Danh mục

Ấn chương Việt Nam - Ấn chương Việt Nam thời Mạc (1527 - 1592)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.69 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bối cảnh lịch sử Triều Mạc chính thức được thiết lập năm 1527 do Mạc Đăng Dung phế lật được nhà Lê sơ để rồi bắt đầu cho thời kỳ nội chiến kéo dài. Tuy tồn tại đến 150 năm, nhưng thực chất triều Mạc chỉ đóng đô được ở Thăng Long hơn 60 năm, thời gian còn lại chiếm cứ Cao Bằng cho đến khi bị tiêu diệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - Ấn chương Việt Nam thời Mạc (1527 - 1592) Ấn chương Việt Nam - Ấn chương Việt Nam thời Mạc (1527 - 1592) 1. Bối cảnh lịch sử Triều Mạc chính thức được thiết lập năm 1527 do Mạc Đăng Dung phế lật được nhà Lêsơ để rồi bắt đầu cho thời kỳ nội chiến kéo dài. Tuy tồn tại đến 150 năm, nhưng thực chất triều Mạc chỉ đóng đô được ở Thăng Long hơn 60 năm, thời gian còn lại chiếm cứ Cao Bằng cho đến khi bị tiêu diệt. Triều Lê Trung hưng đã coi nhà Mạc là “Ngụy triều” nên đã không có một bộ sử nào chính thức được thực hiện riêng về nhà Mạc. Đồng thời mấy thế kỷ qua với bao cuộc chiến cùng thiên tai đã chôn vùi hết các hiện vật ấn triện và thưtịch tài liệu về nhà Mạc; do đó viết về ấn chương triều Mạc chúng tôi chỉ căn cứ vào rất ít hiện vật và văn bản có in hình dấu giai đoạn này.Tiếp thu tinh thần của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Việt Nam quốc gia là phải có Bảo Tỷ, nên ngay từ khi mới lên ngôi Mạc Đăng Dung đã cho tìm và lấy ngay 6 ấn Kim Bảo từ thời Lê Thánh Tông là Thuận thiên thừa vận chi bảo, Đại thiên hành hóa chibảo, Chế cáo chi bảo, Sắc mệnh chi bảo, Ngự tiền chi bảo và Ngự tiền tiểu bảo. Việc này không thấy một sách sử nào ghi lại. Những vấn đề đại sự quốc gia được ban bố ra quốc dân thiên hạ như chiếu, chỉ, cáo, sắc v.v… thì nhà Mạc vẫn dùng theo cách của nhà Lê sơ, các văn bản này đều được đóng dấu Kim Bảo. Việc Mạc Đăng Dung lên ngôi năm 1527 ở Thăng Long phải chăng đã có tờ chiếu nhường ngôi được đóng dấu Kim Bảo Thuận thiên thừa vận chi bảo để ra mắt thiên hạ (?) Tiếp theo là Mạc Đăng Doanh và những người kế nghiệp vẫn dùng các loại văn bản có đóng dấu Kim Bảo Sắc mệnh chibảo được ban bố đến các địa phương. Chính sự lưu truyền rộng rãi trong dân gian các loại hình sắc phong đã giữ lại được cho chúng ta đến ngày nay chứng tích về dấu Kim Bảonày thời Mạc. Tại hai điểm di tích ở hai tỉnh khác nhau thuộc đồng bằng Bắc Bộ hiện còn lưu giữ được các sắc phong có niên đại năm Minh Đức nguyên niên (1527) đời MạcĐăng Dung, Quảng Hòa năm đầu (1540) đời Mạc Đăng Doanh và năm Sùng Khang thứ 9 (1574) đời Mạc Mậu Hợp. Đó là những minh chứng cho việc Mạc Đăng Dung đã lấy được một số Kim Bảo ngay từ khi lên ngôi để sử dụng. Chính quyền nhà Mạc về cơ bản vẫn duy trì tổ chức hành chính giống thời Lê sơ. Hệ thống lục Bộ là cơ quan hành chính quan trọng nhất trong chính quyền trung ương vớicác chức Thượng thư, Tả, Hữu Thị lang đứng đầu mỗi Bộ. Hệ thống Giám sát với Ngự sử đài và cơ quan Giám sát có các chức Đô Ngự sử, Phó Đô ngự sử, Thiêm Đô ngự sử, Giám sát Ngự sử các Đạo và Cấp sự trung lục Khoa kết hợp cùng lục Bộ. Hàn lâm viện và tòa Đông các là những cơ quan thiết yếu gần cạnh Hoàng đế thường là do các chứcThượng thư, Tả Hữu Thị lang kiêm nhiệm. Ở Hàn lâm viện là các chức Chưởng Hàn lâmviện, Thị độc, Thị thư, Đãi chế, Kiểm thảo. Ở Đông các người đứng đầu là Đại học sĩ tiếp đến Học sĩ rồi Hiệu thư. Nhà Mạc cũng lập Tôn nhân phủ và Quốc tử giám với cơ cấu tổ chức và hoạt động giống nhà Lê sơ. Sự hoạt động của các cơ quan trung ương thời Mạc gắn liền với ấn tín cùng các văn bản phải đóng dấu. Tòa Đông các tiếp nhận chương sớ,nhận cáo sắc đóng dấu, truyền lưu hoặc tấu lên vua. Những văn thư quan trọng phải đóng Kim Bảo thì phải có một Hội đồng gồm đại diện bộ Lễ, Giám sát Ngự sử, Đông các và Thị vệ cùng thực thi đóng dấu.Mỗi cơ quan trung ương đều được ban cấp ấn tín riêng để sử dụng. Sáu Bộ phải có sáu ấnkhác nhau của riêng Bộ mình do Thượng thư quản. Các chức Ngự sử và đứng đầu Khoa,Đạo ở hệ thống Giám sát đều có ấn tín riêng của cơ quan mình, các cấp dưới được dùng tín ký riêng trong cả việc công và việc tư.Tổ chức chính quyền địa phương thời Mạc về cơ bản vẫn duy trì giống thời Lê sơ. Ngay năm lên ngôi Mạc Đăng Dung đã chia nước thành 13 đạo Thừa tuyên là các đạo KinhBắc, Sơn Nam, Sơn Tây, Hải Dương, Lạng Sơn, Ninh Sóc, Tuyên Quang, Hưng Hóa, AnBang, Thanh Hoa, Nghệ An, Thuận Hóa và Quảng Nam. Mỗi đạo gồm ba bộ phận gọi là tam Ty: Thừa tuyên sứ ty (Thừa ty), Hiến sát sứ ty (Hiến ty), Đô chỉ huy sứ ty (Đô ty). Trong đó Thừa ty với chức Thừa chánh sứ đứng đầu là quan trọng hơn cả, có hai chức phó là Tham chính và Tham nghị phụ giúp. Đô ty có chức Đô chỉ huy sứ và Đồng tri,Thiêm sự. Đây là lực lượng quân sự địa phương của mỗi đạo có biên chế và tổ chức chặt chẽ. Thời Mạc cấp phủ là đơn vị hành chính dưới đạo quản các huyện, châu. Tri phủ là chứcđứng đầu một phủ và có Đồng Tri phủ làm phó phụ giúp. Dưới phủ là huyện có các chức Tri huyện cùng Huyện thừa cai quản. Châu cũng như huyện có chức Tri châu và ĐồngTri châu làm phó. Dưới huyện, châu là cấp phường xã mà ở châu còn có thêm cấp cơ sởđộng, sách. Ở mỗi đạo, các ty đều được phát công ấn để dùng, các chức phó cũng có các ấn nhỏ tín ký riên ...

Tài liệu được xem nhiều: