An ninh kinh tế Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An ninh kinh tế Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư 202AN NINH KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Trần Thái Hưng, Vũ Công Chính Học viện An ninh nhân dânTÓM TẮT Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là trong bối cảnhcuộc “Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư” (sau đây viết tắt là CMCN 4.0) đã mang lạinhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, với an ninh kinhtế nói riêng. Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số cơ hội, thách thức của CMCN 4.0 đối vớian ninh kinh tế, bài viết đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tácnày trong thời gian tới.Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư; an ninh kinh tế; cơ hội; thách thức1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ AN NINH KINH TẾ1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnhvực vật lý, công nghệ số, sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới, có tácđộng sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và làm thay đổi cơ bản lối sống, phongcách làm việc cũng như cách thức giao tiếp của con người, góp phần phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 vớinhững ứng dụng công nghệ kỹ thuật số với hệ thống dữ liệu kết nối ở hầu hết các giao dịchkinh tế, tài chính, thương mại cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, đe dọa an ninh kinhtế của nước ta. Trong những năm gần đây, CMCN 4.0 đã phát triển nhanh chóng và ngày càng tácđộng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng củahầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, CMCN 4.0 luôn là chủ đề nghiên cứu thuhút, nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.Trong đó, thuật ngữ “Công nghiệp lần thứ Tư” lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ côngnghiệp Hannover - Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Theo đó, mục đích của côngnghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệpchế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như 203Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trìlợi thế cạnh tranh của mình. Đến năm 2013, thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổilên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiếnlược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.Tiếp đó, ngày 20/01/2016 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khaimạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ 4”, thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn100 quốc gia đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 củaĐức. Theo đó, bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tấtcả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnhnhững công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học,công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy. Cuộc CMCN 4.0 là xu hướnghiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệthống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật (IoT) và điện toán đám mây. Công nghiệp4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”.Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quátrình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý khônggian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoT,người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này. Theo Giáo sư Klaus Schwab, một kỹ sư, nhà kinh tế Đức, đồng thời là người sánglập và cũng là Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới cho rằng: “Tốc độ đột phá của CMCN 4.0hiện nay là “không có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệptrước đây, CMCN 4.0 đang được phát triển theo hàm số mũ chứ không phải theo tốc độtuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ cơ cấu của hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốcgia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị” [4]. CMCN4.0 được xem là cơ hội mang tính lịch sử góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam, tạo sự phát triển bứt phá, sớm vươn lên trở thành quốc gia thuộcnhóm thu thập trung bình cao, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển; đồng thời, tạođiều kiện cho hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới và pháttriển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Song, nếu không tận dụng tốt cơ hộinày sẽ có thể thành nguy cơ dẫn tới tụt hậu xa hơn, nhất là về kinh tế. Như vậy, việc chủđộng tham gia CMCN 4.0 vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội đối với Việt Nam. 204 1.2. An ninh kinh tế Theo khoản 1, Điều 3, Luật An ninh quốc gia ngày 03/2/2004 thì: “An ninh quốcgia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc” [5]. Tiếp cận dưới góc độ an ninh kinh tế là một bộ phận cấu thànhcủa an ninh quốc gia, có thể hiểu an ninh kinh tế là sự an toàn, phát triển ổn định, bền vữngcủa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể hiểu, trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam (tức nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế số Cách mạng công nghiệp 4.0 An ninh kinh tế Công nghệ số Doanh nghiệp công nghệ sốTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Thu hút đầu tư trở lại quê hương của các đồng bào đang làm ăn sinh sống xa tổ quốc
20 trang 0 0 0 -
17 trang 0 0 0
-
26 trang 0 0 0
-
16 trang 0 0 0
-
57 trang 0 0 0
-
uảng cáo trên radio – Kênh truyền thông bạn đã bỏ qua?.Khi chiếc radio nghe
7 trang 0 0 0 -
Đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ Phần Thiết Bị Tân Phát”
57 trang 0 0 0 -
96 trang 0 0 0
-
83 trang 0 0 0
-
Mạng xã hội 2011: nhiều bất ngờ chờ phía trước
10 trang 1 0 0