Danh mục

Ðá Hoa Cương

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.04 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cứ mỗi lần tiếng chuông reo vang báo hiệu giờ học bắt đầu, giáo sư lục tục kéo nhau xuống lớp thì tôi đều bước ngang qua cái bảng phân phối giờ dạy thật to gắn trên tường của phòng hội, liếc qua coi buổi sáng nay phụ trách lớp mấy. Nếu không vậy thì thế nào tôi cũng đi lộn vào lớp của giáo sư khác. Cái tật xấu hay nhớ trước quên sau đó, thường bị học trò cười hoài. Nhiều khi lớp của người ta đã ổn định, thầy đang điểm danh, tôi từ từ đi vô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ðá Hoa Cươngvietmessenger.com Võ Kỳ Ðiền Ðá Hoa CươngCứ mỗi lần tiếng chuông reo vang báo hiệu giờ học bắt đầu, giáo sư lục tục kéo nhau xuốnglớp thì tôi đều bước ngang qua cái bảng phân phối giờ dạy thật to gắn trên tường của phònghội, liếc qua coi buổi sáng nay phụ trách lớp mấy. Nếu không vậy thì thế nào tôi cũng đi lộnvào lớp của giáo sư khác. Cái tật xấu hay nhớ trước quên sau đó, thường bị học trò cườihoài. Nhiều khi lớp của người ta đã ổn định, thầy đang điểm danh, tôi từ từ đi vô như là lớpcủa mình, quên mất là còn có anh bạn giáo sư đang ngồi lù lù ở trên bàn viết. Những lúc đó,đám học trò có dịp làm ồn:- Lộn tiệm rồi, thầy ơi !Cứ năm ba tuần là tôi đi lộn lớp một lần. Một phần vì tánh đãng trí hay quên, một phần vì cáitrường Hoàng Diệu nầy quá lớn. Trường có trên năm chục lớp với gần một trăm giáo sư.Hành lang cái nào cái nấy dài hun hút. Phòng học, cửa cái, cửa sổ, sơn cùng màu, bàn ghếsắp xếp giống hịch nhau. Không lộn sao được! Có lần thằng Sơn, trưởng lớp Ðệ Nhị A7nhắc khéo:- Lớp của tụi em có anh Quì ngồi ở đầu bàn. Hễ thấy cái lưng của ảnh, thầy đi vô là trúngphóc.Thằng Sơn thiệt là xéo xắc. Quì thì làm sao tôi quên được. Ở đầu bàn, nghe Sơn nói, Quìcười gượng gạo. Tôi chợt hiểu ra cái ý xỏ xiên. Ở lớp nầy, Quì nổi tiếng nhiều mặt nhưngcái vụ mập mạp thì nó đoạt giải nhứt. Nó mới có mười bảy tuổi mà sao lớn con quá! Cáilưng dài sọc, cái vai to sầm, còn cái bụng chang bang như đàn bà có thai ba bốn tháng. Nếuđem cân kí lô thì tôi thua nó rõ ràng. Lúc đó tôi mới ra trường, ốm nhách, nhỏ xíu, đen thui.Tụi học trò ở tỉnh nầy, đứa nào đứa nấy tuổi còn nhỏ mà thân thể bự con, dềnh dàng. Cóanh bạn bàn rằng vì chiến tranh loạn lạc, ở thôn quê khai sanh bị thất lạc, phải làm lại,người ta sửa tuổi cho nhỏ hơn để tiện việc học hành, quân dịch. Câu nói đó chắc đúng ởtrường hợp thằng Quì. So với vóc dáng to lớn đó, tôi không tin nó mười bảy tuổi.Có lần ngồi coi văn nghệ học sinh trình diễn, Quì đang hát trên bục cao, tôi quay qua ônghiệu trưởng nói nhỏ:- Thằng Quì nó mới mười bảy tuổi mà sao bự quá!- Anh nhắm coi nó cỡ bao nhiêu?- Ít ra cũng hai chục!Rồi tôi tiếp:- Thằng Quì nó học hát hồi nào mà hay như ca sĩ chuyên nghiệp. Nó mà về Sài gòn thì thếnào cũng nổi tiếng như Anh Ngọc, Nhật Trường...- Thì cũng nhờ hát hay nên trường mình mới nhận vô. Chớ nó thì học dở lắm.Rồi ông cho tôi biết, năm trước Quì được nhận vào trường công không phải nhờ thi đậu,cũng không phải do học giỏi mà nhờ cái giọng ca đặc biệt. Nó học trường Trần Văn, mộttrường tư trong tỉnh. Nghe đâu nhà ở Cái Tắc, Chương Thiện gì đó. Nghèo lắm phải lên SócTrăng ăn đậu ở nhờ nhà một người quen để học. Năm ngoái các trường trong tỉnh có tổchức một đại hội thi đua văn nghệ, Quì với giọng ca ấm áp, truyền cảm, ngọt ngào, đã chinhphục tất cả quan khách, thầy cô giáo, khiến cho mọi người có mặt hôm đó ngẩn ngơ. Tiếngvỗ tay không dứt. Nó đoạt giải dễ dàng. Trường Hoàng Diệu là trường công lớn nhứt tỉnh,không lẽ chịu thua trường tư. Anh em giáo sư bàn bạc với nhau vì nhu cầu sinh hoạt vănnghệ của trường, cần có một vài học sinh hát hay để làm nồng cốt cho các buổi trình diễn,nên cuối cùng Hội Ðồng Giáo sư quyết định thâu nhận đặc biệt Quì vào trường. Thế là nóđược học trường công nhờ cái tài năng thiên phú đó.°°°Riêng tôi, tôi biết Quì hơi trễ. Vài tuần sau khi tôi dạy lớp nó, tôi lật sổ điểm danh, cầm viếtdò tên học trò từ trên xuống dưới. Ðến tên Quì tôi thấy là lạ, bèn kêu lên để hỏi bài. Tôi nhìnxuống dưới các dãy bàn để coi đứa nào. Quí đứng lên phục phịch, để tập và sách giáo khoalên bàn rồi khoanh tay chờ hỏi, dáng lo lắng. Tôi cười nhìn nó:- Ðứng vậy được rồi, đừng có khoanh tay. Lên trả bài, chớ bộ đi hầu quan lớn sao!Tập vở nó sạch sẽ, chữ viết đẹp, nét đều đặn ngay thẳng. Tôi lật tìm bài đang kiểm soáttrong sách giáo khoa. Khi lật trang đầu, tôi đọc thấy hai câu thơ viết nắn nót ở phía dưới cáitên Trần Văn Quì:Nếu làm hoa làm hoa hướng dươngNếu làm đá làm đá hoa cươngHai câu ý rất lạ, làm tôi ngạc nhiên.� Tôi nghĩ thoáng trong đầu. Nó tên Quì mà dùng haicâu nầy để tỏ bày chí hướng cao xa thì khéo quá - hoa quì một dạ hướng dương. Nhưngtrình độ một học sinh đệ tam thì làm sao viết hay được như vậy. Tôi nhìn kỹ lại khuôn mặtQuì cho rõ hơn. Mặt nó hơi thô vì bề ngang to hơn bề dọc, thành ra cái trán, cái mũi, cáicàm ngắn ngủn. Hai gò má bầu bĩnh, đầy thịt, khiến khi cười cặp mắt híp lại. Bình thườngcặp mắt nhỏ dài, ánh mắt lanh. Tóc mọc lấn hai bên thái dương nên cái trán hẹp lép. Nó chỉđược có cái miệng đẹp. Ðôi môi mỏng, đều đặn hồng hồng, hàm răng trắng bóng đều đặn.Nhìn chung con người nó thô, vóc dáng cục mịch, không phải là tướng học trò. Tôi đoánrằng hai câu thơ trên không phải do nó nghĩ ra. Tuy thắc mắc nhưng tôi không tiện hỏi, trongbụng nghĩ rằng nó tình cờ đọc được ở đâu đó rồi chép lại.Từ đó, tôi càng chú ý tới nó hơn. Quì rất ngoan ...

Tài liệu được xem nhiều: