Danh mục

GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.89 KB      Lượt xem: 73      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa: Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm cả những con người từ xã hội cũ để lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mang những nét đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, song vẫn còn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng, tác phong, thói quen của xã hội cũ. Cho nên, quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8bước hoàn thiện nhân cách. - Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa: Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm cả những con người từ xã hội cũđể lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người sốngdưới chế độ xã hội chủ nghĩa mang những nét đặc trưng của chủ nghĩa xãhội, song vẫn còn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng, tác phong, thóiquen của xã hội cũ. Cho nên, quá trình xây dựng con người mới xã hội chủnghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ vàcái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu. Con người xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể trong quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội, vừa là sản phẩm của quá trình đó. Một mặt, trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, con người tạo ranhững điều kiện cơ sở vật chất ngày một tốt hơn, phục vụ con người ngàymột chu đáo hơn, cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn, môitrường xã hội ngày càng trong sạch, ngày càng nhân văn hơn, do vậy, càngcó những điều kiện để xây dựng nên những phẩm chất của con người xãhội chủ nghĩa. Mặt khác, cũng chính trong quá trình lao động cải tạo tựnhiên, cải tạo xã hội mà con người cải tạo chính bản thân mình, tự rènluyện khắc phục những hạn chế, thiếu sót của bản thân. Mỗi thời kỳ lịch sử, trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất,của trình độ phát triển xã hội, cần phải xác định mô hình con người cần xâydựng. Toàn bộ mọi hoạt động của xã hội, hệ thống luật pháp, những chínhsách kinh tế - xã hội, mục tiêu của giáo dục - đào tạo phải hướng vào mụctiêu đó, hình thành những phẩm chất con người theo bản chất, mục tiêu xãhội chủ nghĩa. Một khi con người đã hình thành với những phẩm chất tốtđẹp đó lại trở thành chủ thể tự giác để phát triển xã hội theo mục tiêu xã hộichủ nghĩa. Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu những giá trị truyềnthống của dân tộc, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, những đặctrưng con người xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phấn đấu xây dựng là: + Con người xã hội chủ nghĩa là con người có ý thức, trình độ và nănglực làm chủ. Đồng thời xã hội tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị,xã hội, v.v. để con người thực hiện được quyền làm chủ đó. + Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thứcsâu sắc về công việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật,có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động,hiệu quả lao động của bản thân. 161 + Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hoá, có tìnhnghĩa với anh em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mìnhtrong từng mối quan hệ xã hội và giải quyết đúng đắn được những mốiquan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt,ra sức rèn luyện sức khoẻ, bảo đảm phát triển toàn diện cá nhân. + Con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêu nước,thương dân, có tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhânvăn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ những thành quả cách mạng; kiên quyết đấu tranh làm thấtbại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù. b) Nguồn lực con người Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồnlực khoa học - công nghệ, nguồn vốn, nguồn lực con người thì nguồn lựccon người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khaithác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Chúng ta biếtrằng, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, nguồn vốn có vai trò rất lớn trongsự phát triển của một quốc gia. Song những yếu tố đó ở dưới dạng tiềmnăng, tự chúng là những khách thể bất động. Chúng chỉ trở thành nhân tốkhởi động, và phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người.Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con ngườingày càng đa dạng và phong phú và có khả năng nội sinh không bao giờcạn. Ngược lại nguồn lực con người càng được sử dụng, lại càng được nângcao chất lượng và hiệu quả. Các lĩnh vực khoa học khác nhau, có thể hiểu nguồn lực theo nhữngcách khác nhau, nhưng chung nhất nguồn lực là một hệ thống các nhân tốmà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nênsự phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó. Từ cách hiểu như vậy, nguồn lực con người là những yếu tố ở trongcon người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người. Ngânhàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trílực, kỹ năng, nghề nghiệp, v.v.) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy độngđược trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó. Qua các ý kiến khác nhau có thể hiểu, nguồn lực con người là tổng thểnhững yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ trithức, vị thế xã hội, v. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: