Ăn Dặm Cho Bé 7-12 Tháng
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 155.07 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ 8 tháng tuổi, bé có thể ăn được những món giàu đạm và sắt, với độ đặc hơn. Tới 9 tháng tuổi thì lượng sữa mẹ, sữa công thức sẽ từ từ giảm do bé hấp thu được nhiều thức ăn hơn. Giai đoạn 7-8 tháng tuổi
Khoảng 8 tháng tuổi, khi bé đã ăn được ngũ cốc gạo dành cho bé, nhiều loại hoa quả và rau xanh khác nhau, bạn thử cho bé làm quen với nhiều món chứa giàu chất đạm và chất sắt, có kết cấu đặc hơn; chẳng hạn:
- Thịt lợn, thịt gà, kể cả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn Dặm Cho Bé 7-12 Tháng Ăn Dặm Cho Bé 7-12 Tháng Từ 8 tháng tuổi, bé có thể ăn được những món giàu đạm và sắt, với độ đặc hơn. Tới 9 tháng tuổi thì lượng sữa mẹ, sữa công thức sẽ từ từ giảm do bé hấp thu được nhiều thức ăn hơn. Giai đoạn 7-8 tháng tuổi Khoảng 8 tháng tuổi, khi bé đã ăn được ngũ cốc gạo dành cho bé, nhiều loại hoa quả và rau xanh khác nhau, bạn thử cho bé làm quen với nhiều món chứa giàu chất đạm và chất sắt, có kết cấu đặc hơn; chẳng hạn: - Thịt lợn, thịt gà, kể cả thịt vịt nấu thật chín. Ngoài ra, có thể cho bé ăn thêm tôm, cá… nấu thật chín. - Lòng đỏ trứng luộc. - Các loại đậu đỗ như đậu Hà Lan… - Ngũ cốc ăn dặm có nguồn gốc từ lúa mỳ; mỳ ống hoặc ruột của bánh mỳ nướng. Mỗi bữa ăn của bé bao gồm 2-3 loại thức ăn khác nhau. Có thể cho bé ăn từng món riêng rẽ thay vì trộn lẫn các món với nhau, để kích thích bé thưởng thức mùi vị của từng món. Thay đổi kết cấu thức ăn Khoảng 6-9 tháng tuổi, bé bắt đầu tập nhai dù chưa có răng. Giai đoạn này, quan trọng là kết cấu thức ăn cần thay đổi, từ nấu nhuyễn nhừ sang nấu nhừ có cục nhỏ, mềm và cuối cùng là thức ăn băm nhỏ, xay nhỏ. Thức ăn băm nhỏ sẽ kích thích bé tập nhai, tập cắn thức ăn có cục, giúp phát triển kỹ năng nói. Mẹo vặt: Nấu nhiều thức ăn cùng lúc; chẳng hạn, thịt và rau củ nấu chín rồi làm đông lạnh trong các hộp nhỏ có thể tiết kiệm được thời gian và giảm căng thẳng cho mẹ khi cần chuẩn bị bữa ăn nhanh cho con. Từ 8 tháng tuổi, bé có thể ăn được những món giàu đạm và sắt, với độ đặc hơn. Giai đoạn 9-10 tháng tuổi Tới 9 tháng tuổi thì số lượng sữa mẹ (sữa bột) sẽ từ từ giảm xuống vì mỗi bữa ăn, bé ăn nhiều thức ăn đặc hơn. Cần cho bé ăn dặm trước khi uống sữa vì thời điểm này, thức ăn đặc là nguồn dinh dưỡng chủ yếu hơn. Ngoài ra, bạn cần tăng sự đa dạng của các loại thức ăn cho bé. Cho bé uống nước lọc vì nước lọc thì tốt hơn uống nhiều nước hoa quả. Bất kỳ loại nước quả nào cũng cần được pha loãng với nước lọc theo tỷ lệ 50:50 và chỉ cho bé uống vừa phải. Khuyến khích bé uống nước từ cốc thay cho bình sữa. Khi bé ăn bốc thành thạo (khoảng 9 tháng tuổi), bạn có thể cho bé ăn các món cần dùng tay như: - Các miếng phômai thái nhỏ. - Các lát thịt lợn, thịt gà hoặc giăm bông nhỏ. - Mỳ ống nấu chín. - Bánh quy mềm. - Các miếng rau củ quả nấu thật chín, như bí ngô, carrot, quả lê, quả táo… Để tránh bị nghẹn, bạn phải luôn để mắt tới bé khi ăn. Luôn giữ cho người bé thẳng lên khi đút thức ăn cho bé. Lưu ý với sữa bò Sữa mẹ (hoặc sữa công thức) vẫn là nguồn sữa chính cho đến khi bé được 1 tuổi. Sau đó, có thể tập cho bé uống sữa bò. Tuy nhiên, khoảng 9 tháng tuổi, bạn có thể dùng một chút sữa bò làm sữa chua, caramen hoặc làm món bánh trứng sữa cho bé thưởng thức. Các thức ăn cần tránh Các miếng rau, củ quả nấu chưa chín có thể làm bé bị nghẹn. Thức ăn nhỏ và cứng, như bỏng ngô và kẹo. Các loại hạt, quả nhỏ còn nguyên quả như hạt dẻ, lạc, hạt điều… Giai đoạn 12 tháng Bạn cần khuyến khích bé tự ăn và đưa cốc cho bé tự tập uống nước. Đây là giai đoạn thích hợp để cho bé ăn cùng các bữa chính với gia đình theo khẩu phần thích hợp của bé. Khoảnh một nửa khẩu phần của bé là thực phẩm và nửa kia gồm sữa mẹ, cộng với sữa công thức. Bé có thể dùng 500ml sữa công thức, kèm theo 3-4 lần “ti mẹ” mỗi ngày. Mẹo nhỏ với bé kén ăn Bé lười ăn với những loại thức ăn mới (chưa quen) cũng là điều bình thường. Nhiều bé, khi tập ăn thức ăn mới đến lần thứ 10 mới chịu ăn. Vì thế, cha mẹ cần kiên nhẫn. Cho bé thử thức ăn mới cùng với những loại thức ăn quen thuộc mà bạn biết rằng bé rất thích. Như thế, nếu bé có từ chối món mới thì vẫn còn món cũ để thay thế. Những lưu ý dành cho cha mẹ lúc này là: - Kiên nhẫn. - Không khí thoải mái. - Có miếng lót dưới sàn nhà, đeo yếm cho bé khi ăn. Ngoài ra, bạn cần nhớ: - Cho bé ăn thức ăn đặc thật từ từ. Mỗi bé có thói quen ăn uống khác nhau và cách tiếp cận thức ăn cũng khác nhau. Nên đa dạng thức ăn cho bé. - Sản phẩm ít chất béo làm từ sữa không thích hợp cho bé dưới 2 tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn Dặm Cho Bé 7-12 Tháng Ăn Dặm Cho Bé 7-12 Tháng Từ 8 tháng tuổi, bé có thể ăn được những món giàu đạm và sắt, với độ đặc hơn. Tới 9 tháng tuổi thì lượng sữa mẹ, sữa công thức sẽ từ từ giảm do bé hấp thu được nhiều thức ăn hơn. Giai đoạn 7-8 tháng tuổi Khoảng 8 tháng tuổi, khi bé đã ăn được ngũ cốc gạo dành cho bé, nhiều loại hoa quả và rau xanh khác nhau, bạn thử cho bé làm quen với nhiều món chứa giàu chất đạm và chất sắt, có kết cấu đặc hơn; chẳng hạn: - Thịt lợn, thịt gà, kể cả thịt vịt nấu thật chín. Ngoài ra, có thể cho bé ăn thêm tôm, cá… nấu thật chín. - Lòng đỏ trứng luộc. - Các loại đậu đỗ như đậu Hà Lan… - Ngũ cốc ăn dặm có nguồn gốc từ lúa mỳ; mỳ ống hoặc ruột của bánh mỳ nướng. Mỗi bữa ăn của bé bao gồm 2-3 loại thức ăn khác nhau. Có thể cho bé ăn từng món riêng rẽ thay vì trộn lẫn các món với nhau, để kích thích bé thưởng thức mùi vị của từng món. Thay đổi kết cấu thức ăn Khoảng 6-9 tháng tuổi, bé bắt đầu tập nhai dù chưa có răng. Giai đoạn này, quan trọng là kết cấu thức ăn cần thay đổi, từ nấu nhuyễn nhừ sang nấu nhừ có cục nhỏ, mềm và cuối cùng là thức ăn băm nhỏ, xay nhỏ. Thức ăn băm nhỏ sẽ kích thích bé tập nhai, tập cắn thức ăn có cục, giúp phát triển kỹ năng nói. Mẹo vặt: Nấu nhiều thức ăn cùng lúc; chẳng hạn, thịt và rau củ nấu chín rồi làm đông lạnh trong các hộp nhỏ có thể tiết kiệm được thời gian và giảm căng thẳng cho mẹ khi cần chuẩn bị bữa ăn nhanh cho con. Từ 8 tháng tuổi, bé có thể ăn được những món giàu đạm và sắt, với độ đặc hơn. Giai đoạn 9-10 tháng tuổi Tới 9 tháng tuổi thì số lượng sữa mẹ (sữa bột) sẽ từ từ giảm xuống vì mỗi bữa ăn, bé ăn nhiều thức ăn đặc hơn. Cần cho bé ăn dặm trước khi uống sữa vì thời điểm này, thức ăn đặc là nguồn dinh dưỡng chủ yếu hơn. Ngoài ra, bạn cần tăng sự đa dạng của các loại thức ăn cho bé. Cho bé uống nước lọc vì nước lọc thì tốt hơn uống nhiều nước hoa quả. Bất kỳ loại nước quả nào cũng cần được pha loãng với nước lọc theo tỷ lệ 50:50 và chỉ cho bé uống vừa phải. Khuyến khích bé uống nước từ cốc thay cho bình sữa. Khi bé ăn bốc thành thạo (khoảng 9 tháng tuổi), bạn có thể cho bé ăn các món cần dùng tay như: - Các miếng phômai thái nhỏ. - Các lát thịt lợn, thịt gà hoặc giăm bông nhỏ. - Mỳ ống nấu chín. - Bánh quy mềm. - Các miếng rau củ quả nấu thật chín, như bí ngô, carrot, quả lê, quả táo… Để tránh bị nghẹn, bạn phải luôn để mắt tới bé khi ăn. Luôn giữ cho người bé thẳng lên khi đút thức ăn cho bé. Lưu ý với sữa bò Sữa mẹ (hoặc sữa công thức) vẫn là nguồn sữa chính cho đến khi bé được 1 tuổi. Sau đó, có thể tập cho bé uống sữa bò. Tuy nhiên, khoảng 9 tháng tuổi, bạn có thể dùng một chút sữa bò làm sữa chua, caramen hoặc làm món bánh trứng sữa cho bé thưởng thức. Các thức ăn cần tránh Các miếng rau, củ quả nấu chưa chín có thể làm bé bị nghẹn. Thức ăn nhỏ và cứng, như bỏng ngô và kẹo. Các loại hạt, quả nhỏ còn nguyên quả như hạt dẻ, lạc, hạt điều… Giai đoạn 12 tháng Bạn cần khuyến khích bé tự ăn và đưa cốc cho bé tự tập uống nước. Đây là giai đoạn thích hợp để cho bé ăn cùng các bữa chính với gia đình theo khẩu phần thích hợp của bé. Khoảnh một nửa khẩu phần của bé là thực phẩm và nửa kia gồm sữa mẹ, cộng với sữa công thức. Bé có thể dùng 500ml sữa công thức, kèm theo 3-4 lần “ti mẹ” mỗi ngày. Mẹo nhỏ với bé kén ăn Bé lười ăn với những loại thức ăn mới (chưa quen) cũng là điều bình thường. Nhiều bé, khi tập ăn thức ăn mới đến lần thứ 10 mới chịu ăn. Vì thế, cha mẹ cần kiên nhẫn. Cho bé thử thức ăn mới cùng với những loại thức ăn quen thuộc mà bạn biết rằng bé rất thích. Như thế, nếu bé có từ chối món mới thì vẫn còn món cũ để thay thế. Những lưu ý dành cho cha mẹ lúc này là: - Kiên nhẫn. - Không khí thoải mái. - Có miếng lót dưới sàn nhà, đeo yếm cho bé khi ăn. Ngoài ra, bạn cần nhớ: - Cho bé ăn thức ăn đặc thật từ từ. Mỗi bé có thói quen ăn uống khác nhau và cách tiếp cận thức ăn cũng khác nhau. Nên đa dạng thức ăn cho bé. - Sản phẩm ít chất béo làm từ sữa không thích hợp cho bé dưới 2 tuổi.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa ẩm thực đề thi văn hóa ẩm thực khuynh hướng ẩm thực chuyên ngành ẩm thực công nghệ thực phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất sữa tươi sạch TH True Milk
25 trang 411 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 228 5 0
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất bia và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bia
47 trang 223 0 0 -
BÀI BÁO CÁO : THIẾT BỊ PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
24 trang 205 0 0 -
Tiểu luận: Quá trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng
86 trang 200 0 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 192 0 0 -
14 trang 189 0 0