Danh mục

Ấn chương Việt Nam - Ngọc Tỷ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 844.77 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngọc Tỷ là loại ấn được làm bằng ngọc với các mầu loại khác nhau, thường là bạch ngọc và bích ngọc. Ngọc Tỷ thời Nguyễn chủ yếu được làm ở đời Minh Mệnh và Thiệu Trị, vì chất liệu quí hiếm nên số lượng Ngọc Tỷ ít hơn Kim Bảo Tỷ nhiều lần. Không chỉ những hiện vật mà tư liệu Hán Nôm có đóng dấu Ngọc Tỷ thời Nguyễn cho đến nay còn lại quá ít, kho Châu bản triều Nguyễn phong phú đa dạng như vậy mà cũng không có hình dấu Ngọc Tỷ nào....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - Ngọc Tỷ Ấn chương Việt Nam - Ngọc TỷNgọc Tỷ là loại ấn được làm bằng ngọc với các mầu loại khác nhau, thường là bạch ngọcvà bích ngọc. Ngọc Tỷ thời Nguyễn chủ yếu được làm ở đời Minh Mệnh và Thiệu Trị, vì chất liệu quí hiếm nên số lượng Ngọc Tỷ ít hơn Kim Bảo Tỷ nhiều lần. Không chỉ những hiện vật mà tư liệu Hán Nôm có đóng dấu Ngọc Tỷ thời Nguyễn cho đến nay còn lại quá ít, kho Châu bản triều Nguyễn phong phú đa dạng như vậy mà cũngkhông có hình dấu Ngọc Tỷ nào. Do đó việc giới thiệu Ngọc Tỷ chúng tôi chỉ căn cứ trên các bộ chính sử, một số tư liệu có ghi về Kim ngọc Bảo Tỷ và chủ yếu dựa vào cuốn Cơ mật viện túc trình, và bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Ngọc Tỷ được coi là cổ nhất thời Nguyễn mà thực chất nó được làm từ thời vương triều trước là Vạn thọ vô cương 萬壽無彊. Đây là Ngọc Tỷ rất đẹp sắc xanh biếc, mặt dấu khắc 4 chữ Triện Vạn thọ vô cương. Ngọc Tỷ này do một người đào đất đụng phải đemdâng vua, Minh Mệnh cùng triều thần mừng rỡ, lập tức xuống chỉ cho dùng Ngọc Tỷ này đóng trên các ân chiếu cáo văn khánh tiết trong dịp lễ Vạn thọ, đồng thời cũng là nhân dịp lễ mừng thọ của nhà vua. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) nhà vua cho chạm khắc ấn ngọc khác bằng ngọc trắngvới hình thể núm cầm hình hai con rồng, cao 9 phân vuông 2 tấc 1 phân, dày 1 tấc, mặtdấu khắc 4 chữ Triện Hoàng đế chi tỷ 皇帝之璽 (Ngọc Tỷ của Hoàng đế). Ngọc Tỷ này dùng đóng trên các chiếu văn ban trong dịp cải niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban ơn nhân ngày lễ lớn cho toàn dân và ra ơn ban sắc thư cho ấn quan trong kinh ngoài tỉnh. Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) nhân lại có ngọc trắng, Minh Mệnh sai làm Ngọc Tỷ, núm chạm hình con rồng cuốn, cao 1 tấc 7 phân 1 ly, vuông 2 tấc 3 phân, dày 3 phân.Mặt dấu khắc 4 chữ Triện Hành tại chi tỷ 行在之璽 (Ngọc tỷ của nơi hành tại vua) dùngđóng trên các bài huấn dụ hoặc sắc thư trong thời kỳ tuần thú các địa phương ở hành tại của vua. Vào năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) khi đổi quốc hiệu là “Đại Nam” lại được ngọc biếc quý vua Minh Mệnh xuống dụ cho khắc ấn ngọc, núm chạm hình rồng, cao 2 tấc 4 phânvuông 2 tấc 9 phân, dày 1 tấc 2 phân 3 ly. Mặt dấu khắc 6 chữ Triện Đại Nam thiên tử chi tỷ 大南天子之璽 (Ngọc Tỷ của Thiên tử nước Đại Nam). Ngọc Tỷ này dùng đóng trên các văn kiện ban sắc thư cho người nước ngoài, và khi vua đi tuần thú xem xét các địa phương. Năm 1841 Thiệu Trị lên ngôi, tuân thủ triệt để quy chế về Kim Ngọc Bảo Tỷ của vua cha. Ngay năm này vào mùa đông tháng 11 nhà vua sai đúc Kim Bảo bằng vàng mười,cao 1 tấc 4 ly, dày 3 phân 1 ly, núm ấn đúc hình rồng cuốn, khuôn dấu hình tròn. Đường kính dấu 1 tấc 4 ly, khắc 4 chữ Triện Thiệu trị thần hàn 紹治宸翰 (Văn từ ở cung vua Thiệu Trị). Kim Bảo này dùng đóng trên các chỉ dụ của vua viết bằng son.Ba năm sau tức năm 1844, nhân có hai viên ngọc biếu Thiệu Trị cho chạm khắc 2 NgọcT ỷ đều núm hình 2 con rồng cuốn. Quả lớn cao hai tấc dầy 1 tấc, dấu hình vuông 2 tấc 4phân bên trong khắc 6 chữ Triện Đại Nam hoàng đế chi tỷ 大南皇帝之璽. Ngọc Tỷ này dùng đóng trên các văn kiện ban sắc thư cho người nước ngoài và khi vua đi tuần thú xem xét các địa phương.Quả thứ hai nhỏ hơn, cao 1 tấc 6 phân 5 ly, dầy 8 phân, dấu vuông 1 tấc 8 phân 9 ly, khắc4 chữ Triện Thần hàn chi t ỷ 宸翰之璽 y như Kim Bảo Thiệu Trị thần hàn ở trên, những văn bản và chỉ dụ của vua viết bằng chữ son đều dùng Ngọc Tỷ này.Ngọc Tỷ quí và lớn nhất triều Nguyễn là T ỷ Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ 大南受天永命傳國璽. Sử cũ ghi lại năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) có người dâng vua mộtviên ngọc cực lớn, nó là sản vật của núi ngọc huyện Hòa Điền vùng đất Quảng. Thiệu Trị mừng rỡ sai quan Hữu tư giũa thành Ngọc Tỷ, một năm sau thì xong. Núm ấn làm theo hình rồng uốn khúc, cao hơn 3 tấc 2 phân, vuông 2 tấc 1 phân, tổng số vuông cao làm thành quy tắc tượng trưng về thiên thành địa bình. Sau đó việc khắc chữ Triện vào NgọcT ỷ cũng phải theo nghi lễ: chọn ng ày tốt (15 tháng 3) vua Thiệu Trị thân làm lễ Đại tự vàkhắc 9 chữ Triện: Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ[174] lên mặt ấn ngọc. Lờidụ sau của Thiệu Trị năm 1847 cho ta thấy được sự tồn tại của Ngọc Tỷ gắn bó mật thiết với vương triều Nguyễn mang tính chất truyền quốc kế thừa:“… Nay gặp tiết Vạn thọ, Ngọc Tỷ đã làm xong, kính lấy mồng 1 tháng này sắm sửa lễ nghi ta thân nâng Ngọc Tỷ kính cáo tổ miếu, rồi kính để ở cung Càn thành, cùng ấn truyền quốc đều long trọng, kéo dài cơ nghiệp mở mang khó nhọc, giữ gìn cũng khôngphải là dễ. Phải nghĩ lo theo, cố công tiếp nối. Phải cẩn thận từ trước để trọn vẹn về sau,nên giữ đầy đặn mà được yên ổn, may ra sự nghiệp lớn lao giữ được mãi mãi, mà truyền cho con cháu muôn đời thì tốt lắm !…”[175]. Ngọc Tỷ này được dùng đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các nước như chư hầu, nhữn ...

Tài liệu được xem nhiều: