Danh mục

Ấn chương Việt Nam - Ấn chương trong binh chế quân đội thời Nguyễn

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 843.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổ chức quân đội và ấn dấu của một số danh tướng đầu thời Nguyễn Quân đội nhà Nguyễn có tiền thân từ thời các chúa Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranh với nhà Tây Sơn, quân đội là lực lượng căn bản để thành lập nhà Nguyễn, và sau này khi nhà Nguyễn đã giành được quyền thống trị thì quân đội trở thành một bộ phận quan trọng của nhà nước phong kiến Việt Nam đương thời. Khi Nguyễn Phúc Ánh xưng vương ở Sài Gòn (năm 1780) thì quân đội nhà Nguyễn đã được tổ chức và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - Ấn chương trong binh chế quân đội thời Nguyễn Ấn chương Việt Nam - Ấn chương trong binh chế quân đội thời Nguyễn1. Tổ chức quân đội và ấn dấu của một số danh tướng đầu thời NguyễnQuân đội nhà Nguyễn có tiền thân từ thời các chúa Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranhvới nhà Tây Sơn, quân đội là lực lượng căn bản để thành lập nhà Nguyễn, và sau này khinhà Nguyễn đã giành được quyền thống trị thì quân đội trở thành một bộ phận quan trọngcủa nhà nước phong kiến Việt Nam đương thời.Khi Nguyễn Phúc Ánh xưng vương ở Sài Gòn (năm 1780) thì quân đội nhà Nguyễn đãđược tổ chức và trang bị tương đối đầy đủ. Biên chế quân đội Nguyễn theo hình thức Ngũchế, mỗi bậc chia làm năm: Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Cấp Quân là cấp cao nhất vàđược chia làm năm Quân: Trung quân, Tiền quân, Tả quân, Hữu quân và Hậu quân. MỗiQuân có một viên Chưởng phủ sự hay một chức Đô thống đứng đầu, thường được ghi làĐô thống phủ chưởng phủ sự. Có binh chủng đặt Doanh không đặt Quân, cấp Doanh nhỏhơn cấp Quân, mỗi Doanh có 5 Vệ đều do một chức Đô thống hay một quan Thống chếchỉ huy, dưới cấp Quân, Doanh là cấp Vệ hoặc Cơ, dưới Vệ, Cơ là cấp Đội, Thuyền.Sau này khi chiến tranh chấm dứt, nhà Nguyễn đặt riêng lực lượng quân đội ở kinh gồmba loại: Thân binh, Cấm binh và Tinh binh. Mỗi Binh chia làm các Doanh, Vệ hoặc Viện,thuộc cấp có các Đội, Ban. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đặt cấp tỉnh, đứng đầu quânbinh ở tỉnh là chức Đề đốc hoặc Lãnh binh, Phó Lãnh binh, tùy t ừng tỉnh lớn hay nhỏ màđặt cấp số Vệ, Cơ, Đội nhất định.Hàng ngũ tướng tá trong quân đội, từ Đại t ướng đứng đầu Quân cho đến Viên chỉ huy ởcấp Đội, Thuyền đều được ban cấp ấn kiềm, Quan phòng hoặc Đồ ký để dùng trong việcquân binh. Mặt ấn dấu thường khắc tên đơn vị, tên chức vụ, hoặc cả tên đơn vị và tênchức vụ trong một quả ấn.Thời Gia Long Nguyễn Ánh cho đến giai đoạn đầu triều Minh Mệnh, tướng lĩnh trongquân đội giữ vị trí then chốt trong chính quyền. Hầu hết các Đại t ướng đứng đầu nămQuân đều là những đại thần quan trọng của triều đ ình. Chức vụ và quyền hạn của tướnglĩnh hơn hẳn các văn quan mặc dầu phẩm trật có ngang nhau. Sự biến đổi từ những đạitướng cầm quân trong chiến trận trở thành viên quan cai tr ị về mặt hành chính các cấp làđặc trưng nổi bật của tổ chức hành chính quan chế đầu thời Nguyễn.Nhiều tướng tài theo giúp Nguyễn Ánh, nhưng khi chiến tranh chấm dứt chỉ còn lại số íttướng lĩnh có tên tuổi như Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Nhân, Lê Văn Duyệt v.v…Họ đều là những Đại tướng đứng đầu một trong các Quân, khi được phong chức cáctướng trên đều được nhận ấn tín. Ấn tín ở đây biểu thị cho quyền lực của viên tướng vàpháp lệnh của vương triều đối với quân đội và cả dân chúng. Sử liệu đã giúp ta biết đượcấn của năm tướng ở năm Quân đều được làm bằng đồng, phần núm ấn đúc hình kỳ lân,mặt dấu hình vuông, kích thước 2 tấc, 1 phân 6 ly, trọng lượng và thể tích rất lớn chỉ saumột số Bảo Tỷ của Hoàng đế Nguyễn. Những hiện vật ấn tín này đáng tiếc cho đến nayhầu hết không còn giữ được.Hiện vật tuy đã mất nhưng dấu tích vẫn còn. Trong tập Công văn cựu chỉ còn lưu giữhình dấu của Tiền quân Nguyễn Văn Thành, dấu hình vuông cỡ 9,3x9,3cm, bốn chữTriện vuông vức xếp theo hai hàng là 4 chữ Tiền quân chi ấn 前軍之印 (ấn của Tiềnquân). Dấu được đóng ở dưới dòng ghi niên hiệu Gia Long nguyên niên bát nguyệt sơthất nhật. Trước trang có hình dấu là trang có dòng chữ Hán Khâm sai chưởng tiền quânbình tây đại tướng quân quận công. (H. 145)Việc khẳng định con dấu này là của Nguyễn Văn Thành là chính xác. Sử cũ ghi: “… ChoKhâm sai chưởng Tiền quân Bình tây Đại tướng quân điều bát chư đạo Bộ binh Quậncông”[209]. Con dấu Tiền quân chi ấn của Nguyễn Văn Thành được đóng vào ngày 7tháng 8 năm Gia Long thứ 1 (1802) trong một văn bản chữ Hán ngắn gọn nói về huyệnLạc Thổ, phủ Thiên Quan, xứ Thanh Hoa ngoại.Châu bản triều Nguyễn đã giúp chúng tôi tìm được dấu tích của những tướng lĩnh khácngoài Nguyễn Văn Thành. Trong quyển 2 trang 239 đời Gia Long có hình dấu vuông cỡlớn màu son, kích cỡ, bố cục, tự dạng đều giống như dấu Tiền quân chi ấn chỉ khác bốnchữ Triện bên trong là Hữu quân chi ấn 右軍之印 (ấn của Hữu quân). Trang bên còn ghirõ dòng chữ Hán Khâm sai chưởng hữu quân thần Nguyễn Văn Nhân. Sử cũ ghi lại khitheo Nguyễn Ánh thì Nguyễn Văn Nhân mới là Cai đội, khi chiến tranh chấm dứtNguyễn Văn Nhân được thăng là Khâm sai chưởng Hữu quân Bình Tây tướng quân. (H.146)Gần đây trong bài Chủ nhân ấn đồng năm 1802 ? hai tác giả Nguyễn Hữu Thông vàNguyễn Văn Đăng đã giới thiệu quả ấn Tả quân chi ấn mà họ đã tìm được ở Huế năm1992. Xin được trích dẫn bài viết trên.“Ấn được đúc bằng đồng thau. Hình thể quả ấn gồm 2 phần:Phần núm đúc hình con kỳ lân, miệng ngậm hạt châu, đầu to ngẩng cao, thân tròn, đuôiđài vượt quá phần thân. Hai bên hông từ chân đến lưng có 4 dải trang trí đao lửa đúc nổi;sống lưng chạm vân thủy ba. Dáng nét tinh xảo, bề thế. Toàn bộ chiều cao của núm ấn(con lân) và thân ấn l ...

Tài liệu được xem nhiều: