Ăn Chay Ngày Ấy...
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 228.62 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Ăn chay trong quan niệm của Phật giáo là nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng can lành và phát triển tình thương rộng lớn đối với mọi người và mọi loài. Đồng thời trong tất cả mọi giá trị giữa cuộc đời thì sự sống là giá trị nhất và cần được trân trọng nhất. Vì thế ăn chay là một cách để biểu hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống”. Thời bao cấp, nhà tôi có 9 người, 6 chị em, bố mẹ và một người cháu, có ngày cũng ăn cơm với thịt. Có ngày má...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn Chay Ngày Ấy... Ăn Chay Ngày Ấy... Ăn chay trong quan niệm của Phật giáo là nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng can lành và phát triển tình thương rộng lớn đối với mọi người và mọi loài. Đồng thời trong tất cả mọi giá trị giữa cuộc đời thì sự sống là giá trị nhất và cần được trân trọng nhất. Vì thế ăn chay là một cách để biểu hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống”. Thời bao cấp, nhà tôi có 9 người, 6 chị em, bố mẹ và một người cháu, có ngày cũng ăn cơm với thịt. Có ngày má tôi nói “hôm nay ăn chay”. Vậy là mấy chị em tôi biết liền; cơm với xì dầu, rau muống luộc chấm chao. Sau đó là buổi tối má sẽ nấu một nồi chè để thêm chất. Thành ra, bữa ăn chay không ấn tượng bằng nồi chè buổi tối. Mà tôi lại mê ăn chè, mà nếu nói là chay thì chè cũng là một thức ăn chay. Tôi chọn duy nhất cơm trộn với chao. Má tôi làm chao ngon lắm. Hũ chao đã lên váng, trộn chút bột ngọt, đường, vắt thêm miếng chanh, múc ra một chén nhỏ riêng cho tôi không ăn cay, còn lại má dầm ớt hiểm vào. Thấy mọi người vừa ăn vừa xuýt xoa, uống nước lọc, chừng hai chén cơm là no. Còn tôi, ăn luôn hai… tô. Mà gạo ngày đó còn ngon hơn bây giờ, vì nhà tôi cũng gần quê, lâu lâu mợ tôi ra đem theo gạo đỏ, mợ nói là gạo mới. Má tôi nấu cơm, bỏ thêm vài lá dứa, cả nhà đi làm, đi học về, cứ nghe mở nắp nồi cơm xới là đã cồn cào gan ruột. Má tôi không theo đạo. Nhưng thỉnh thoảng má cũng đi chùa. Ngày rằm, mùng một, má cũng thắp hương. Rồi má dẫn cả bầy con lên chùa ăn chay. Má tôi quen mấy thầy ở chùa, mấy thầy dặn má vậy. Mà lúc đó, lên chùa ngày rằm, mùng một ăn chay cũng là tiết kiệm được một ít chi tiêu trong nhà. Bù lại, chủ nhật, má dẫn tôi lên chùa phụ các cô nấu cơm cho các thầy ăn. Vì vậy mà sau này, khi gia đình đã bớt khó khăn, mỗi lần ăn chay, má lại nấu một món “sang” một chút mà ngày xưa má học được ở chùa. Chẳng hạn ngoài chao, tương và rau muống luộc còn có thêm nấm đông cô chiên giòn, hay cải xào nấm… còn bọn tôi thì đã lớn rồi, đi làm có tiền thì mua thêm chả chay, có cả đùi gà chay về cho má. Nấm đông cô chiên giòn Đến khi má 70 tuổi, bà đã nghỉ hưu được 10 năm, má tôi đã quyết định dẫn con cái lên chùa quy y tam bảo. Từ đó, nhà tôi mới ăn chay thiệt sự. Ăn chay đúng với trai giới của đệ tử. Tuy không ăn chay trường nhưng những ngày rằm, mùng một, hay vía các Phật, má tôi đều nấu đồ chay ăn. Hay lúc cúng giỗ, má đều cúng chay. Ngày nhỏ, tuy nhà không theo đạo, nhưng tôi thích đi các nhà thờ, chùa chiền để ngắm cảnh, để hưởng không gian tĩnh lặng, bình yên và đặc biệt là bất cứ nhà thờ nào, chùa nào cũng có hương hoa ngọc lan. Mà tôi lại rất thích hoa ngọc lan, bông hoa trắng muốt, cánh hoa như năm ngón tay búp măng, thon thả của người còn gái kiều diễm úp vào nhau mà tỏa ngào ngạt hương. Tôi cũng làm quen được với các thầy, các cha. Được các thầy cho vào thư viện của chùa đọc sách, được các cha dạy hát thánh ca rồi cho vào ca đoàn hát lễ. Nhưng tôi lại không “tôn giáo”. Lúc nhỏ, tôi không suy nghĩ nhiều về tôn giáo, chỉ thấy Đức Phật là thần tiên mà Đức Chúa cũng là thánh thần. Thần thánh, với tôi đều là những người nhiều quyền phép và sẵn lòng giúp đỡ người khổ như trong những câu chuyện cổ tích. Cho nên với tôi, các Ngài đều rất vi diệu. Chính vì vậy mà tôi thích ăn chay. Ăn chay trong Đạo Phật là không sát sinh, chủ yếu ăn các thức có từ rau quả mà không phải giết bất cứ con vật nào để mà ăn. Còn trong Công giáo, ăn chay thường vào ngày thứ sáu, ăn được cá, không ăn thịt. Đạo Cao Đài ăn chay mỗi tháng 10 ngày, cữ ăn tất cả các loại thịt của các con trong 12 con giáp. Khoa học Châu Âu phát triển, phát hiện ra các thức ăn chay để chữa bệnh rất tốt như đậu nành, các loại rau quả. Họ cũng khuyến khích ăn chay dành cho những người béo phì có chế độ ăn kiêng. Thậm chí sau này ở Phương Đông, còn có những bài thức ăn chay chống được những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch… Do chất bổ ở các loại thảo mộc tinh khiết hơn các chất bổ từ thịt động vật. Ở nước mình, theo tôi được biết, nơi ăn chay phổ biến nhất là Huế. Bởi đây cũng từng là nơi được gọi là thủ phủ của Phật giáo. Ở các chùa Huế, ngày rằm, mồng một nào cũng có một bữa chay để đãi khách thập phương. Dù vậy, các tăng ni nấu rất ngon và bổ dưỡng. Còn có những gia đình Huế chỉ nấu tiệc chay khi đãi khách quý, bạn thân thật sự. Vì một bữa tiệc chay cũng đầy đủ các món giò lụa, chả quế, thịt gà… đều làm từ thực vật, nhưng dưới bàn tay của những bà nội trợ đảm đang, thì các món vừa được trình bày đẹp mắt, lại vừa ăn ngon hơn cả đồ mặn. Một trong những món chả độc đáo của Huế là làm từ chuối. Chuối mật gần chín, luộc lên rồi lột vỏ, xắt lát bỏ vào cối quết nhuyễn, nêm củ kiệu giã nhỏ, xì dầu, tiêu, muốn, đường, thính (thính làm từ bánh tráng mỏng nướng vàng rồi tán nhỏ) và bí đao xắt hạt lựu luộc chín, để vậy cho khô nước trộn vào với chuối cho đều. Tất cả được bó vào lá chuối hơ mềm cuốn tròn lại, buộc lạt chặt nấu nước sôi để lên xửng hấp độ 15 phút. Bắc ra rồi để nguội, khi nào ăn thì cắt lát bày tiệc. Còn chả quế thì làm đơn giản hơn: đậu khuôn hấp, bên trên phết một lớp phẩm màu nâu sẫm, rồi cắt miếng hình thoi dọn lên. Cái tài tình của cơm chay xứ Huế là bất cứ một món mặn nào, cả sơn hào hải vị… đều có thể làm chay giống y như vậy, nhiều khi mùi vị còn ngon hơn, đậm đà hơn. Ở miền Nam, nơi nổi tiếng các món chay chính là ở Tây Ninh. Ba chất liệu chính để nấu chay là: tàu hủ ky, tàu hủ váng và mì căn non. Ngoài ra còn các gia vị khác như: nấm rơm tươi, nấm rơm khô, nấm đông cô, nấm mèo, kim châm, bún tàu, tương hột, nước dừa tươi và khô. Ngoài ra các loại rau thường dùng là bông cải, bắp cải, cải ngọt, cà rốt, trái su, củ sắn và mía để ép nước nấu nước lèo… Một số món chay thông dụng người ta vẫn thường làm là: Nem làm bằng vỏ bưởi trộn tiêu hột, gói lá vông; Bì làm từ tàu hủ sống, gia vị, củ sắn; Chả làm bằng củ môn Đà Lạt, đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn Chay Ngày Ấy... Ăn Chay Ngày Ấy... Ăn chay trong quan niệm của Phật giáo là nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng can lành và phát triển tình thương rộng lớn đối với mọi người và mọi loài. Đồng thời trong tất cả mọi giá trị giữa cuộc đời thì sự sống là giá trị nhất và cần được trân trọng nhất. Vì thế ăn chay là một cách để biểu hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống”. Thời bao cấp, nhà tôi có 9 người, 6 chị em, bố mẹ và một người cháu, có ngày cũng ăn cơm với thịt. Có ngày má tôi nói “hôm nay ăn chay”. Vậy là mấy chị em tôi biết liền; cơm với xì dầu, rau muống luộc chấm chao. Sau đó là buổi tối má sẽ nấu một nồi chè để thêm chất. Thành ra, bữa ăn chay không ấn tượng bằng nồi chè buổi tối. Mà tôi lại mê ăn chè, mà nếu nói là chay thì chè cũng là một thức ăn chay. Tôi chọn duy nhất cơm trộn với chao. Má tôi làm chao ngon lắm. Hũ chao đã lên váng, trộn chút bột ngọt, đường, vắt thêm miếng chanh, múc ra một chén nhỏ riêng cho tôi không ăn cay, còn lại má dầm ớt hiểm vào. Thấy mọi người vừa ăn vừa xuýt xoa, uống nước lọc, chừng hai chén cơm là no. Còn tôi, ăn luôn hai… tô. Mà gạo ngày đó còn ngon hơn bây giờ, vì nhà tôi cũng gần quê, lâu lâu mợ tôi ra đem theo gạo đỏ, mợ nói là gạo mới. Má tôi nấu cơm, bỏ thêm vài lá dứa, cả nhà đi làm, đi học về, cứ nghe mở nắp nồi cơm xới là đã cồn cào gan ruột. Má tôi không theo đạo. Nhưng thỉnh thoảng má cũng đi chùa. Ngày rằm, mùng một, má cũng thắp hương. Rồi má dẫn cả bầy con lên chùa ăn chay. Má tôi quen mấy thầy ở chùa, mấy thầy dặn má vậy. Mà lúc đó, lên chùa ngày rằm, mùng một ăn chay cũng là tiết kiệm được một ít chi tiêu trong nhà. Bù lại, chủ nhật, má dẫn tôi lên chùa phụ các cô nấu cơm cho các thầy ăn. Vì vậy mà sau này, khi gia đình đã bớt khó khăn, mỗi lần ăn chay, má lại nấu một món “sang” một chút mà ngày xưa má học được ở chùa. Chẳng hạn ngoài chao, tương và rau muống luộc còn có thêm nấm đông cô chiên giòn, hay cải xào nấm… còn bọn tôi thì đã lớn rồi, đi làm có tiền thì mua thêm chả chay, có cả đùi gà chay về cho má. Nấm đông cô chiên giòn Đến khi má 70 tuổi, bà đã nghỉ hưu được 10 năm, má tôi đã quyết định dẫn con cái lên chùa quy y tam bảo. Từ đó, nhà tôi mới ăn chay thiệt sự. Ăn chay đúng với trai giới của đệ tử. Tuy không ăn chay trường nhưng những ngày rằm, mùng một, hay vía các Phật, má tôi đều nấu đồ chay ăn. Hay lúc cúng giỗ, má đều cúng chay. Ngày nhỏ, tuy nhà không theo đạo, nhưng tôi thích đi các nhà thờ, chùa chiền để ngắm cảnh, để hưởng không gian tĩnh lặng, bình yên và đặc biệt là bất cứ nhà thờ nào, chùa nào cũng có hương hoa ngọc lan. Mà tôi lại rất thích hoa ngọc lan, bông hoa trắng muốt, cánh hoa như năm ngón tay búp măng, thon thả của người còn gái kiều diễm úp vào nhau mà tỏa ngào ngạt hương. Tôi cũng làm quen được với các thầy, các cha. Được các thầy cho vào thư viện của chùa đọc sách, được các cha dạy hát thánh ca rồi cho vào ca đoàn hát lễ. Nhưng tôi lại không “tôn giáo”. Lúc nhỏ, tôi không suy nghĩ nhiều về tôn giáo, chỉ thấy Đức Phật là thần tiên mà Đức Chúa cũng là thánh thần. Thần thánh, với tôi đều là những người nhiều quyền phép và sẵn lòng giúp đỡ người khổ như trong những câu chuyện cổ tích. Cho nên với tôi, các Ngài đều rất vi diệu. Chính vì vậy mà tôi thích ăn chay. Ăn chay trong Đạo Phật là không sát sinh, chủ yếu ăn các thức có từ rau quả mà không phải giết bất cứ con vật nào để mà ăn. Còn trong Công giáo, ăn chay thường vào ngày thứ sáu, ăn được cá, không ăn thịt. Đạo Cao Đài ăn chay mỗi tháng 10 ngày, cữ ăn tất cả các loại thịt của các con trong 12 con giáp. Khoa học Châu Âu phát triển, phát hiện ra các thức ăn chay để chữa bệnh rất tốt như đậu nành, các loại rau quả. Họ cũng khuyến khích ăn chay dành cho những người béo phì có chế độ ăn kiêng. Thậm chí sau này ở Phương Đông, còn có những bài thức ăn chay chống được những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch… Do chất bổ ở các loại thảo mộc tinh khiết hơn các chất bổ từ thịt động vật. Ở nước mình, theo tôi được biết, nơi ăn chay phổ biến nhất là Huế. Bởi đây cũng từng là nơi được gọi là thủ phủ của Phật giáo. Ở các chùa Huế, ngày rằm, mồng một nào cũng có một bữa chay để đãi khách thập phương. Dù vậy, các tăng ni nấu rất ngon và bổ dưỡng. Còn có những gia đình Huế chỉ nấu tiệc chay khi đãi khách quý, bạn thân thật sự. Vì một bữa tiệc chay cũng đầy đủ các món giò lụa, chả quế, thịt gà… đều làm từ thực vật, nhưng dưới bàn tay của những bà nội trợ đảm đang, thì các món vừa được trình bày đẹp mắt, lại vừa ăn ngon hơn cả đồ mặn. Một trong những món chả độc đáo của Huế là làm từ chuối. Chuối mật gần chín, luộc lên rồi lột vỏ, xắt lát bỏ vào cối quết nhuyễn, nêm củ kiệu giã nhỏ, xì dầu, tiêu, muốn, đường, thính (thính làm từ bánh tráng mỏng nướng vàng rồi tán nhỏ) và bí đao xắt hạt lựu luộc chín, để vậy cho khô nước trộn vào với chuối cho đều. Tất cả được bó vào lá chuối hơ mềm cuốn tròn lại, buộc lạt chặt nấu nước sôi để lên xửng hấp độ 15 phút. Bắc ra rồi để nguội, khi nào ăn thì cắt lát bày tiệc. Còn chả quế thì làm đơn giản hơn: đậu khuôn hấp, bên trên phết một lớp phẩm màu nâu sẫm, rồi cắt miếng hình thoi dọn lên. Cái tài tình của cơm chay xứ Huế là bất cứ một món mặn nào, cả sơn hào hải vị… đều có thể làm chay giống y như vậy, nhiều khi mùi vị còn ngon hơn, đậm đà hơn. Ở miền Nam, nơi nổi tiếng các món chay chính là ở Tây Ninh. Ba chất liệu chính để nấu chay là: tàu hủ ky, tàu hủ váng và mì căn non. Ngoài ra còn các gia vị khác như: nấm rơm tươi, nấm rơm khô, nấm đông cô, nấm mèo, kim châm, bún tàu, tương hột, nước dừa tươi và khô. Ngoài ra các loại rau thường dùng là bông cải, bắp cải, cải ngọt, cà rốt, trái su, củ sắn và mía để ép nước nấu nước lèo… Một số món chay thông dụng người ta vẫn thường làm là: Nem làm bằng vỏ bưởi trộn tiêu hột, gói lá vông; Bì làm từ tàu hủ sống, gia vị, củ sắn; Chả làm bằng củ môn Đà Lạt, đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa ẩm thực đề thi văn hóa ẩm thực khuynh hướng ẩm thực chuyên ngành ẩm thực công nghệ thực phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất sữa tươi sạch TH True Milk
25 trang 409 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 227 5 0
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất bia và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bia
47 trang 220 0 0 -
BÀI BÁO CÁO : THIẾT BỊ PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
24 trang 204 0 0 -
Tiểu luận: Quá trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng
86 trang 197 0 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 190 0 0 -
14 trang 186 0 0