Danh mục

Ẩn dụ và hoán dụ từ vựng ở một số động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 258.71 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức cơ bản thể hiện sự mở rộng ngữ nghĩa của từ và có thể thấy đây là hiện tượng ngữ nghĩa phổ quát đối với mọi ngôn ngữ. Bài viết này sẽ xem xét sự chuyển nghĩa theo hướng ẩn dụ và hoán dụ của một số động từ biểu thị hoạt động vật lí sang biểu thị hoạt động tinh thần – nhận thức trong tiếng Việt. Qua đó, phần nào chúng tôi phác thảo cách tri nhận và cách biểu đạt hoạt động nhận thức trừu tượng của người Việt bằng ngôn ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ẩn dụ và hoán dụ từ vựng ở một số động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2010 ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ TỪ VỰNG Ở MỘT SỐ ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Thị Thu Hà Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức cơ bản thể hiện sự mở rộng ngữ nghĩa của từ và có thể thấy đây là hiện tượng ngữ nghĩa phổ quát đối với mọi ngôn ngữ. Bài viết này sẽ xem xét sự chuyển nghĩa theo hướng ẩn dụ và hoán dụ của một số động từ biểu thị hoạt động vật lí sang biểu thị hoạt động tinh thần – nhận thức trong tiếng Việt. Qua đó, phần nào chúng tôi phác thảo cách tri nhận và cách biểu đạt hoạt động nhận thức trừu tượng của người Việt bằng ngôn ngữ. 1. Đặt vấn đề Hoạt động nhận thức là hoạt động bản chất và đặc thù của con người. Nhưng nó hoàn toàn trừu tượng, diễn ra không có một dấu vết nào, nhờ phương tiện ngôn ngữ mà được di chuyển ra bên ngoài. Chính ở đây, con người đã có nhu cầu gọi tên hoạt động này bằng một số các động từ gọi chung là động từ nhận thức. Đó là những từ ngữ không biểu thị hoạt động vật chất của thế giới cụ thể - hữu hình như xây, rơi, đóng, mở, kéo, ... ngược lại, là những từ ngữ biểu thị hoạt động tinh thần của con người trong thế giới trừu tượng - vô hình, song cũng không phải là thế giới của hoạt động tâm lí - tình cảm ý chí như yêu, ghét, nhớ, mong, muốn, toan, định,... mà là những từ ngữ gọi tên các hành động, các quá trình, các trạng thái tinh thần diễn ra trong bộ óc con người khi con người nghĩ về thế giới và hiểu biết như thế nào đó về thế giới. Với trường từ vựng biểu thị hoạt động nhận thức mà chúng ta đang xem xét, căn cứ vào nguồn gốc ý nghĩa của các từ, ta có thể chia làm hai nhóm: nhóm từ ngữ có nghĩa gốc và nhóm từ ngữ có nghĩa phái sinh. Nhóm từ ngữ có nghĩa gốc tập hợp những đơn vị từ vựng mang ý nghĩa đầu tiên chỉ hoạt động nhận thức, nhóm này có thể từ đơn cũng có thể từ phức, ngữ nghĩa của chúng có thể theo hướng khái quát hóa cũng có thể theo hướng cụ thể hóa. Theo hướng khái quát hóa là những từ chỉ hoạt động nhận thức nói chung, thường có cấu tạo là từ ghép hợp nghĩa (hiểu biết, suy tính, suy đoán...), hoặc từ láy (nghĩ ngợi, học hành, tính toán ...). Theo hướng cụ thể hóa thường là từ ghép phân nghĩa, được sản sinh bằng cách sử dụng một từ đơn tiết chỉ hoạt động nhận thức làm yếu tố cơ sở, kết hợp với yếu tố phân nghĩa để cụ thể hóa hoạt động đó: học - học vẹt quên - quên béng 27 - học gạo - quên lửng - học chay - quên khuấy - học mót - quên bẵng Dựa vào Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Nxb KHXH, Hà Nội, 1994), chúng tôi thống kê được 261 động từ chỉ hoạt động nhận thức, trong đó, nhóm động từ có nghĩa gốc chỉ hoạt động nhận thức gồm: 145 động từ, chiếm 55,6%, những từ còn lại được xếp vào nhóm động từ có nghĩa phái sinh gồm: 116 động từ, chiếm 44,4 % . Đó là những từ vốn không biểu thị hoạt động nhận thức mà biểu thị những hoạt động khác trong đời sống con người, nhưng trong quá trình phát triển ngữ nghĩa, chúng được dùng để chỉ hoạt động nhận thức, được cộng đồng bản ngữ chấp nhận và sử dụng, được cố định lại, lưu giữ trong bộ óc của các cá nhân và trong các công trình từ điển. Chẳng hạn như một số động từ sau: chín (Suy nghĩ cho chín rồi hẵng nói), quanh quẩn (Những ý nghĩ cứ quanh quẩn trong đầu), thức tỉnh (Phong trào đấu tranh cách mạng lúc bấy giờ đã thức tỉnh lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân), nặn óc (Nặn óc mãi vẫn không nghĩ ra cách giải bài toán), hằn sâu (Những kỷ niệm hằn sâu trong kí ức), vỡ (Bây giờ mọi người mới vỡ chuyện) Quá trình phái sinh ngữ nghĩa gắn liền với quá trình thu hẹp, mở rộng ngữ nghĩa, gắn liền với quá trình chuyển đổi tên gọi theo hướng ẩn dụ hay hoán dụ. Bài viết này tập trung vào sự hình thành động từ nhận thức từ con đường ẩn dụ và hoán dụ trong sự liên hệ với quá trình thu hẹp và mở rộng ý nghĩa của từ. 2. Nội dung 2.1. Quá trình mở rộng, thu hẹp ý nghĩa 2.1.1. Quá trình mở rộng ý nghĩa Mở rộng ý nghĩa là quá trình phát triển nghĩa của từ đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng. Lúc này, tính khái quát của nghĩa tăng lên, phạm vi biểu vật tăng lên, nét nghĩa cụ thể bị loại bỏ hay mờ nhạt đi. Có thể kể đến các từ phái sinh biểu thị hoạt động nhận thức như: hấp thu, hấp thụ, tiêu hóa, mổ xẻ, nảy, lóe, mò mẫm, mở mang, mở mắt, nắm, nắm bắt, tỏ, thủng, lẫn, lẫn lộn, quanh quẩn, luẩn quẩn, rối… Tiêu hóa lúc đầu có nghĩa hẹp, chỉ quá trình biến thức ăn thành chất nuôi dưỡng cơ thể người và động vật, sau đó mở rộng thêm phạm vi biểu vật, nó chỉ quá trình (con người) biến kiến thức chung thành hiểu biết của riêng bản thân, cũng như quá trình tiêu hóa, nó cần có thời gian thẩm thấu, đi theo các khâu, các giai đoạn xử lí, chuyển hóa kiến thức nhất định. Mổ xẻ vốn là động từ chỉ hoạt động mổ nói chung (do bác sĩ tiến hành) để chữa bệnh. Đây là hoạt động hết sức phức tạp, khó khăn, vì gắn liền với tính mạng con người nên đòi hỏi phẫu thuật viên phải đầu tư công sức, sự tập ...

Tài liệu được xem nhiều: