ÂM THANH BỆNH LÝ KHI NGHE PHỔI
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 973.05 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bình thường khi hít thở, luồng khí va đập vào thành trong cây khí-phế quản và phế nang tạo ra các tiếng âm thanh khác nhau. + Tiếng thở thanh-khí-phế quản: nghe rõ nhất ở vùng cổ họng. Tiếng thở này được tạo nên bởi thanh quản và khí quản và phế quản nên nghe to và rõ. Khi vào đến vùng các phế quản thì tiếng đó giảm dần đi; người ta gọi chung đó là tiếng thở thanh-khí -phế quản. Thông thường nghe tiếng thở thanh-khí-phế quản rõ ở vùng rốn phổi và nghe yếu dần ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÂM THANH BỆNH LÝ KHI NGHE PHỔI CÁC TIẾNG BỆNH LÝ KHI NGHE PHỔI Bình thường khi hít thở, luồng khí va đập vào thành trong cây khí-phế quảnvà phế nang tạo ra các tiếng âm thanh khác nhau. + Tiếng thở thanh-khí-phế quản: nghe rõ nhất ở vùng cổ họng. Tiếng thở nàyđược tạo nên bởi thanh quản và khí quản và phế quản nên nghe to và rõ. Khi vàođến vùng các phế quản thì tiếng đó giảm dần đi; người ta gọi chung đó là tiếng thởthanh-khí -phế quản. Thông thường nghe tiếng thở thanh-khí-phế quản rõ ở vùngrốn phổi và nghe yếu dần ở vùng nhu mô phổi. Khi tốc độ dòng thở yếu (do khíphế thũng hoặc các bệnh phổi hạn chế) thì không còn nghe rõ tiếng thở này ở vùngrốn phổi nữa. Khi tiếng thở thanh-khí-phế quản nghe thấy rõ và vang hơn ở vùngnhu mô phổi thì đó là biểu hiện của lòng phế quản bị viêm, phù nề và hẹp. + Tiếng rì rào phế nang: nghe được ở vùng nhu mô phổi bình thường. Âm độcủa nó thấp, tần số cao (100-200 dao động trong 1 giây) ; nghe rõ ở cuối thì hítvào và đầu thì thở ra. Cường độ của rì rào phế nang tăng khi thông khí của tổ chứcphổi tăng. Nó mất khi thông khí phổi giảm hoặc mất (gặp trong khí phế thũng,viêm phổi hoặc tràn dịch màng phổi…). Khi nghe phổi bao giờ cũng phải so sánh đối xứng 2 bên để phát hiện sự bấtbình thường của tiếng thở thanh-khí- phế quản và tiếng rì rào phế nang, đồng thờiphát hiện các tiếng bệnh lý sau đây. 1. Các tiếng thổi. Khi nhu mô phổi bị đông đặc, tiếng thở thanh-khí-phế quản được dẫn truyềnmột cách quá phạm vi bình thường của nó ra ngoại vi thành ngực. Tiếng thổi luônđược mô tả theo: cường độ, âm độ, âm sắc và liên quan với thì thở. 1.1. Tiếng thổi ống: Tiếng thổi ống là tiếng thở thanh-khí-phế quản được dẫn truyền bất thường rangoại vi lồng ngực qua tổn thương đông đặc của nhu mô phổi. + Đặc điểm của tiếng thổi ống: - Cường độ mạnh. - Âm độ: cao và thô. - Âm sắc: nghe như thổi qua một cái ống nhỏ. - Tiếng thổi ống nghe thấy cả hai thì, song mạnh hơn ở thì hít vào nhưngkhu trú chỉ một vùng và thường kèm theo tiếng ran nổ. + Điều kiện để nghe được tiếng thổi ống:- Phải có vùng phổi đông đặc rộng ở gần th ành ngực.- Phế quản nằm trong vùng đông đặc phải lưu thông và không quá nhỏ.- Lưu lượng hô hấp đủ lớn. Hình 6.10: Mô tả cơ chế hình thành tiếng thổi ống và tiếng ran. + Giá trị chẩn đoán: khi nghe thấy tiếng thổi ống kết hợp với các triệu chứnggõ đục, rung thanh tăng thì đó là biểu hiện của hội chứng đông đặc điển hình,thường gặp trong viêm phổi thùy cấp do phế cầu khuẩn. 1.2. Tiếng thổi hang: + Tiếng thổi hang là tiếng thở thanh-khí quản được dẫn truyền bất th ường rangoại vi lồng ngực, qua một hang rỗng chứa khí, xung quanh hang có tổn th ươngđông đặc, dẫn truyền âm thanh; hang đóng vai trò cộng hưởng nằm trong nhu môphổi bị đông đặc.Hình 6.11: Mô tả cơ chế hình thành tiếng thổi hang. + Đặc điểm của tiếng thổi hang: - Cường độ: trung bình hoặc mạnh. - Âm độ: trầm. - Âm sắc: rỗng, xoáy giống như thổi qua miệng của cái chai thủy tinh. - Nghe thấy cả hai thì thở nhưng mạnh nhất ở thì hít vào, chỉ khu trú ở 1vùng. + Điều kiện để nghe được tiếng thổi hang: hang đủ lớn (từ 3 cm trở lên), hangở không quá xa thành ngực, xung quanh hang có tổn thương đông đặc và hangphải thông với phế quản dẫn lưu. + Giá trị chẩn đoán: khi nghe thấy tiếng thổi hang cùng với tiếng ran hang,tiếng ngực thầm, tạo nên tam chứng hang của Laennec (gặp trong lao phổi, áp xephổi, có phá hủy hang). Cần phân biệt với tiếng thổi giả hang do khí quản bị xơ co kéo và tiếng vangphế quản, tiếng thổi này giống các đặc điểm của tiếng thổi hang, nhưng lan truyềnra xung quanh và không khu trú. 1.3. Tiếng thổi màng phổi: + Là tiếng thở thanh-khí-phế quản được dẫn truyền bất thường qua tổ chứcphổi bị ép lại hoặc bị đông đặc, truyền ra ngoại vi lồng ngực qua lớp dịch trongkhoang màng phổi. + Đặc điểm: - Cường độ: yếu. - Âm độ: cao. - Âm sắc: nghe như tiếng thổi ống, nhưng êm dịu, xa xăm. - Nghe rõ ở thì thở ra, nghe thấy ở sát phía trên của mức dịch. + Điều kiện: tràn dịch màng phổi mức độ nhiều. Nhu mô phổi phía dưới lớpdịch bị đông đặc lại do dịch chèn ép hoặc tràn dịch màng phổi có kèm theo tổnthương đông đặc nhu mô phổi. Tiếng thổi màng phổi thường đi kèm với tiếng dêkêu. 1.4. Tiếng thổi vò (hoặc tiếng thổi bình kim khí): + Là tiếng thở thanh-khí-phế quản được dẫn truyền một cách bất thường rangoại vi thành ngực, qua một khoang rỗng chứa khí, đóng vai trò hòm cộnghưởng. Tiếng thổi vò thường gặp trong tràn khí màng phổi hở hoặc nắp van, có lỗdò thông giữa phế quản màng phổi; còn gặp trong tổn thương phổi có hang, đườngkính từ 6 cm trở lên, thành hang nhẵn và nhu mô phổi xung quanh bị đông đặchoặc xơ hoá. + Đặc điểm: - Cường độ: mạnh. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÂM THANH BỆNH LÝ KHI NGHE PHỔI CÁC TIẾNG BỆNH LÝ KHI NGHE PHỔI Bình thường khi hít thở, luồng khí va đập vào thành trong cây khí-phế quảnvà phế nang tạo ra các tiếng âm thanh khác nhau. + Tiếng thở thanh-khí-phế quản: nghe rõ nhất ở vùng cổ họng. Tiếng thở nàyđược tạo nên bởi thanh quản và khí quản và phế quản nên nghe to và rõ. Khi vàođến vùng các phế quản thì tiếng đó giảm dần đi; người ta gọi chung đó là tiếng thởthanh-khí -phế quản. Thông thường nghe tiếng thở thanh-khí-phế quản rõ ở vùngrốn phổi và nghe yếu dần ở vùng nhu mô phổi. Khi tốc độ dòng thở yếu (do khíphế thũng hoặc các bệnh phổi hạn chế) thì không còn nghe rõ tiếng thở này ở vùngrốn phổi nữa. Khi tiếng thở thanh-khí-phế quản nghe thấy rõ và vang hơn ở vùngnhu mô phổi thì đó là biểu hiện của lòng phế quản bị viêm, phù nề và hẹp. + Tiếng rì rào phế nang: nghe được ở vùng nhu mô phổi bình thường. Âm độcủa nó thấp, tần số cao (100-200 dao động trong 1 giây) ; nghe rõ ở cuối thì hítvào và đầu thì thở ra. Cường độ của rì rào phế nang tăng khi thông khí của tổ chứcphổi tăng. Nó mất khi thông khí phổi giảm hoặc mất (gặp trong khí phế thũng,viêm phổi hoặc tràn dịch màng phổi…). Khi nghe phổi bao giờ cũng phải so sánh đối xứng 2 bên để phát hiện sự bấtbình thường của tiếng thở thanh-khí- phế quản và tiếng rì rào phế nang, đồng thờiphát hiện các tiếng bệnh lý sau đây. 1. Các tiếng thổi. Khi nhu mô phổi bị đông đặc, tiếng thở thanh-khí-phế quản được dẫn truyềnmột cách quá phạm vi bình thường của nó ra ngoại vi thành ngực. Tiếng thổi luônđược mô tả theo: cường độ, âm độ, âm sắc và liên quan với thì thở. 1.1. Tiếng thổi ống: Tiếng thổi ống là tiếng thở thanh-khí-phế quản được dẫn truyền bất thường rangoại vi lồng ngực qua tổn thương đông đặc của nhu mô phổi. + Đặc điểm của tiếng thổi ống: - Cường độ mạnh. - Âm độ: cao và thô. - Âm sắc: nghe như thổi qua một cái ống nhỏ. - Tiếng thổi ống nghe thấy cả hai thì, song mạnh hơn ở thì hít vào nhưngkhu trú chỉ một vùng và thường kèm theo tiếng ran nổ. + Điều kiện để nghe được tiếng thổi ống:- Phải có vùng phổi đông đặc rộng ở gần th ành ngực.- Phế quản nằm trong vùng đông đặc phải lưu thông và không quá nhỏ.- Lưu lượng hô hấp đủ lớn. Hình 6.10: Mô tả cơ chế hình thành tiếng thổi ống và tiếng ran. + Giá trị chẩn đoán: khi nghe thấy tiếng thổi ống kết hợp với các triệu chứnggõ đục, rung thanh tăng thì đó là biểu hiện của hội chứng đông đặc điển hình,thường gặp trong viêm phổi thùy cấp do phế cầu khuẩn. 1.2. Tiếng thổi hang: + Tiếng thổi hang là tiếng thở thanh-khí quản được dẫn truyền bất th ường rangoại vi lồng ngực, qua một hang rỗng chứa khí, xung quanh hang có tổn th ươngđông đặc, dẫn truyền âm thanh; hang đóng vai trò cộng hưởng nằm trong nhu môphổi bị đông đặc.Hình 6.11: Mô tả cơ chế hình thành tiếng thổi hang. + Đặc điểm của tiếng thổi hang: - Cường độ: trung bình hoặc mạnh. - Âm độ: trầm. - Âm sắc: rỗng, xoáy giống như thổi qua miệng của cái chai thủy tinh. - Nghe thấy cả hai thì thở nhưng mạnh nhất ở thì hít vào, chỉ khu trú ở 1vùng. + Điều kiện để nghe được tiếng thổi hang: hang đủ lớn (từ 3 cm trở lên), hangở không quá xa thành ngực, xung quanh hang có tổn thương đông đặc và hangphải thông với phế quản dẫn lưu. + Giá trị chẩn đoán: khi nghe thấy tiếng thổi hang cùng với tiếng ran hang,tiếng ngực thầm, tạo nên tam chứng hang của Laennec (gặp trong lao phổi, áp xephổi, có phá hủy hang). Cần phân biệt với tiếng thổi giả hang do khí quản bị xơ co kéo và tiếng vangphế quản, tiếng thổi này giống các đặc điểm của tiếng thổi hang, nhưng lan truyềnra xung quanh và không khu trú. 1.3. Tiếng thổi màng phổi: + Là tiếng thở thanh-khí-phế quản được dẫn truyền bất thường qua tổ chứcphổi bị ép lại hoặc bị đông đặc, truyền ra ngoại vi lồng ngực qua lớp dịch trongkhoang màng phổi. + Đặc điểm: - Cường độ: yếu. - Âm độ: cao. - Âm sắc: nghe như tiếng thổi ống, nhưng êm dịu, xa xăm. - Nghe rõ ở thì thở ra, nghe thấy ở sát phía trên của mức dịch. + Điều kiện: tràn dịch màng phổi mức độ nhiều. Nhu mô phổi phía dưới lớpdịch bị đông đặc lại do dịch chèn ép hoặc tràn dịch màng phổi có kèm theo tổnthương đông đặc nhu mô phổi. Tiếng thổi màng phổi thường đi kèm với tiếng dêkêu. 1.4. Tiếng thổi vò (hoặc tiếng thổi bình kim khí): + Là tiếng thở thanh-khí-phế quản được dẫn truyền một cách bất thường rangoại vi thành ngực, qua một khoang rỗng chứa khí, đóng vai trò hòm cộnghưởng. Tiếng thổi vò thường gặp trong tràn khí màng phổi hở hoặc nắp van, có lỗdò thông giữa phế quản màng phổi; còn gặp trong tổn thương phổi có hang, đườngkính từ 6 cm trở lên, thành hang nhẵn và nhu mô phổi xung quanh bị đông đặchoặc xơ hoá. + Đặc điểm: - Cường độ: mạnh. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhTài liệu liên quan:
-
38 trang 169 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 169 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 161 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 155 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 152 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 127 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 109 0 0 -
40 trang 105 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 93 0 0 -
40 trang 68 0 0