Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG IV TÍN KÝ, KÝ VÀ ẤN TƯ NHÂN THỜI NGUYỄN
Số trang: 31
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.03 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tín Ký và Ký với dấu tên riêng Sự đa dạng của ấn chương còn thể hiện trong loại hình ấn triện nhỏ mà chúng tôi tạm đặt là Tín Ký 信記 và Ký 記. Ngay từ thời Gia Long, tất cả các quan tướng lớn nhỏ trong triều ngoài kinh ai cũng được phép tự chế tạo một quả ấn nhỏ cho riêng mình. Việc tạo ấn này mang tính tự do giống với ấn tư nhân trên mọi lĩnh vực ngoài xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG IV TÍN KÝ, KÝ VÀ ẤN TƯ NHÂN THỜI NGUYỄNẤn chương Việt Nam - CHƯƠNG IV TÍN KÝ, KÝ VÀ ẤN TƯ NHÂN THỜI NGUYỄN I. Tín Ký và Ký với dấu tên riêngSự đa dạng của ấn chương còn thể hiện trong loại hình ấn triện nhỏ mà chúng tôi tạm đặt là Tín Ký 信記 và Ký 記.Ngay từ thời Gia Long, tất cả các quan tướng lớn nhỏ trong triều ngoài kinh ai cũng được phép tự chế tạo một quả ấn nhỏ cho riêng mình. Việc tạo ấn này mang tính tự do giống với ấn tư nhân trên mọi lĩnh vực ngoài xã hội. Chưa có quy định cụ thể về vấn đề này,dẫn đến ảnh hưởng trong việc quản lý của chính quyền từ trung ương xuống địa phương. Đến năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) quy chế về Tín Ký bắt đầu được chú ý. Sử cũ chép:“Đình thần tâu: Trước nay các quan viên trong triều ngoài quận được giao cho ấn, triện,Quan phòng đều đã có phép nhất định. Duy có việc dùng Ký Triện riêng tự ý chế tạo, thể thức chế khác nhau, chưa đủ để phân biệt tôn ty mà tín nhiệm được, xin định cho cách thức thể chế”[272]. Theo thống kê của chúng tôi, chữ Triện khắc trên tất cả các ấn riêng của các quan viên này thường là: TÍNH DANH + TÍN KÝ, hoặc TÍNH DANH + KÝ, có rất ít chức danh không Tín Ký. Còn Ký Triện là từ dành cho cấp tổng, xã, đầu đời Minh Mệnh chưa cóquy chế về loại hình ấn này, nên ở Minh Mệnh chính yếu gọi Ký Triện riêng (hoặc cáchgọi của người dịch). Theo chúng tôi phải đặt loại ấn tên riêng này là loại TÍN KÝ hoặc KÝ mới đúng.Cũng vào năm 1826, quy chế về loạt hình Tín Ký và Ký chính thức ban hành: “Năm thứ7, phúc chuẩn cho quan viên văn vũ từ Tứ phẩm trở lên được chế riêng một quả ấn triện vuông ngà hay gỗ tùy ý, Triện khắc chữ Tên họ mỗ tín ký. Nhất, Nhị phẩm dài 1 tấc 4 phân, ngang 1 tấc 3 phân, Tam, Tứ phẩm dài 1 tấc 2 phân, ngang 1 tấc 1 phân đều cho đóng dấu son… những việc riêng, chuẩn cho dùng Triện riêng mới chế, đóng vào bêndưới chữ ngày mỗ trong dòng niên hiệu, còn từ Ngũ phẩm trở xuống, vẫn cho dùng Ký Triện bằng mực như trước”[273]. 1. Tín Ký Tín Ký là ấn dấu chứng nhận cho một số văn bản mang tính chất khu vực, có giá trị lớn đối với địa phương mà chức quan đó quản hạt, cũng như có hiệu lực đối với quan lại vàthuộc viên cấp dưới. Nhưng đối với công vụ, những việc tấu trình lên trên, thì giá trị củaTín Ký không được công nhận, ngoài sự công nhận ấn, Quan phòng, Đồ ký và Kiềm ký. Giới thiệu một dấu Tín Ký áp trên văn bản Hán Nôm. Dấu hình chữ nhật đứng, cỡ4,7x5,1cm, năm chữ Triện xếp theo 3 hàng, 4 chữ chia hai hàng bên, đó là 5 chữ Trần Lễ Nghi tín ký 陳禮儀信記 (Tín ký của Trần Lễ Nghi)[274]. Trang có hình dấu không có dòng ghi niên hiệu, mà dấu chỉ đóng dưới dòng chữ Hán ghi chức danh của tên ngườitrong dấu là Lãnh binh t ỉnh Ninh Bình trên một văn bản gửi xuống cho thuộc quan cấp dưới tới tận xã thôn. Dấu được đóng vào năm Minh Mệnh thứ 13 (1832). (H. 199)Bố cục chữ Tín Ký khắc trên dấu: Nếu tính danh có tên đệm thì họ được viết ở giữa và 2 chữ Tín Ký xếp cùng một hàng. Nếu tính danh không có t ên đệm thì 4 chữ Triện dấu được chia hai hàng và 2 chữ Tín Ký cũng xếp cùng 1 hàng, hoặc Tín Ký được xếp ở 2 bên theo kiểu chữ “thập” ở những Tín Ký hình vuông. Xin giới thiệu một hiện vật Tín Ký còn giữ được đến ngày nay, có chất liệu bằng ngàmàu tía nhạt, làm theo 4 cạnh hình tháp bằng đầu. Mặt dấu cũng có hình bát giác, 2 cạnhở giữa lõm hình vòng cung, viền ngoài khắc họa tiết rất đẹp. Đường viền hình chữ nhật trong có kích thước 1,3x2,5cm, 4 chữ Triện xếp ở trong chia theo 2 hàng dọc là 4 chữ Phạm Tôn tín ký 范宗信記 (Tín ký của Phạm Tôn). Việc xác định chủ nhân của ấn tín này chưa thành công, chỉ dám khẳng định đây là Tín Ký thời Nguyễn qua việc so sánh một số hình dấu loại này trên văn bản Hán Nôm. (H. 200 a,b,c)2. KýCùng hàng với Tín Ký còn có Ký thường dùng cho các Lại thuộc ở các cơ quan (Thư lại,Vị nhập lưu thư lại), những người có phẩm hàm thấp nhất, hoặc chưa có phẩm hàm thấp.Ký ở đây có sự đồng hàng về danh xưng lẫn với Ký Triện của Tổng, Lý, vì Cai tổng cóphẩm hàm ngang với Thư lại. Nhưng về ngoại hình ấn dấu của Ký cũng tương tự như TínKý. Do đó chúng tôi xếp Ký ngang hàng với Tín Ký và đặt ở cùng chương mục, tách hẳnvới Ký Triện của cấp tổng, xã. Trên thực tế số lượng thư lại rất nhiều, nhưng kiểu dấu kýcùng một loại.Những dấu Ký có hình thức giống như dấu Phạm Tôn tín ký (Đã mô tả ở mục 1), chỉkhác là dấu Ký thuôn nhỏ hơn, khuôn hình chữ nhật trong dấu nhỏ hơn vì chỉ 1 dòng chữTriện bên trong xếp theo hàng dọc: Họ + Tên + Ký.Tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh còn giữ mấy quả ấn thuộc loạihình Ký. Đáng chú ý là quả ấn có chất liệu bằng ngà, núm ấn khắc hình con sư tử miệnghá rộng, đuôi vểnh, thế nhún chân. Phần đế ấn chính là bệ chân sư tử mà phần dưới làmtheo hình bát giác lõm hai cạn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG IV TÍN KÝ, KÝ VÀ ẤN TƯ NHÂN THỜI NGUYỄNẤn chương Việt Nam - CHƯƠNG IV TÍN KÝ, KÝ VÀ ẤN TƯ NHÂN THỜI NGUYỄN I. Tín Ký và Ký với dấu tên riêngSự đa dạng của ấn chương còn thể hiện trong loại hình ấn triện nhỏ mà chúng tôi tạm đặt là Tín Ký 信記 và Ký 記.Ngay từ thời Gia Long, tất cả các quan tướng lớn nhỏ trong triều ngoài kinh ai cũng được phép tự chế tạo một quả ấn nhỏ cho riêng mình. Việc tạo ấn này mang tính tự do giống với ấn tư nhân trên mọi lĩnh vực ngoài xã hội. Chưa có quy định cụ thể về vấn đề này,dẫn đến ảnh hưởng trong việc quản lý của chính quyền từ trung ương xuống địa phương. Đến năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) quy chế về Tín Ký bắt đầu được chú ý. Sử cũ chép:“Đình thần tâu: Trước nay các quan viên trong triều ngoài quận được giao cho ấn, triện,Quan phòng đều đã có phép nhất định. Duy có việc dùng Ký Triện riêng tự ý chế tạo, thể thức chế khác nhau, chưa đủ để phân biệt tôn ty mà tín nhiệm được, xin định cho cách thức thể chế”[272]. Theo thống kê của chúng tôi, chữ Triện khắc trên tất cả các ấn riêng của các quan viên này thường là: TÍNH DANH + TÍN KÝ, hoặc TÍNH DANH + KÝ, có rất ít chức danh không Tín Ký. Còn Ký Triện là từ dành cho cấp tổng, xã, đầu đời Minh Mệnh chưa cóquy chế về loại hình ấn này, nên ở Minh Mệnh chính yếu gọi Ký Triện riêng (hoặc cáchgọi của người dịch). Theo chúng tôi phải đặt loại ấn tên riêng này là loại TÍN KÝ hoặc KÝ mới đúng.Cũng vào năm 1826, quy chế về loạt hình Tín Ký và Ký chính thức ban hành: “Năm thứ7, phúc chuẩn cho quan viên văn vũ từ Tứ phẩm trở lên được chế riêng một quả ấn triện vuông ngà hay gỗ tùy ý, Triện khắc chữ Tên họ mỗ tín ký. Nhất, Nhị phẩm dài 1 tấc 4 phân, ngang 1 tấc 3 phân, Tam, Tứ phẩm dài 1 tấc 2 phân, ngang 1 tấc 1 phân đều cho đóng dấu son… những việc riêng, chuẩn cho dùng Triện riêng mới chế, đóng vào bêndưới chữ ngày mỗ trong dòng niên hiệu, còn từ Ngũ phẩm trở xuống, vẫn cho dùng Ký Triện bằng mực như trước”[273]. 1. Tín Ký Tín Ký là ấn dấu chứng nhận cho một số văn bản mang tính chất khu vực, có giá trị lớn đối với địa phương mà chức quan đó quản hạt, cũng như có hiệu lực đối với quan lại vàthuộc viên cấp dưới. Nhưng đối với công vụ, những việc tấu trình lên trên, thì giá trị củaTín Ký không được công nhận, ngoài sự công nhận ấn, Quan phòng, Đồ ký và Kiềm ký. Giới thiệu một dấu Tín Ký áp trên văn bản Hán Nôm. Dấu hình chữ nhật đứng, cỡ4,7x5,1cm, năm chữ Triện xếp theo 3 hàng, 4 chữ chia hai hàng bên, đó là 5 chữ Trần Lễ Nghi tín ký 陳禮儀信記 (Tín ký của Trần Lễ Nghi)[274]. Trang có hình dấu không có dòng ghi niên hiệu, mà dấu chỉ đóng dưới dòng chữ Hán ghi chức danh của tên ngườitrong dấu là Lãnh binh t ỉnh Ninh Bình trên một văn bản gửi xuống cho thuộc quan cấp dưới tới tận xã thôn. Dấu được đóng vào năm Minh Mệnh thứ 13 (1832). (H. 199)Bố cục chữ Tín Ký khắc trên dấu: Nếu tính danh có tên đệm thì họ được viết ở giữa và 2 chữ Tín Ký xếp cùng một hàng. Nếu tính danh không có t ên đệm thì 4 chữ Triện dấu được chia hai hàng và 2 chữ Tín Ký cũng xếp cùng 1 hàng, hoặc Tín Ký được xếp ở 2 bên theo kiểu chữ “thập” ở những Tín Ký hình vuông. Xin giới thiệu một hiện vật Tín Ký còn giữ được đến ngày nay, có chất liệu bằng ngàmàu tía nhạt, làm theo 4 cạnh hình tháp bằng đầu. Mặt dấu cũng có hình bát giác, 2 cạnhở giữa lõm hình vòng cung, viền ngoài khắc họa tiết rất đẹp. Đường viền hình chữ nhật trong có kích thước 1,3x2,5cm, 4 chữ Triện xếp ở trong chia theo 2 hàng dọc là 4 chữ Phạm Tôn tín ký 范宗信記 (Tín ký của Phạm Tôn). Việc xác định chủ nhân của ấn tín này chưa thành công, chỉ dám khẳng định đây là Tín Ký thời Nguyễn qua việc so sánh một số hình dấu loại này trên văn bản Hán Nôm. (H. 200 a,b,c)2. KýCùng hàng với Tín Ký còn có Ký thường dùng cho các Lại thuộc ở các cơ quan (Thư lại,Vị nhập lưu thư lại), những người có phẩm hàm thấp nhất, hoặc chưa có phẩm hàm thấp.Ký ở đây có sự đồng hàng về danh xưng lẫn với Ký Triện của Tổng, Lý, vì Cai tổng cóphẩm hàm ngang với Thư lại. Nhưng về ngoại hình ấn dấu của Ký cũng tương tự như TínKý. Do đó chúng tôi xếp Ký ngang hàng với Tín Ký và đặt ở cùng chương mục, tách hẳnvới Ký Triện của cấp tổng, xã. Trên thực tế số lượng thư lại rất nhiều, nhưng kiểu dấu kýcùng một loại.Những dấu Ký có hình thức giống như dấu Phạm Tôn tín ký (Đã mô tả ở mục 1), chỉkhác là dấu Ký thuôn nhỏ hơn, khuôn hình chữ nhật trong dấu nhỏ hơn vì chỉ 1 dòng chữTriện bên trong xếp theo hàng dọc: Họ + Tên + Ký.Tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh còn giữ mấy quả ấn thuộc loạihình Ký. Đáng chú ý là quả ấn có chất liệu bằng ngà, núm ấn khắc hình con sư tử miệnghá rộng, đuôi vểnh, thế nhún chân. Phần đế ấn chính là bệ chân sư tử mà phần dưới làmtheo hình bát giác lõm hai cạn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ấn chương Việt Nam di tích lịch sử lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử kiến thức lịch sửGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 183 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 113 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Đỗ Lâm Thượng
11 trang 110 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 92 1 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 64 0 0 -
82 trang 59 0 0
-
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 53 0 0 -
86 trang 46 0 0
-
10 trang 46 0 0
-
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 44 0 0