Danh mục

Ai dễ mắc bệnh giãn phế quản? Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.76 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ai dễ mắc bệnh giãn phế quản? Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự rối loạn cấu trúc các lớp phế quản, tăng tiết dịch phế quản và nhiễm khuẩn từng đợt. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỉ lệ so sánh 4 nam/1 nữ. Nhóm đối tượng cần lưu ý Có thể bạn đã từng biết một người họ hàng hay bạn bè, trước đây là người khỏe mạnh bình thường, nay nghe tin người đó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ai dễ mắc bệnh giãn phế quản? Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi Ai dễ mắc bệnh giãn phế quản?Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục các phế quản nhỏvà trung bình kèm theo sự rối loạn cấu trúc các lớp phế quản, tăngtiết dịch phế quản và nhiễm khuẩn từng đợt. Bệnh có thể do bẩmsinh hoặc mắc phải. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỉ lệ so sánh4 nam/1 nữ.Nhóm đối tượng cần lưu ýCó thể bạn đã từng biết một người họ hàng hay bạn bè, trước đâylà người khỏe mạnh bình thường, nay nghe tin người đó bị bệnhgiãn phế quản. Điều mà bạn muốn biết là vì sao từ một người bìnhthường lại mắc bệnh giãn phế quản? Có phòng tránh được không?Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, trong đó bệnhmắc phải là phổ biến, nhưng có thể phòng tránh được. Bệnh giãnphế quản mắc phải có hai thể khu trú và lan tỏa. Thể khu trú dophế quản bị hẹp một phần gây nên sự ứ dịch tiết nên dễ nhiễmkhuẩn và làm cho phế quản bị giãn ra. Các bệnh gây hẹp phế quảnlà khối u lành tính hoặc ác tính, dị vật đường thở; lao sơ nhiễm, ápxe phổi… Thể lan tỏa thường do di chứng của các bệnh: sởi, ho gà,nhiễm Arbovirus. Đặc biệt có một bệnh hiếm gặp là bệnh xơ tụytạng nhầy kén, làm rối loạn tiết dịch gây nên nhiễm khuẩn tái phátdẫn đến giãn phế quản rất nặng, suy hô hấp mạn, bệnh nhânthường tử vong trước tuổi trưởng thành. Giãn phế quản do hoáchất: người làm việc lâu ngày với các hoá chất bay hơi, hít phảihóa chất vào đường hô hấp, chúng gây kích thích, tăng tiết và tổnthương cấu trúc thành phế quản, gây ho và tăng áp lực trong lòngphế quản dẫn tới giãn phế quản.Giãn phế quản bẩm sinh có thể gặp trong bệnh đa kén phổi, thườngphối hợp với đa kén thận, tụy và gan; Suy giảm miễn dịch thể dịchtoàn thể. Suy giảm miễn dịch tế bào: gặp trong hội chứngKartagener, giãn phế quản phối hợp với đảo phủ tạng và viêmxoang sàng, xoang hang. Phế quản bình thường (trên), giãn phế quản (dưới).Biểu hiện của giãn phế quảnNếu chú ý, bạn rất dễ nhận thấy một người bị bệnh giãn phế quảnnhờ các biểu hiện sau đây: khạc đờm, gặp ở 80% bệnh nhân bị giãnphế quản, họ thường khạc đờm nhiều nhất vào buổi sáng, hay cókhi khạc đờm rải đều trong ngày. Lượng đờm nhiều ít tùy từngbệnh nhân, thường khạc đờm: từ 20-100 ml/ngày, nhiều hơn trongđợt cấp. Đờm trong bệnh giãn phế quản có mùi thạch cao, có khicó mùi hôi, nếu để lắng sẽ có 4 lớp từ trên xuống dưới là: bọt, dịchnhầy trong, đờm mủ đặc, đờm mũi nhầy. Tuy nhiên có người mắcbệnh giãn phế quản thể khô không khạc đờm. Ho thường kèm theokhạc đờm. Bạn dễ nhận thấy bệnh nhân “ho khạc quanh năm”.Khoảng 8% bệnh nhân ho ra máu. Ho ra máu với các dạng: tia máuđỏ trong đợt viêm; ho ra máu lượng nhiều hơn, màu đỏ chói làchảy máu khi có biến chứng; Khó thở; Nhiễm khuẩn phổi tái phátnhiều lần; Tràn dịch màng phổi. Ở người bệnh lâu ngày, bạn có thểnhìn thấy ngón tay hình dùi trống. Bệnh có các biến chứng: viêmphổi thùy, phế quản phế viêm, ápxe phổi, tràn dịch màng phổi, laophổi, ápxe não, ho ra máu… Sau nhiều năm tiến triển sẽ dẫn đếnsuy hô hấp mạn và tâm phế mạn, bệnh nhân có thể tử vong sau vàinăm. Giãn phế quản nhìn trên phim chụp cắt lớp vi tính.Những việc cần làm để tránh mắc bệnhViệc chữa bệnh giãn phế quản rất khó khăn, tốn nhiều thời gian vàkinh phí. Tùy theo thể bệnh và giai đoạn tổn thương mà dùngphương pháp điều trị thích hợp như dẫn lưu tư thế để tháo mủ rangoài. Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, tức là cấy đờm tìm vikhuẩn rồi dùng kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn đó hiệu quảnhất. Phẫu thuật cắt bỏ vùng phổi bị giãn phế quản. Vì vậy nhữngviệc cần làm để tránh mắc bệnh sau đây là rất cần thiết đối với mọingười.- Bạn nên cho gia đình bạn, đặc biệt là trẻ em tiêm vacxin phòngngừa bệnh cảm cúm, vì khi bị cảm cúm, sức đề kháng của cơ thểgiảm sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng và đườnghô hấp mà hậu quả là bị giãn phế quản.- Các bậc cha mẹ nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ Chương trìnhtiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh: lao, sởi, bạch hầu, ho gàbởi nếu trẻ mắc các bệnh này rất dễ bị giãn phế quản lúc trưởngthành.- Khi bạn hoặc người thân của bạn bị các bệnh bẩm sinh hay mắcphải như: polyp phế quản, dị vật đường thở, khối u lành tính hoặcác tính ở phổi, lao sơ nhiễm, ápxe phổi, viêm phổi, phế quản cấpvà mạn tính, nhiễm khuẩn tai mũi họng…cần phải điều trị khỏihẳn, có như thế mới tránh di chứng là nguyên nhân gây giãn phếquản sau này.- Đối với người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với hóachất dễ bay hơi cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao độngnhư đeo khẩu trang, đeo kính hoặc mặt nạ phòng độc. Chủ cơ sởphải có biện pháp làm thông thoáng không gian làm việc như sửdụng quạt thông gió, mở nhiều cửa tạo sự thông thoáng cho phònglàm việc, dùng máy hút bụi, hút hơi hóa chất… để tránh bị giãnphế quản do hít phải hóa chất.- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra đư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: