Ấn chương Việt Nam - Ấn chương ở một số cơ quan trung ương thời Nguyễn
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 806.55 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tổ chức hành chính trung ương thời Nguyễn gồm các hệ thống lục Bộ, lục Tự, chư nha, Giám sát trong đó có rất nhiều các cơ quan khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày những cơ quan có liên hệ mật thiết đến ấn triện như lục Bộ, Nội các; vì điều kiện không cho phép nên việc trình bày ở đây chỉ mang tính chất giới thiệu để công trình đảm bảo được tính hệ thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - Ấn chương ở một số cơ quan trung ương thời Nguyễn Ấn chương Việt Nam - Ấn chương ở một số cơ quan trung ương thời Nguyễn Tổ chức hành chính trung ương thời Nguyễn gồm các hệ thống lục Bộ, lục Tự, chư nha, Giám sát trong đó có rất nhiều các cơ quan khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày những cơ quan có liên hệ mật thiết đến ấn triện như lục Bộ, Nội các; vì điều kiện không cho phép nên việc trình bày ở đây chỉ mang tính chất giới thiệu để công trình đảm bảo được tính hệ thống. 1. Nội các với chức năng gắn liền với Kim ngọc Bảo Tỷ và các loại hình ấn chương khác Tiền thân của Nội các là Tam nội viện tức Văn phòng của Hoàng đế được lập từ năm Gia Long thứ 1 (1802). Chức Thượng bảo khanh được đặt ra là nơi coi giữ các Bảo Tỷ, ấn triện và chịu trách nhiệm “hầu Bảo” khi cần thiết. Năm 1820 khi lên ngôi, vua Minh Mệnh đã tinh giảm tổ chức Tam nội viện đổi làm Văn thư phòng. Văn thư phòng không dùng ấn quan mà dùng Quan phòng chức vụ trong giấy tờ văn bản. Ngay năm này nhà vua đã cho đúc ấn Quan phòng bằng đồng cho Văn thư phòng. Núm ấn chạm hình rau tảo, dây đeo màu đen. Mặt ấn hình chữ nhật, dài 1 tấc ngang 7 phân 2 ly, dày 2 phân 2 ly, khắc 5 chữ Triện Văn thư phòng quan phòng. Xem xét văn bản chữ Hán trong kho Châu bản triều Nguyễn, chúng tôi thấy hình dấu Văn thư phòng quan phòng đóng trong một bản tấu có niên đại năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Dấu hình chữ nhật, kích thước 3,2 x4,2cm. Năm chữ Triện chia 3 hàng, chữ “Phòng” ở giữa dài gấp đôi chữ khác, đó là 5 chữ Văn thư phòng quan phòng 文書防關防. Là ấn Quan phòng của Văn thư phòng[196]. (H. 125) Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) Văn thư phòng được đổi làm Nội các với biên chế lớn hơn và chức năng cũng quan trọng hơn trước. Bốn tào Thượng bảo, Ký chú, Đồ thư và Biểu bạ được hoàn thiện, trong đó Thượng bảo tào (có từ năm 1821) là nơi coi giữ các loại Bảo Tỷ cùng Quan phòng, ấn kiềm, Đồ ký của các nha môn. Những văn bản chữ Hán như các bản thảo chiếu biểu, bản phó dụ, châu dụ cũng được Thượng bảo tào coi giữ. Khi những chiếu, chỉ dụ đã được phân định hoặc những bản chương sớ, sách đã được vua xem xét ưng thuận thì Thượng bảo tào cùng với các cơ quan hữu trách họp thống nhất và tiến hành “hầu Bảo”. Khi đổi làm Nội các thì ấn Quan phòng cũng được thay đổi, ấn Văn thư phòng quan phòng cũ được bộ Lễ thu hồi không dùng nữa và thay vào đó là Quan phòng mới khắc 8 chữ Triện Sung biện nội các sự vụ quan phòng 充辨內閣事務關防. Trong Châu bản triều Nguyễn còn lưu giữ một số hình dấu này, dấu có kích thước 3,2x4,2cm, 8 chữ Triện chia 3 hàng, 2 chữ hàng giữa cao bằng 2/3 mỗi chữ hàng bên[197]. Đây là Quan phòng các chức quan được sung làm công việc Nội các[198]. Dấu Quan phòng trên khi đóng trên văn bản được gọi là Quan phòng của người phụng dụ (ở đầu bài) đóng đối diện mỗi tên người (khi có nhiều người phụng dụ ở các cơ quan khác nhau cùng chung một văn bản). Hoặc đóng dưới tên mình (khi chỉ có một người phụng dụ). Đây là bản phụng dụ Thiện bản, tức là bản sao thị thực của phiếu nghĩ phụng dụ, ở những bài dụ khi đến khâu “phê phụng” người ta lập thêm một bản sạch sẽ để lưu chiểu nên gọi là “Thiện bản”. Giá trị của bản sao này cao hơn bản thảo vì nó có dấu Quan phòng của người phụng dụ. (H. 126) Những bản có chữ vua phê thì quan Nội các họp cùng trực quan khác để duyệt, việc thuộc Bộ nào thì Nội các sao ra rồi đóng ấn Quan phòng Sung biện nội các sự vụ quan phòng đưa cho Bộ ấy thực hiện. Bản chính Nội các lưu giữ, những bản thảo dụ chỉ vua phê ban xuống, Nội các cùng trực quan duyệt và quan Nội các viết ra tập khác, nếu viết nhầm phải tẩy sửa thì những chỗ sửa đó phải đóng ấn Quan phòng của Nội các. Đời Đồng Khánh sau này, những chỗ sửa chữa đóng dấu kiềm có 2 chữ “Nội các”. Khi quan Nội các được phê phụng lời chỉ dụ thì sau này cũng phải đóng dấu Quan phòng Nội các vào đầu trang trước dòng ghi niên hiệu và phải ghi tên họ viên Nội các phê phụng. Khi vua có ban lời dụ chỉ cho nha môn nào thì đường quan của nha môn ấy trực tiếp hầu duyệt, sau đó giao bản cam kết và Quan phòng ấn triện của đường quan ấy lưu tại Nội các tâu lại, viết rõ rồi đóng ấn Quan phòng của nha môn và cả của Nội các vào các văn bản đó. Những tập tấu hoặc sắc văn có Châu phê, Châu cải, Châu khuyên hoặc Châu điểm thì Nội các lấy ngay bản phụ ấy, hoặc giấy khác viết theo đúng mẫu trên. Phần cuối viết rõ chữ “Nội các kính sao” rồi đóng ấn Quan phòng Sung biện nội các sự vụ quan phòng và phát xuống trực ty tuân nhận. Những bản chính dụ chỉ có Châu phê xuống các địa phương thì Nội các nhận sao lại rồi viết rõ năm tháng ngày truy sao và kí tên đóng ấn Quan phòng Nội các làm bằng cứ đối chiếu. Tất cả những văn bản phải đóng ấn Bảo Tỷ đều được Nội các cùng trực quan, lục Bộ, Khoa đạo thực hiện hết sức nghiêm cẩn, phạm lỗi nhẹ cũng bị tội. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) chỉ vì giấy niêm vàng phiếu nghĩ bộ Binh chưa được Châu điểm mà Bộ, Ty không xem kỹ đã vội chuyển cho Nội các đóng ấn Kim Bảo. Lỗi bị phát hiện, lập tức chức Đãi chiếu ở Nội các và các viên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - Ấn chương ở một số cơ quan trung ương thời Nguyễn Ấn chương Việt Nam - Ấn chương ở một số cơ quan trung ương thời Nguyễn Tổ chức hành chính trung ương thời Nguyễn gồm các hệ thống lục Bộ, lục Tự, chư nha, Giám sát trong đó có rất nhiều các cơ quan khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày những cơ quan có liên hệ mật thiết đến ấn triện như lục Bộ, Nội các; vì điều kiện không cho phép nên việc trình bày ở đây chỉ mang tính chất giới thiệu để công trình đảm bảo được tính hệ thống. 1. Nội các với chức năng gắn liền với Kim ngọc Bảo Tỷ và các loại hình ấn chương khác Tiền thân của Nội các là Tam nội viện tức Văn phòng của Hoàng đế được lập từ năm Gia Long thứ 1 (1802). Chức Thượng bảo khanh được đặt ra là nơi coi giữ các Bảo Tỷ, ấn triện và chịu trách nhiệm “hầu Bảo” khi cần thiết. Năm 1820 khi lên ngôi, vua Minh Mệnh đã tinh giảm tổ chức Tam nội viện đổi làm Văn thư phòng. Văn thư phòng không dùng ấn quan mà dùng Quan phòng chức vụ trong giấy tờ văn bản. Ngay năm này nhà vua đã cho đúc ấn Quan phòng bằng đồng cho Văn thư phòng. Núm ấn chạm hình rau tảo, dây đeo màu đen. Mặt ấn hình chữ nhật, dài 1 tấc ngang 7 phân 2 ly, dày 2 phân 2 ly, khắc 5 chữ Triện Văn thư phòng quan phòng. Xem xét văn bản chữ Hán trong kho Châu bản triều Nguyễn, chúng tôi thấy hình dấu Văn thư phòng quan phòng đóng trong một bản tấu có niên đại năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Dấu hình chữ nhật, kích thước 3,2 x4,2cm. Năm chữ Triện chia 3 hàng, chữ “Phòng” ở giữa dài gấp đôi chữ khác, đó là 5 chữ Văn thư phòng quan phòng 文書防關防. Là ấn Quan phòng của Văn thư phòng[196]. (H. 125) Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) Văn thư phòng được đổi làm Nội các với biên chế lớn hơn và chức năng cũng quan trọng hơn trước. Bốn tào Thượng bảo, Ký chú, Đồ thư và Biểu bạ được hoàn thiện, trong đó Thượng bảo tào (có từ năm 1821) là nơi coi giữ các loại Bảo Tỷ cùng Quan phòng, ấn kiềm, Đồ ký của các nha môn. Những văn bản chữ Hán như các bản thảo chiếu biểu, bản phó dụ, châu dụ cũng được Thượng bảo tào coi giữ. Khi những chiếu, chỉ dụ đã được phân định hoặc những bản chương sớ, sách đã được vua xem xét ưng thuận thì Thượng bảo tào cùng với các cơ quan hữu trách họp thống nhất và tiến hành “hầu Bảo”. Khi đổi làm Nội các thì ấn Quan phòng cũng được thay đổi, ấn Văn thư phòng quan phòng cũ được bộ Lễ thu hồi không dùng nữa và thay vào đó là Quan phòng mới khắc 8 chữ Triện Sung biện nội các sự vụ quan phòng 充辨內閣事務關防. Trong Châu bản triều Nguyễn còn lưu giữ một số hình dấu này, dấu có kích thước 3,2x4,2cm, 8 chữ Triện chia 3 hàng, 2 chữ hàng giữa cao bằng 2/3 mỗi chữ hàng bên[197]. Đây là Quan phòng các chức quan được sung làm công việc Nội các[198]. Dấu Quan phòng trên khi đóng trên văn bản được gọi là Quan phòng của người phụng dụ (ở đầu bài) đóng đối diện mỗi tên người (khi có nhiều người phụng dụ ở các cơ quan khác nhau cùng chung một văn bản). Hoặc đóng dưới tên mình (khi chỉ có một người phụng dụ). Đây là bản phụng dụ Thiện bản, tức là bản sao thị thực của phiếu nghĩ phụng dụ, ở những bài dụ khi đến khâu “phê phụng” người ta lập thêm một bản sạch sẽ để lưu chiểu nên gọi là “Thiện bản”. Giá trị của bản sao này cao hơn bản thảo vì nó có dấu Quan phòng của người phụng dụ. (H. 126) Những bản có chữ vua phê thì quan Nội các họp cùng trực quan khác để duyệt, việc thuộc Bộ nào thì Nội các sao ra rồi đóng ấn Quan phòng Sung biện nội các sự vụ quan phòng đưa cho Bộ ấy thực hiện. Bản chính Nội các lưu giữ, những bản thảo dụ chỉ vua phê ban xuống, Nội các cùng trực quan duyệt và quan Nội các viết ra tập khác, nếu viết nhầm phải tẩy sửa thì những chỗ sửa đó phải đóng ấn Quan phòng của Nội các. Đời Đồng Khánh sau này, những chỗ sửa chữa đóng dấu kiềm có 2 chữ “Nội các”. Khi quan Nội các được phê phụng lời chỉ dụ thì sau này cũng phải đóng dấu Quan phòng Nội các vào đầu trang trước dòng ghi niên hiệu và phải ghi tên họ viên Nội các phê phụng. Khi vua có ban lời dụ chỉ cho nha môn nào thì đường quan của nha môn ấy trực tiếp hầu duyệt, sau đó giao bản cam kết và Quan phòng ấn triện của đường quan ấy lưu tại Nội các tâu lại, viết rõ rồi đóng ấn Quan phòng của nha môn và cả của Nội các vào các văn bản đó. Những tập tấu hoặc sắc văn có Châu phê, Châu cải, Châu khuyên hoặc Châu điểm thì Nội các lấy ngay bản phụ ấy, hoặc giấy khác viết theo đúng mẫu trên. Phần cuối viết rõ chữ “Nội các kính sao” rồi đóng ấn Quan phòng Sung biện nội các sự vụ quan phòng và phát xuống trực ty tuân nhận. Những bản chính dụ chỉ có Châu phê xuống các địa phương thì Nội các nhận sao lại rồi viết rõ năm tháng ngày truy sao và kí tên đóng ấn Quan phòng Nội các làm bằng cứ đối chiếu. Tất cả những văn bản phải đóng ấn Bảo Tỷ đều được Nội các cùng trực quan, lục Bộ, Khoa đạo thực hiện hết sức nghiêm cẩn, phạm lỗi nhẹ cũng bị tội. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) chỉ vì giấy niêm vàng phiếu nghĩ bộ Binh chưa được Châu điểm mà Bộ, Ty không xem kỹ đã vội chuyển cho Nội các đóng ấn Kim Bảo. Lỗi bị phát hiện, lập tức chức Đãi chiếu ở Nội các và các viên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
di tích lịch sử lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử kiến thức lịch sử Ấn chương Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 187 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 115 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Đỗ Lâm Thượng
11 trang 113 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 95 1 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 68 0 0 -
82 trang 62 0 0
-
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 60 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 52 0 0 -
86 trang 50 0 0
-
10 trang 48 0 0