Danh mục

Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực Tôn giáo tín ngưỡng thời Nguyễn

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 518.55 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xã hội phong kiến thời Nguyễn rập khuôn hoàn toàn theo khuôn mẫu của xã hội phong kiến Việt Nam trước nó. Tư tưởng Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) đã ăn sâu cắm rễ vào con người Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực Tôn giáo tín ngưỡng thời NguyễnẤn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực Tôn giáo tínngưỡng thời NguyễnXã hội phong kiến thời Nguyễn rập khuôn ho àn toàn theo khuôn mẫu của xã hội phongkiến Việt Nam trước nó. Tư tưởng Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) đã ăn sâucắm rễ vào con người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Ở một xã hội phong kiến nghèo nàn lạchậu, bế tắc chồng chất khiến con người luôn tìm đến tôn giáo tín ngưỡng, hy vọng một sựgiải thoát hữu hiệu. Tâm linh họ đến cửa Phật, thánh, thần, ông ho àng, bà chúa v.v… mộttấm lòng thành những mong được bình an và giải hạn. Lời thỉnh cầu của họ được gửi gắmvào lá sớ hóa cùng vàng mã, vào lá bùa dùng để trấn yểm v.v… Trên những lá sớ, lá bùađó thường có in hình con dấu riêng biệt đặc trưng cho loại hình sớ và từng loại bùa khácnhau.Không như là sớ được lưu hành rộng rãi tự do, lá bùa chỉ có ở các thầy cúng, thầy phùthủy. Khi gia chủ yêu cầu về việc gì thì thầy sẽ cho đạo bùa đúng yêu cầu đó. Nhữngngười dựng nhà mới, dù đất có dữ hay không, nhưng lễ “Nhập trạch” họ thường mời thầyhành lễ và đặt bùa “Trấn trạch” ở nhiều chỗ trong ngôi nhà. Trên lá bùa, ngoài nhữngdòng ghi chữ Hán, những nét bùa chú còn in một hoặc hai ba hình ấn dấu. Không chỉ cómột mà có vài ba loại bùa “Trấn trạch” khác nhau. Hình dấu ở mỗi loại cũng hoàn toànkhác nhau, cái hình vuông, cái hình chữ nhật, cái to, cái nhỏ v.v… Những gia đ ình cóngười mới mất bị phạm vào ngày giờ trùng tang, trùng phục hay nhất Sa, nhị Sa, tam Sav.v…, gia chủ mời thầy về hành lễ. Thầy cho nhiều bùa khác nhau. Ngoài các lọ bùa yếmở mả, ở cổng ngõ, tám góc trên dưới trong nhà, các cửa, bùa cuốn vào tay người mất, vàdán trong áo quan, lá bùa to đắp vào mặt người mất, và dán trên các cửa ra vào v.v…Ngoài bùa trấn trạch và bùa tang ma ra còn nhiều loại bùa khác nữa có các nét tróc, phọcvà những nét vẽ, viết loằng ngoằng cực kỳ khó hiểu. Ở một số loại bùa thường có in hìnhcon dấu khác nhau, những hình dấu này đều được đóng từ mỗi quả ấn ở chùa, đền hayđiện thờ.Qua những chuyến công tác đến nhiều chùa, đền, điện thờ khác nhau chúng tôi đã in chụpđược một số hiện vật ấn tín bằng gỗ. Số ấn này được làm theo nhiều kiểu khác nhau,nhưng đều có điểm chung là hình thể đơn giản, núm cầm thấp, đế ấn mỏng, văn khắc theothể chữ Triện và cùng có chất liệu từ gỗ đào, gỗ lê. Theo lời kể của những người giữ ấnvà xem xét cụ thể từng quả ấn, chúng tôi chỉ có thể xác định những ấn này có niên đạikhoảng trên dưới 100 năm, tức là vào giai đoạn cuối thời Nguyễn. Trong số đó có ấnđược quét sơn ta màu đỏ, có ấn thì để mộc.Đầu tiên xin nói đến quả ấn dùng đóng trên sớ ở một ngôi chùa ở Thường Tín, Hà Tây.Ấn hình vuông thuôn theo hình tháp thấp, núm nhỏ có khắc chữ Thượng 上. Dấu hìnhvuông kích thước 7x7cm, viền ngoài khắc họa tiết, bên trong là 4 chữ Triện Phật pháptăng bảo 佛法僧寶 (Bảo ấn của Phật - pháp - tăng, còn có nghĩa là Tam bảo). Dấu Phậtpháp tăng bảo chuyên dùng đóng trên lá sớ. Hiện nay ở nhiều chùa, đền còn lưu giữ ấn gỗcó nội dung văn khắc giống như quả ấn này. (H. 223 a,b,c)Năm 1998 chúng tôi được một cán bộ văn hóa tỉnh Lai Châu cung cấp bản chụp và dấucủa một quả ấn đồng mà ông đã chụp từ hiện vật được lưu ở một ngôi đền cổ thuộc LaiChâu. Ấn có núm cầm hình một con thú ngồi vươn cổ ngẩng đầu, chống chân trước,chiều cao ấn là 7,5cm, đế ấn hình vuông kích thước 5,3x5,3cm. Mặt dấu hình vuông bằngcỡ mặt đế ấn, viền ngoài khắc họa tiết, bên trong là 4 chữ khắc theo lối Chân, là 4 chữPhật pháp tăng bảo, hai chữ Phật, pháp được khắc theo kiểu phồn thể 灋僧寶. Đây làquả ấn đồng có hình thể lạ và văn khắc khác với kiểu chữ thường dùng trong ấn chương.(H. 224 a,b,c)Ngoài số ít ấn tín có nội dung trùng lặp ở Phật giáo, còn lại hầu hết là những ấn tín thuộcĐạo giáo. Số ấn này hiện được lưu giữ ở nhiều ngôi đền, điện thờ đức Thánh Trần HưngĐạo, tam, tứ phủ công đồng, Ngọc hoàng thượng đế, chư vị Thánh mẫu cùng các đệ tử bàchúa, ông hoàng v.v… Xin được giới thiệu một số ấn bằng gỗ tiêu biểu. Những quả ấnnày có hình thức khác nhau, núm ấn chiếc nào làm đơn giản thì để mộc, chiếc nào đẽogọt cẩn thận thì quét sơn ta. Mặt đế ấn khắc viền để rìa cạnh, chữ Triện khắc vuông vứcvà rõ nét. Ấn thứ nhất làm theo kiểu hình tháp bằng đầu, ngoài phủ lớp sơn ta đã cũ, cao4,8cm. Mặt đế hình vuông cỡ 3,3x3,3cm có khắc chữ Thượng (上). Mặt trên hình vuôngcỡ 4,2x4,2cm. Mặt dấu hình vuông bằng cỡ mặt đế ấn, đế viền ngoài 0,5cm, bên trong là4 chữ Triện Kiếp Bạc linh phù 劫泊靈符. Đây là phù ấn đóng trên các đạo bùa ở đềnKiếp Bạc. (H. 225 a,b,c)Các ấn tiếp theo dưới đây đều có chung hình thức là núm cầm ngắn, gần như không cóchiều cao của ấn, phần độ dầy của đế ấn gắn liền với núm cầm. Quả ấn có phần mặt ấnkhắc đường gờ lượn góc, núm cầm thấp nhưng rộng và cạnh uốn hình sóng nước, trênmặt khắc chữ Chính (正) Mặt đế ấn hình vuông kích thước 5,5x5,5cm. Mặt dấu hìnhvuông bằng cỡ đế ấn, để viền ngoài 0,8cm, bên trong là 4 chữ Tri ...

Tài liệu được xem nhiều: