Một số loại thuốc gây rối loạn vận động
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số loại thuốc gây rối loạn vận động Một số loại thuốc gây rối loạn vận động Rối loạn vận động (run tay – chân) có thể liên quan với nhiều loại thuốc, trong đó, thuốc có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc chỉ là yếu tố khởi phát tình trạng run đã tiềm tàng từ trước. Các thuốc gây run: Thuốc chống loạn nhịp tim: Amiodarone có thể gây run ở khoảng 1/3 số người dùng thuốc, cơ chế hiện còn chưa được biết rõ. Run do amiodarone thường phụ thuộc vào tư thế và tăng lên khi tập trung làm việc, tần số khoảng 6 -10 Hz, có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình dùng thuốc, phụ thuộc liều và thường giảm dần sau khi ngưng dùng thuốc khoảng 2 tuần. aProcainamide và mexiletine cũng được ghi nhận có liên quan với biểu hiện run, trong đó, mexiletine có thể gây run, chóng mặt và giảm trí nhớ ở khoảng 10% số người dùng thuốc. Run do procainamide tương đối hiếm gặp. Các thuốc kháng khuẩn: Kháng sinh co-trimoxazole có thể gây ra biểu hiện run cả lúc nghỉ ngơi và khi vận động, thường giảm dần sau khi ngừng thuốc vài ngày, cơ chế hiện chưa được hiểu rõ. Một số thuốc diệt virut như vidarabine, aciclovir cũng được ghi nhận gây ra biểu hiện run ở một số bệnh nhân dùng thuốc, thường xuất hiện sau điều trị 5-7 ngày và giảm dần sau khi ngưng thuốc vài ngày. Run do các thuốc chống nấm rất hiếm gặp, hiện chỉ có amphotericin B và ketoconazole được ghi nhận có thể gây ra biểu hiện này. Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline có thể gây biểu hiện run khi vận động ở một số bệnh nhân, triệu chứng này thường giảm dần trong quá trình điều trị. Run cũng là một tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc ức chế chọn lọc serotonin như fluoxetine, paroxetine (cũng là một nhóm thuốc chống trầm cảm) với tỷ lệ gặp lên tới 20%. Run do nhóm thuốc này thường liên quan đến tư thế, tần số khoảng 6 -12 Hz, xuất hiện sau điều trị 1-2 tháng và giảm dần sau ngưng dùng thuốc khoảng 1 tháng. Run cũng có thể xảy ra khi ngưng dùng đột ngột các thuốc này (hội chứng cai thuốc). Run cũng là một rối loạn vận động thường gặp nhất sau điều trị với lithium với tỷ lệ gặp khoảng 4 - 65%, là nguyên nhân gây run do thuốc thường gặp nhất trên lâm sàng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp run do lithium đều nhẹ và không ảnh hưởng đến vận động của người bệnh, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc điều trị kéo dài, tần số khoảng 8 -12 Hz, chủ yếu ở tay và thường giảm dần trong quá trình dùng thuốc. Hiện nay, cơ chế gây run của lithium còn chưa được hiểu rõ. Teo cơ nhị đầu cánh tay gây yếu và run tay. Thuốc chống động kinh: Mặc dù các thuốc chống động kinh có thể được sử dụng trong điều trị một số thể run tiên phát nhưng đa số các thuốc này lại cũng có khả năng gây run. Valproic acid có thể gây run ở khoảng 80% số người dùng thuốc, trong đó, khoảng 25% có biểu hiện rõ rệt trên lâm sàng. Run do valproic acid thường liên quan đến vận động và thay đổi tư thế, có thể run ở cả đầu và thân mình, liên quan với liều dùng và thường giảm dần trong vòng vài tuần sau khi giảm liều hoặc ngưng thuốc. Run do các chế phẩm phóng thích chậm thường nhẹ hơn các dạng thông thường của thuốc. Một số thuốc chống động kinh khác như tiagabine, gabapentin, lamotrigine và oxcarbazepine cũng được ghi nhận gây run ở khoảng 4 – 21% số người dùng thuốc. Thuốc giãn phế quản: Các thuốc cường bêta giao cảm tác dụng nhanh như salbutamol, isoprenaline, terbutalin được ghi nhận gây run ở khoảng 7 - 20% dùng thuốc. Run do các thuốc này phụ thuộc liều và thường xảy ra sau dùng đường tiêm truyền và đường uống. Các thuốc cường bêta 2 tác dụng kéo dài như salmeterol ít có nguy cơ gây run hơn so với các thuốc kể trên. Theophylline và aminophylline cũng có thể khởi phát tình trạng run tiềm tàng khi được dùng đường tiêm truyền. Thuốc tiêu hoá: Metoclopramide có thể gây biểu hiện run lúc nghỉ, phụ thuộc liều và thường xảy ra ở bệnh nhân suy thận. Cimetidine, misoprostol và muối bismuth cũng được ghi nhận gây run ở một số ít bệnh nhân, thường trong các trường hợp dùng quá liều. Nội tiết tố: Run là một biểu hiện thường gặp khi dùng quá liều levothyroxine và cũng là một trong những tác dụng phụ rất hay gặp của adrenalin (hormon của tuỷ thượng thận) và medroxyprogesterone acetate. Các thuốc an thần: Các thuốc an thần kháng dopamin như thioridazine, fluphenazine và chlorpromazine gây run ở 15 – 60% số người dùng thuốc, có thể run khi vận động hoặc cả lúc nghỉ, phụ thuộc vào thuốc và liều dùng. Các thuốc an thần không điển hình như risperidone, olanzapine, quetiapine và ziprasidone ít gây run hơn các thuốc trên, thường chỉ ở liều cao. Các hoá chất chống ung thư và gây độc tế bào: Thalidomide gây run mức độ nhẹ đến vừa và có hồi phục ở khoảng 36% số người dùng thuốc. Cytarabine ở liều cao cũng có thể gây run do nhiễm độc tiểu não, nhất là ở những người lớn tuổi. Một số hoá chất khác như ifosfamide, vincristine, cisplatin, tamoxifen cũng được ghi nhận gây run ở một số ít trường hợp. Ciclosporin và tacrolimus là 2 thuốc ức ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thuốc và sức khỏe bệnh thường gặp ở người cách sử dụng thuốc thuốc đặc trị mẹo vặt bảo vệ sức khỏeTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu Tỳ vị luận (Quyển trung)
65 trang 325 1 0 -
8 trang 294 0 0
-
500 bài thuốc đông y gia truyền trị bách bệnh: phần 2
241 trang 273 1 0 -
Bài giảng HSE – Sức khỏe, an toàn và môi trường công nghiệp
42 trang 253 2 0 -
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 253 0 0 -
9 trang 239 1 0
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 223 0 0 -
6 trang 199 0 0
-
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 197 0 0 -
Ebook Sổ tay an toàn thực phẩm (dành cho các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm): Phần 1
95 trang 193 3 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0