Danh mục

Ẩm thực 3 miền Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: docx      Dung lượng: 484.27 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ẩm thực 3 miền Việt Nam" nhằm giới thiệu đến bạn phong tục, văn hóa ẩm thực và các món đặc trưng của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Cùng tham khảo nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ẩm thực 3 miền Việt Nam Mỗi vùng trên đất nước Việt Nam ngoài những đặc điểm chung kể trên còn có lốiẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trưng của cùng đó. Đó là phong tục, thói quen và làvăn hóa từng vùng. Cái chung và cái riêng hòa trộn với nhau khiến phong cách ẩm th ựcViệt Nam rất phong phú. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kì nặng lễ nghi thì còn có l ối ẩmthực rất bình dân, giản dị, đơn giản. Nói đơn giản nhưng không có nghĩa là không có giátrị, kém hấp dẫn và ít ngon, ít bổ dưỡng. Đôi khi những món ăn đơn giản được bày bánở vỉa hè lại hấp dẫn và đông khách hơn những món ăn nơi nhà hàng sang trọng. I. Ẩm thực miền Bắc 1 Giới thiệu Không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắmloãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm nhưtôm, cua, cá, trai, hến… và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghi ệpnghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chínhlà thịt, cá. Nhắc đến ẩm thực miền bắc nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời,cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Vi ệt Nam vớinhững món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn ThanhTrì… và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng. 2 Các món đặc trưng a Phở Hà Nội Hà Nội vốn đẹp và nổi tiếng bởi có hương hoa sữa nồng nàn len l ỏi trong nh ữngcon phố cổ kính, với mặt hồ lung linh và những món ăn đã đi vào huyền thoại. Phở làmột trong những huyền thoại đẹp và là niềm tự hào của người Hà Nội xưa và nay. Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng cácmón ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương c ục,xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phảimỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luônphải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuynhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quy ếttruyền thống của nghề nấu phở. Có thể nói, Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừachín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng vàmềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống củangười Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát,bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấycọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêmmấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên. Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đ ời th ườngViệt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm! b Bún Thang Hà Nội Bún thang cũng là một món ngon Hà Nội được nhiều người yêu thích. Chữ thang ở đây là canh, nghĩa là bún chan từ một thứ nước canh đặc biệt bởi vìnồi nước dùng là linh hồn của món bún thang. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến búnthang không được phổ biến như các món bún khác. Nó được ninh thật kỹ bằng xươnggà, xương lợn và tôm he khô. Trong khi ninh phải trông chừng để vớt hết bọt cho nướcthật trong. Một bát bún thang gồm bún rối trắng tinh với trứng tráng thật mỏng, thái chỉ tơ.Thịt gà có lườn trắng, đùi nâu, da vàng óng, xé nhỏ. Giò lụa thái chỉ, đặt ở một góc kèmtheo một chút củ cải khô đã ngâm kỹ và tẩm nước mắm, dấm cho vừa ăn. Trên cùng làrau răm, rau mùi, hành hoa, hành củ. Và có lẽ không nên thiếu một chút xíu mắm tômcho đậm đà món bún đặc sản Hà Nội. Có thể nói không ngoa rằng mắm tôm chính là cáinét duyên thầm của món ngon Hà Nội này. Có người ví vui rằng “bún thang không mắmtôm như ăn phở mà chẳng có nước dùng”. Thêm một lưu ý khi thưởng thức món bún này là cà cuống. Dầu cà cuống cóhương vị cay rất đặc biệt, ai đã nếm thử qua và hợp khẩu vị rồi thì sẽ nhớ hoài. Chỉcần 1, 2 giọt cà cuống, bát bún thang trở nên ngây ngất, quy ến rũ người ăn đ ến t ừnggiọt cuối cùng. Một điểm đặc biệt mà bún thang khác hẳn với các loại bún, phở khác là không nêndùng chung với rau sống. Ăn bún thang thì phải thật nóng, càng nóng càng ngon. Rausống dễ làm cho bát bún chóng nguội nên cũng dễ mất đi mùi vị bốc lên từ bát bún nghingút khói. c Bún Chả Hàng Mành Bún chả từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc không chỉ đối với người HàNội. Đây là món ăn giản dị, dễ ăn và thích hợp cho tất cả mọi người Bún chả Hàng Mành không phải là món ăn quá cầu kỳ, ngược lại cách làm khá đơngiản. Miếng chả phải được nướng đỏ vàng trên than hoa, chín vừa, thơm, ngậy. thịt bachỉ hoặc thịt nách. Thịt phải được ướp tẩm kỹ lưỡng. Cũng là thịt làm bún chả nhưngvới tay người đầu bếp khéo thì miếng thịt thơm, vừa chín tới, màu sắc vàng rộm, vừa vừa dẻo.giònMón này không thể thiếu được gia vị, nước chấm. Nước chấm bún chả chính là linhhồn, yếu tố quyết định độ ngon của món ăn: gia vị pha vừa, không được mặn quá, chuaquá, có vắt thêm chút chanh giúp nước chấm thơm mà không gắt vị dấm, “đính kèm”thêm một chút đu đủ giầm sần sật để hòa vị cùng với miếng thịt nướng thơm vàng. Khiăn thực khách còn có thể uống nước chấm một cách ngon lành với sự hứng khởi thựcsự.Loại bún dùng trong bún chả Hàng Mành được ưa chuộng nhất là thứ bún rối, mềm, sợinhỏ, ăn thơm mềm mà không bị nát. Bún chả Hàng Mành sẽ ngon hơn khi ăn kèm vớiđĩa rau sống gồm có xà lách, kinh giới, tía tô, rau muống chẻ… Các loại rau ở đây đượclựa chọn kỹ càng, mùa nào rau nấy. Rau sạch, ngọt mát giúp tăng vị đậm đà của món ăn.Sợi bún trắng tinh hòa với màu xanh của rau sống Láng nổi tiếng từ xưa, tất cả tạo nênhương vị món ngon Hà Nội không thể nào quên. Đó là cái ngậy, béo của thịt, cái mát củarau, thơm của nước chấm và nếu ai ăn được cay thì thêm chút ớt nữa thì thật tuyệt. ...

Tài liệu được xem nhiều: