Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu bài thơ “Gửi tới Sibir” (1827) của đại thi hào A.S. Pushkin có xuất xứ gắn liền với cuộc khởi nghĩa của các chiến sĩ Tháng Chạp năm 1825 chống lại chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng. Từ nơi đi đày các chiến sĩ Tháng Chạp tiếp nhận bài thơ như được tiếp thêm “lòng kiên trung kiêu hãnh”, đã viết bài thơ phúc đáp bày tỏ niềm tin nhất định sẽ đến ngày nhân dân được mở mang trí tuệ, xây dựng đất nước ấm no. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
A.S. Pushkin: “Thần sẽ đứng vào hàng ngũ những người khởi sự” A.S. PUSHKIN: “THẦN SẼ ĐỨNG VÀO HÀNG NGŨ NHỮNG NGƯỜI KHỞI SỰ” PGS TS Nguyễn Xuân Hòa Bài viết giới thiệu bài thơ “Gửi tới Sibir” (1827) của đại thi hào A.S. Pushkin có xuất xứ gắn liền với cuộc khởi nghĩa của các chiến sĩ Tháng Chạp năm 1825 chống lại chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng. Từ nơi đi đày các chiến sĩ Tháng Chạp tiếp nhận bài thơ như được tiếp thêm “lòng kiên trung kiêu hãnh”, đã viết bài thơ phúc đáp bày tỏ niềm tin nhất định sẽ đến ngày nhân dân được mở mang trí tuệ, xây dựng đất nước ấm no. Đại thi hào A.S. Pushkin (1799-1837) Tháng 11 năm 1825 Nga hoàng Aleksandr Đệ nhất từ trần. Các nhà cáchmạng Nga chớp lấy thời cơ để tiến hành đảo chính quân sự. Thừa dịp ngày lễđăng quang của Nikolay Đệ nhất lên ngôi thay thế Nga hoàng Aleksandr, HỘIPHƯƠNG BẮC (1822), một tổ chức bí mật của các nhà cách mạng Nga do A.M. Muravyev và nhà thơ K. F. Ryleev đứng đầu, dựa vào lực lượng của một sốđơn vị binh lính, đã tiến hành khởi nghĩa vào ngày 14 tháng Chạp năm 1825. Kế hoạch vũ trang được thảo ra tại nhà Ryleev. Một bản Tuyên ngôn đượcthông qua tuyên bố lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, hủy bỏ chế độ nông nô,thừa nhận quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và các quyền tự dodân chủ. Mười một giờ trưa ngày 14 tháng Chạp năm 1825 ở Quảng trường Senat(Quảng trường Thượng Nghị viện), Sankt-Peterburg, đã nổ ra cuộc khởi nghĩa vũtrang của những người cách mạng Nga. Song cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp và bịdập tắt nhanh chóng vì những nhà cách mạng quý tộc Nga lãnh đạo cuộc khởinghĩa này “xa rời nhân dân quá đỗi” (V.I.Lenin) [4, 34]. Họ đã không nhận đượcsự ủng hộ của quảng đại quần chúng nhân dân, nhưng cuộc khởi nghĩa ThángChạp 1825 được Lenin đánh giá rất cao: “Năm 1825 lần đầu tiên nước Ngachứng kiến phong trào cách mạng chống chế độ Nga hoàng” [3, 315]. 16 Nga hoàng Nikolay Đệ nhất đã khủng bố dã man các chiến sĩ Tháng Chạp: 5người bị hành hình (trong đó có nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa K.F. Ryleev), hàngtrăm người bị bắt, nhiều người bị kết án khổ sai và bị đày đi Sibir. Nhưng ngày14 tháng Chạp năm 1825 vẫn sống mãi với thời gian và được khắc sâu trong tâmkhảm nhân dân Nga như phong trào cách mạng đầu tiên chống lại chế độ chuyênchế của Nga hoàng. A. M. Muravyev (1802-1853) K.F. Ryleev (1795-1826) Những phát súng ở Quảng trường Senat đã thức tỉnh cả một thế hệ - tư tưởng cáchmạng cao cả này sẽ còn được nhân lên mãi và khích lệ tinh thần Nga của nhiều thế hệtiếp bước mai sau. Đại thi hào Nga Aleksandr Sergeevich Pushkin – Mặt trời thi ca Nga - tuy khôngtrực tiếp tham gia vào cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp, nhưng những vần thơ của Pushkinca ngợi các chiến sĩ Tháng Chạp đã đi sâu vào lòng người dân Nga lúc bấy giờ. Khicuộc khởi nghĩa nổ ra, Pushkin không có mặt ở Peterburg, nhưng đại thi hào rất quantâm đến sự nghiệp của các chiến sĩ Tháng Chạp mà đại thi hào rất cảm phục. ỞMikhaylovskoe, nhận được tin dữ về cuộc tàn sát dã man các chiến sĩ Tháng Chạp,Pushkin cảm thấy lòng quặn đau như chính thể xác mình bị hành hạ. Đại thi hào đã viếtbức thư ngỏ với những lời đau đớn: “Những người bị án treo cổ đã bị xử giảo, nhưngkết án khổ sai những 120 người bạn, người anh em đồng chí thì khủng khiếp quá!” Chưa đầy một năm sau, vào đầu tháng Chín 1826, phái viên của Nga hoàngNikolay Đệ nhất đến Mikhaylovskoe đem theo chiếu chỉ của nhà Vua triệu nhà thơ vềMoskva gặp Hoàng thượng. Lúc ấy Pushkin còn mặc nguyên bộ quần áo phong sươngbụi đường đã lập tức bị dẫn giải thẳng vào cung đình. Vừa trông thấy nhà thơ, Ngahoàng Nikolay Đệ nhất hỏi độp ngay đại thi hào không hề úp mở: “Khanh sẽ làm gì nếunhư ngày 14 tháng Chạp khanh có mặt ở Peterburg?” − “Thần sẽ đứng vào hàng ngũnhững người khởi sự”, - Pushkin trả lời không do dự. Quá bất ngờ, Nga hoàng NikolayĐệ nhất sững người, song vốn thâm hiểm, Nga hoàng không để lộ sự tức giận qua nétmặt. Coi như không có chuyện gì xảy ra, Nga hoàng nham hiểm cho phép nhà thơ được 17ở lại Moskva, hy vọng vì chịu ơn Nhà vua Pushkin sẽ có lúc nghĩ lại mà cúc cung phụngsự chế độ Nga hoàng và rồi nhà thơ sẽ viết những vần thơ ca ngợi công đức vua Nga. Nhưng Nikolay Đệ nhất đã lầm to. Trước sau như một Pushkin luôn là nhà thơ-công dân dũng cảm, yêu tự do và rất mực trung thành với tinh thần Nga của các chiến sĩTháng Chạp. Chưa đầy ba tháng sau buổi diện kiến bất đắc dĩ với Nga hoàng, vào dịpkỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp (14/12/1826), Pushkin đã viết bài thơGửi Pusin gửi tới người chiến sĩ Tháng Chạp và là người bạn thân nhất của mình từ hồihọc ở trường trung học nay bị đi đày chung thân ở Sibir. Bài thơ thật sự có ý nghĩa đốivới người bạn chí cốt Pusin và các c ...