Ăn chay - Chữa bệnh cũng cần đúng cách
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 136.02 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với quan niệm ăn chay tốt cho sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh, ngày càng nhiều người chuyển từ ăn mặn sang ăn chay. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có thể ăn chay được. Và ăn chay cũng cần phải đúng cách.
Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã cho biết rằng, một thực đơn chay giàu dinh dưỡng bao gồm: trái cây, rau, đậu các loại sẽ giúp giảm béo, giảm nguy cơ bệnh tim, nguy cơ áp suất máu cao, chống lại sự gia tăng của bệnh tiểu đường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn chay - Chữa bệnh cũng cần đúng cách Ăn chay - Chữa bệnh cũng cần đúng cách Với quan niệm ăn chay tốt cho sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh, ngày càng nhiều người chuyển từ ăn mặn sang ăn chay. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có thể ăn chay được. Và ăn chay cũng cần phải đúng cách. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã cho biết rằng, một thực đơn chay giàu dinh dưỡng bao gồm: trái cây, rau, đậu các loại sẽ giúp giảm béo, giảm nguy cơ bệnh tim, nguy cơ áp suất máu cao, chống lại sự gia tăng của bệnh tiểu đường và phần nào giảm nguy cơ ung thư. Nhưng ăn chay chỉ tốt trong những trường hợp cần ăn kiêng thực sự bằng chế độ ăn chay. Tác dụng của ăn chay trong một số trường hợp Giảm cân: Theo bác sĩ Neal Barnard và cộng sự thuộc Ủy ban bác sĩ về Trách nhiệm Y khoa, những người ăn chay trường thường có quá trình đốt cháy calorie gia tăng sau mỗi bữa ăn so với những người ăn mặn. Điều này có nghĩa là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng như nguồn cung cấp nguyên liệu cho cơ thể, trái ngược hoàn toàn với việc được tích trữ của chất béo. Theo nghiên cứu này, những người ăn chay trường có dáng người gọn hơn những người ăn thịt, và họ được xếp vào nhóm những người ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và những bệnh do tăng trọng và béo phì. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Theo thống kê của các nhà dịch tễ học, 35% trường hợp mắc ung thư là liên quan đến ăn uống. Người ăn chay ít mắc bệnh và tử vong vì ung thư miệng họng, tiền liệt tuyến, nhất là đại tràng hơn người ăn mặn. Lý do là thức ăn chay chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Thức ăn chay còn chứa nhiều chất có tiềm năng ngừa ung thư như: các chất chống oxy hóa và một số hóa chất thực vật. Giảm huyết áp: Ăn chay giúp làm hạ huyết áp và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Chế độ ăn chay chứa nhiều kali, phức hợp carbohydrates, chất béo không no, chất xơ, calcium, magnesium, vitamin C and vitamin A, tất cả có ảnh hưởng tốt đến huyết áp. Huyết áp của người ăn chay trường thường có khuynh hướng thấp hơn người ăn mặn và ít tăng theo tuổi tác hơn. Các nghiên cứu cho thấy: càng ăn nhiều thức ăn từ động vật, huyết áp càng có khuynh hướng tăng cao. Giảm bệnh động mạch vành tim: Do thức ăn chay chứa nhiều xơ, ít béo, ít cholesterol, tỷ lệ giữa chất béo không no và chất béo no cao, trong khi bệnh động mạch vành tim gắn liền với lượng cholesterol máu, nên người ăn chay có lượng cholesterol trong máu, nhất là loại LDL, thấp hơn hẳn so với người ăn chay có dùng sữa và người ăn thịt. Trên thực tế, lượng mỡ trong máu tùy thuộc nhiều vào số lượng và loại chất béo mà người ăn chay ăn vào. Giảm nguy cơ bị sỏi thận: Người ăn chay thải canxi, oxalat, axít uric ra nước tiểu ít hơn người không ăn chay do đó ít bị sỏi thận hơn. Ăn chay cũng có thể mang bệnh Bên cạnh mặt tích cực, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ăn chay cũng có hạn chế vì nó có thể mang lại một số bệnh: - Vô sinh: Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đậu tương (món ăn chính của người ăn kiêng bởi vì nó cung cấp protein) có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Các nhà nghiên cứu ở trường ĐH King London cho biết hợp chất genistein trong đỗ tương sẽ ngăn cản không cho tinh trùng bơi đến trứng, do đó phụ nữ nên hạn chế ăn đỗ tương khoảng 1 tháng trong giai đoạn muốn thụ thai. - Trầm cảm: Một trong những loại vitamin mà người ăn chay thường thiếu nhất là vitamin B12 – vốn chỉ tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa hoặc các loại ngũ cốc chưa qua chế biến. Vitamin B12 được biết đến là một chất thiết yếu cho sự phát triển của các tế bào và sự vận hành của hệ thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra các rối loạn thần kinh, bao gồm sự thất thường của cảm xúc và trầm cảm. - Teo cơ: Theo Louise Sutton (chuyên gia dinh dưỡng của ĐH Leeds): Bất kỳ ai chuyển từ chế độ ăn thịt sang ăn chay đều có nguy cơ bị teo cơ”, một trong những tác dụng phụ thường gặp ở chế độ ăn giảm protein. Những người không nên ăn chay Theo BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những trường hợp sau đây không nên ăn chay: Độ tuổi tăng trưởng (dưới 18 tuổi): Trẻ em và tuổi thiếu niên nếu ăn chay có thể nguy hiểm cho sự tăng trưởng. Phụ nữ có thai ăn chay thường nhẹ cân, ít tăng cân và có nguy cơ sinh con thiếu cân, do đó càng không nên ăn chay. Bà mẹ cho con bú, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng là những đối tượng không nên ăn chay. Nam giới tuổi dưới 50 - 60: Trong chế độ ăn chay, chất đạm chủ yếu là từ đậu tương, mà trong đậu tương hàm lượng oestrogen (nội tiết tố chủ yếu của nữ giới) thực vật cao, do đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến nam tính. Nam giới không nên ăn quá nhiều đậu phụ hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu tương như người ăn chay tuyệt đối. Những người nên ăn cha ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn chay - Chữa bệnh cũng cần đúng cách Ăn chay - Chữa bệnh cũng cần đúng cách Với quan niệm ăn chay tốt cho sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh, ngày càng nhiều người chuyển từ ăn mặn sang ăn chay. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có thể ăn chay được. Và ăn chay cũng cần phải đúng cách. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã cho biết rằng, một thực đơn chay giàu dinh dưỡng bao gồm: trái cây, rau, đậu các loại sẽ giúp giảm béo, giảm nguy cơ bệnh tim, nguy cơ áp suất máu cao, chống lại sự gia tăng của bệnh tiểu đường và phần nào giảm nguy cơ ung thư. Nhưng ăn chay chỉ tốt trong những trường hợp cần ăn kiêng thực sự bằng chế độ ăn chay. Tác dụng của ăn chay trong một số trường hợp Giảm cân: Theo bác sĩ Neal Barnard và cộng sự thuộc Ủy ban bác sĩ về Trách nhiệm Y khoa, những người ăn chay trường thường có quá trình đốt cháy calorie gia tăng sau mỗi bữa ăn so với những người ăn mặn. Điều này có nghĩa là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng như nguồn cung cấp nguyên liệu cho cơ thể, trái ngược hoàn toàn với việc được tích trữ của chất béo. Theo nghiên cứu này, những người ăn chay trường có dáng người gọn hơn những người ăn thịt, và họ được xếp vào nhóm những người ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và những bệnh do tăng trọng và béo phì. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Theo thống kê của các nhà dịch tễ học, 35% trường hợp mắc ung thư là liên quan đến ăn uống. Người ăn chay ít mắc bệnh và tử vong vì ung thư miệng họng, tiền liệt tuyến, nhất là đại tràng hơn người ăn mặn. Lý do là thức ăn chay chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Thức ăn chay còn chứa nhiều chất có tiềm năng ngừa ung thư như: các chất chống oxy hóa và một số hóa chất thực vật. Giảm huyết áp: Ăn chay giúp làm hạ huyết áp và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Chế độ ăn chay chứa nhiều kali, phức hợp carbohydrates, chất béo không no, chất xơ, calcium, magnesium, vitamin C and vitamin A, tất cả có ảnh hưởng tốt đến huyết áp. Huyết áp của người ăn chay trường thường có khuynh hướng thấp hơn người ăn mặn và ít tăng theo tuổi tác hơn. Các nghiên cứu cho thấy: càng ăn nhiều thức ăn từ động vật, huyết áp càng có khuynh hướng tăng cao. Giảm bệnh động mạch vành tim: Do thức ăn chay chứa nhiều xơ, ít béo, ít cholesterol, tỷ lệ giữa chất béo không no và chất béo no cao, trong khi bệnh động mạch vành tim gắn liền với lượng cholesterol máu, nên người ăn chay có lượng cholesterol trong máu, nhất là loại LDL, thấp hơn hẳn so với người ăn chay có dùng sữa và người ăn thịt. Trên thực tế, lượng mỡ trong máu tùy thuộc nhiều vào số lượng và loại chất béo mà người ăn chay ăn vào. Giảm nguy cơ bị sỏi thận: Người ăn chay thải canxi, oxalat, axít uric ra nước tiểu ít hơn người không ăn chay do đó ít bị sỏi thận hơn. Ăn chay cũng có thể mang bệnh Bên cạnh mặt tích cực, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ăn chay cũng có hạn chế vì nó có thể mang lại một số bệnh: - Vô sinh: Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đậu tương (món ăn chính của người ăn kiêng bởi vì nó cung cấp protein) có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Các nhà nghiên cứu ở trường ĐH King London cho biết hợp chất genistein trong đỗ tương sẽ ngăn cản không cho tinh trùng bơi đến trứng, do đó phụ nữ nên hạn chế ăn đỗ tương khoảng 1 tháng trong giai đoạn muốn thụ thai. - Trầm cảm: Một trong những loại vitamin mà người ăn chay thường thiếu nhất là vitamin B12 – vốn chỉ tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa hoặc các loại ngũ cốc chưa qua chế biến. Vitamin B12 được biết đến là một chất thiết yếu cho sự phát triển của các tế bào và sự vận hành của hệ thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra các rối loạn thần kinh, bao gồm sự thất thường của cảm xúc và trầm cảm. - Teo cơ: Theo Louise Sutton (chuyên gia dinh dưỡng của ĐH Leeds): Bất kỳ ai chuyển từ chế độ ăn thịt sang ăn chay đều có nguy cơ bị teo cơ”, một trong những tác dụng phụ thường gặp ở chế độ ăn giảm protein. Những người không nên ăn chay Theo BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những trường hợp sau đây không nên ăn chay: Độ tuổi tăng trưởng (dưới 18 tuổi): Trẻ em và tuổi thiếu niên nếu ăn chay có thể nguy hiểm cho sự tăng trưởng. Phụ nữ có thai ăn chay thường nhẹ cân, ít tăng cân và có nguy cơ sinh con thiếu cân, do đó càng không nên ăn chay. Bà mẹ cho con bú, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng là những đối tượng không nên ăn chay. Nam giới tuổi dưới 50 - 60: Trong chế độ ăn chay, chất đạm chủ yếu là từ đậu tương, mà trong đậu tương hàm lượng oestrogen (nội tiết tố chủ yếu của nữ giới) thực vật cao, do đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến nam tính. Nam giới không nên ăn quá nhiều đậu phụ hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu tương như người ăn chay tuyệt đối. Những người nên ăn cha ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y tế sức khỏe y học thường thức cách chăm sóc sức khỏe y học cổ truyền đông y trị bệnh bệnh thường gặp ở người sức khỏe trẻ em sức khỏe giới tính sức khỏe phụ nữ sức khỏe người cao tuổi phương pháp điều trị bệnh Ăn chay và Chữa bệnh cần đúng cáchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tỷ lệ thiếu cơ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2
6 trang 262 0 0 -
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 254 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 223 0 0 -
Một số loại thuốc gây rối loạn vận động
6 trang 180 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 179 0 0 -
7 trang 164 0 0
-
120 trang 164 0 0
-
6 trang 158 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 158 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 155 0 0