày nay, nhiễm HIV không còn bị coi là một căn bệnh chết người nữa, mà được nhìn nhận như một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được. Đã có những tiến bộ đáng kể trong điều trị HIV trong vòng 5 năm trở lại đây, và chắc chắn sẽ có những biến chuyển mới với tốc độ rất nhanh chóng trong thời gian tới.Tuy nhiên, nhiễm HIV cũng không phải là chuyện đùa. Theo những hiểu biết mới nhất, nhiễm virus này đồng nghĩa với việc mang nó trong suốt phần đời còn lại. Hiện chưa có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
9 điều cần cho người mới được chẩn đoán nhiễm HIV 9 điều cần cho người mới được chẩn đoán nhiễm HIV Ngày nay, nhiễm HIV không còn bị coi là một căn bệnh chết người nữa, màđược nhìn nhận như một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được. Đã có những tiếnbộ đáng kể trong điều trị HIV trong vòng 5 năm trở lại đây, và chắc chắn sẽ cónhững biến chuyển mới với tốc độ rất nhanh chóng trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiễm HIV cũng không phải là chuyện đùa. Theo những hiểubiết mới nhất, nhiễm virus này đồng nghĩa với việc mang nó trong suốt phần đờicòn lại. Hiện chưa có liệu pháp nào giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Cũng giốngnhư tiểu đường, nhiễm HIV có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không đượcđiều trị đúng. Càng hiểu biết nhiều về HIV và biết cách chủ động tham gia điều trị,bạn sẽ càng có cơ may duy trì được sức khỏe và không bị biến chứng. 1. Đi khám bác sĩ đều đặn: Sau khi biết mình bị HIV dương tính, điềuquan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ đều đặn. Thông thường, điều này có nghĩa làcứ 2-3 tháng một lần, mặc dù trong thời gian đầu bạn có thể phải đi khám thườngxuyên hơn. Ở đó, bạn sẽ học được rất nhiều điều về HIV và các phương án điều trịthích hợp. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được học về các tế bào T, về hệ miễn dịch… Đikhám đều đặn giúp bạn theo dõi sát tình trạng miễn dịch của mình, cũng như cậpnhật những tiến bộ mới trong điều trị HIV. 2. Khi nào thì bắt đầu điều trị? Trước khi đưa ra quyết định hình thứcđiều trị nào phù hợp với mình, bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu để xác định liệu cócần điều trị ngay hay bạn vẫn còn có thể chờ một thời gian nữa. Cùng với nhữnghiểu biết mới về HIV và đáp ứng của nó đối với thuốc, các hướng dẫn điều trị đãthay đổi. Ví dụ, 3 năm trước, phần lớn các chuyên gia đều nhất trí rằng, tất cảnhững người nhiễm HIV cần được điều trị tích cực càng sớm càng tốt, ngay khiđược chẩn đoán, theo phương châm “Đánh mạnh, đánh sớm”. Hiện nay, điều nàykhông còn phù hợp với tất cả mọi người nữa. Tùy theo số lượng tế bào lympho T(CD4) và lượng virus HIV trong máu, bác sĩ sẽ xác định liệu bạn có được an toànnếu chỉ tiếp tục theo dõi mà không dùng thuốc kháng virus, hay cần bắt đầu điềutrị ngay lập tức. 3. Lựa chọn liệu pháp kháng virus ban đầu: Nếu vẫn có thể tiếp tục theodõi mà không cần điều trị, bạn cần kiểm tra máu thường xuyên, khoảng 3tháng/lần. Nếu các chỉ số về hàm lượng HIV và các tế bào miễn dịch cho thấy cầnbắt đầu điều trị ngay, hãy cùng bác sĩ chọn cho mình phương thức phù hợp nhất.Hiện có nhiều thuốc đã được chấp thuận và rất nhiều loại khác đang trong giaiđoạn nghiên cứu và phát triển. Chúng thường được sử dụng chung thành từngnhóm gồm 3-4 dược phẩm. 4. Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ – bí quyết thành công:Điều hết sức quan trọng bạn cần quán triệt tại thời điểm này là phải quyết tâm thựchiện các hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu bạn bắt đầu liệu trình điều trị nhưngkhông tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, virus sẽ có cơ hội trở nên khángthuốc và không bị đè bẹp hoàn toàn trong cơ thể bạn. Nếu bạn không thấy hết tầmquan trọng của điều này hoặc cảm thấy mình chưa sẵn sàng, hãy trao đổi thẳngthắn với bác sĩ. Việc không dùng thuốc đúng như hướng dẫn trong đơn của bác sĩcó thể gây hại nhiều hơn là làm lợi. 5. Tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc: Mỗi thuốc và mỗi nhóm thuốcđều có tác dụng không mong muốn, xuất hiện nhanh chóng sau khi bắt đầu điềutrị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách khống chế những hiệu quả ơhụ này. Đối với cácthuốc có khả năng gây hiệu quả phụ nguy hiểm, đe dọa tính mạng, bạn cần họccách nhanh chóng nhận dạng triệu chứng và thông báo ngay cho bác sĩ. Tuy nhiên,những tác dụng phụ này khá hiếm và không thể ngăn cản quyết tâm điều trị củabạn. Việc điều trị cũng có thể mang lại tác dụng phụ lâu dài, nhưng hiện còn chưarõ những dấu hiệu này do bản thân virus HIV hay do thuốc gây ra. Có điều rõ rànglà để HIV tiến triển thành AIDS nguy hiểm hơn nhiều so với các tác dụng phụ cóthể xuất hiện của thuốc. 6. Tiêm chủng để đề phòng nhiễm trùng: Dù bạn có bắt đầu điều trị haycòn trì hoãn việc này, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm chủng phòng ngừa một loạt bệnhnhư sởi, quai bị, uốn ván và những những bệnh nhiễm virus khác, giống như khibé bạn từng được tiêm. Những căn bệnh này có thể đe dọa tính mạng của bạn hoặckhiến hệ miễn dịch phải trả giá rất đắt. Thông thường, phải mất 6 tháng để hoànthành những mũi tiêm này. Bạn cần cố gắng đi tiêm đúng hẹn. 7. Cẩn thận để HIV không lây lan sang người khác: Một khi đã biếtmình nhiễm HIV, bạn sẽ suy nghĩ về các bước cần làm để ngăn chặng nguy cơ làmlan truyền virus tới những người khác. Gia đình bạn, người yêu và những ngườisống cùng phòng với bạn có thể rất lo lắng về điều này. Đừng ngại ngần, hãythẳng thắn trao đổi với bác sĩ về quan hệ tình dục an toàn. Nói chung, hoạt độngtình dục dẫn tới sự trao đổi d ...