Danh mục

Ấn chương Việt Nam - Lịch sử nghiên cứu

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 450.67 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ xưa đến nay ít được các học giả chú ý tới. Tuy nhiên việc nhìn nhận đánh giá về vai trò, giá trị của ấn chương trong thể chế phong kiến đứng đầu là Hoàng đế của mỗi triều đại đã được Nhà nước phong kiến Việt Nam đặc biệt chú trọng. Hầu hết các bộ chính sử của nước ta tản mạn đều ghi về việc chế tác và sử dụng Bảo Tỷ, ấn chương của vua và triều thần....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - Lịch sử nghiên cứuẤn chương Việt Nam - Khái quát về ấn chương Việt Nam1. Lịch sử nghiên cứuVấn đề nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ xưa đến nay ít được các học giả chú ý tới.Tuy nhiên việc nhìn nhận đánh giá về vai trò, giá trị của ấn chương trong thể chế phongkiến đứng đầu là Hoàng đế của mỗi triều đại đã được Nhà nước phong kiến Việt Nam đặcbiệt chú trọng. Hầu hết các bộ chính sử của nước ta tản mạn đều ghi về việc chế tác và sửdụng Bảo Tỷ, ấn chương của vua và triều thần. Việc ghi chép này thường sơ lược vàmang ý nghĩa lịch sử như một số sự kiện khác mà sử quan phải làm.Thời Nguyễn, các thành viên ở nội các đã hoàn thành bộ Khâm định Đại Nam hội điển sựlệ đồ sộ, trong đó quyển 83 và 84 ghi khá rõ về Bảo Tỷ, ấn triện các loại thời Nguyễn.Đây được coi là phần ghi chép đầy đủ nhất về ấn chương trong các bộ sách sử. Nội dungchủ yếu ở đây là những lời chỉ, dụ, chuẩn tấu, chuẩn nghị của vua và những quy định vềviệc chế tác, ban cấp, sử dụng, định lệ của mỗi một loại Bảo Tỷ, ấn, Chương, Quanphòng, Đồ ký, Kiềm ký, Ký, Triện. Tuy nhiên, đây cũng chỉ được coi là một số quy địnhvà ghi chép sơ lược về ấn chương thời Nguyễn chứ chưa phải là một phần của công trìnhnghiên cứu ấn chương. Chúng tôi đã tìm được ở đây một tài liệu quý giá chuẩn xác trongviệc nghiên cứu so sánh đối chiếu, trích dẫn t ư liệu ấn chương thời Nguyễn.Cuối thời Nguyễn một học giả Pháp là Pierre Daudin đã giới thiệu đề tài này trongBulletin de la Société des Etudes Indochinoises[15]. Mặc dù ở thời điểm thuận lợi nhưngtác giả không trình bày sâu về ấn chương mà ông chỉ giới thiệu sơ lược một vài loại hìnhấn như Kim ngọc Bảo Tỷ, Tín ký và thống kê các chức vụ phẩm hàm của quan lại trongtriều đình nhà Nguyễn. Cách đánh giá của ông thể hiện sự nhìn nhận tổng thể của mộthọc giả châu Âu đối với vương triều Nguyễn lúc đó. Tuy nhiên chúng tôi cũng đánh giácao học giả này và coi đây là tài liệu tham khảo có giá trị, so với tất cả các bài viết củacác tác giả khác về ấn chương thời Nguyễn.Sau Pierre Daudin, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã công bố một số tài liệu có in hình dấuthời Tây Sơn trong cuốn La Sơn phu tử[16]. Tuy tác giả không trình bày sâu về ấnchương Tây Sơn, nhưng việc giới thiệu một số văn bản và hình dấu cũng giúp ích nhiềucho chúng tôi về việc so sánh nghiên cứu ấn chương giai đoạn này.Một học giả nổi tiếng quen biết chúng ta là Giáo sư Trần Kinh Hòa. Ông là người đầutiên khai thác kho Châu bản quý giá triều Nguyễn và làm sách Mục lục Châu bản triềuNguyễn - Triều Gia Long[17]. Tác giả trình bày sơ lược một số Bảo Tỷ thời Nguyễn triềuGia Long nằm trong phần đầu giới thiệu Châu bản và Nội các. Đoạn nói về Bảo Tỷ tuy sơlược, nhưng chúng tôi xem đó là tài liệu tham khảo có giá trị bên cạnh Pierre Daudin.Mấy chục năm qua cũng có số ít tác giả đã giới thiệu về ấn chương Việt Nam trongnhững bài viết đơn lẻ. Đáng chú ý là những bài như Một số ấn đồng thời Lê Thánh Tôngmới phát hiện tại Hà Nội[18], và bài Bước đầu tìm hiểu các ấn đồng cổ đã biết được ởnước ta của Nguyễn Văn Huyên. Trong bài viết tác giả chỉ giới thiệu số ít ấn đồng cổtrước thời Nguyễn ở Viện Bảo tàng Lịch sử Hà Nội và có những nhận xét chung.Nhiều năm qua trên báo chí công luận lẻ tẻ cũng có ít bài giới thiệu một vài quả ấn mớiphát hiện được ở địa phương. Nhìn chung các tác giả trên cơ sở số ít hiện vật ấn chươngở một số Bảo tàng, hoặc những ấn mới t ìm thấy, đã giới thiệu đơn lẻ từng quả ấn dướigóc độ của các nhà khảo cổ, bảo tàng và nghiên cứu lịch sử. Như vậy, cho đến nay có rấtít bài nói về ấn chương và chưa có một tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu ấn chương ViệtNam thành một đề tài có hệ thống.2. Hiện vật ấn chương - khối tư liệu hiện vật quý giá, quan trọng trong công tácnghiên cứu ấn chương Việt NamTháng 3 năm 1974 Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Ty Văn hóa Thanh Hóa đã tiếnhành khai quật tại hai địa điểm Hoa Lộc và Phú Lộc nằm ở ven biển huyện Hậu Lộc -Thanh Hóa. Đây là những địa điểm được xác định có di tích hậu kỳ thời đại đồ đá mới.Tại đây đã phát hiện nhiều hiện vật là công cụ sản xuất, đồ trang sức bằng đá và một sốcổ vật bằng gốm trong đó đặc biệt đã tìm thấy các con dấu hoa văn bằng đất nung. Ở địađiểm Hoa Lộc đã tìm thấy 11 con dấu hoa văn, còn ở Phú Lộc đã tìm thấy 14 con dấu hoavăn khác cùng 5 mảnh vỡ nhỏ của các con dấu nữa bị vỡ.Năm 1977 hai nhà khảo cổ học Phạm Văn Kỉnh và Quang Văn Cậy đã giới thiệu các condấu hoa văn trên dưới góc độ khảo cổ trong sách Văn hóa Hoa Lộc. Theo các nhà khảocổ học thì: “Đây là loại hiện vật được làm bằng đất nung là loại đất sét pha trộn cát giốngnhư chất liệu làm đồ gốm cùng tồn tại với chúng. Độ nung khá cao, rất rắn và màu sắckhông hoàn toàn giống nhau. Căn cứ vào sự cấu tạo hình dáng và những đường nét khắctrên mặt của chúng, có thể đó là những vật dùng để in hoa văn.Hình dáng của những dấu in này rất khác nhau và kích thước cũng không đều nhau. Mộtsố chiếc có mặt in hình chữ nhật, mộ ...

Tài liệu được xem nhiều: