Đứng trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam không ngừng gia tăng, trong khi nguồn cung năng lượng ngày càng cạn kiệt. Do vậy, chúng ta cần có lộ trình cụ thể trong xây dựng mô hình năng lượng sạch và ưu tiên xem xét các tham vấn chính sách về năng lượng của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An ninh năng lượng ở Việt Nam: Những rào cản và định hướng chính sáchDiễn đàn khoa học - công nghệAN NINH NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM:NHỮNG RÀO CẢN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCHNguyễn Minh QuangViện Nghiên cứu quốc tế khoa học xã hội (ISS), Hà LanĐứng trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam không ngừng gia tăng,trong khi nguồn cung năng lượng ngày càng cạn kiệt. Do vậy,chúng ta cần có lộ trình cụ thể trong xây dựng mô hình nănglượng sạch và ưu tiên xem xét các tham vấn chính sách về nănglượng của các chuyên gia trong lĩnh vực này.Một số vấn đề về năng lượng hiện nayNhu cầu tiêu thụ than ngàycàng lớnVào năm 2015, Việt Nam đãchuyển từ một quốc gia xuất khẩunăng lượng ròng sang nhập khẩuròng do nhu cầu than trong nướctăng vọt. Với việc duy trì hiệuquả tốc độ tăng trưởng kinh tế ởmức khá cao (trung bình 6-6,7%/năm), tiêu thụ điện của Việt Namhiện đang tăng 10-12% mỗi nămvà được dự tính sẽ tiếp tục tăngkhoảng 7-10% cho đến năm2030. Trong bối cảnh đó, ngoàinỗ lực đầu tư vào 14 nhà máynhiệt điện mới ở vùng Đồng bằngsông Cửu Long (ĐBSCL), ViệtNam cũng xúc tiến nhập khẩunguồn điện từ bên ngoài, nhất làtừ Lào, để đảm bảo nguồn cungnăng lượng quốc gia.Xây mới các nhà máy nhiệtđiện than và đầu tư nhập khẩuđiện từ Lào đang là hướng giảiquyết sự thiếu hụt năng lượngtrong vài thập kỷ tới. Tuy nhiên,chính sách phát triển năng lượnghiện nay được đánh giá chứa đựngnhiều rủi ro cho mục tiêu pháttriển bền vững. Cụ thể, trong kếhoạch phát triển năng lượng đến2030, Việt Nam sẽ phải sản xuấtkhoảng 55 GW (55 tỷ kW) điệntừ các nhà máy nhiệt điện. Điềunày có nghĩa là ít nhất trong 20năm tới, nhiệt điện vẫn là nguồncung năng lượng trọng yếu củađất nước. Vì vậy, sự lệ thuộc vàonguồn than nhập khẩu (chủ yếutừ Trung Quốc) và gánh nặng tàichính cho nhập khẩu là rất lớn.Với mức trung bình 10 triệu tấnthan phải nhập khẩu mỗi năm,những rủi ro về môi trường, thấtthoát nguồn ngoại tệ và lệ thuộcan ninh năng lượng sẽ nguy hiểmhơn những gì mà những số liệuthống kê cơ học đang phản ánh.Việt Nam hiện nay đang lànước tiêu thụ than đá cho sảnxuất điện lớn thứ 20 trên thế giới.Nhưng với kế hoạch đạt 55 GWcùng với hàng loạt dự án xây mớinhà máy nhiệt điện đến 2030,Việt Nam sẽ trở thành nước tiêuthụ than lớn thứ 8, bằng tổng mứctiêu thụ của Nga và Indonesiacộng lại, mặc dù dân số Việt Namlúc đó dự tính chỉ bằng 2/3 củaNga và 1/3 của Indonesia.Những tồn tại trong chínhsáchNhóm chuyên gia tham vấn vềphát triển năng lượng của Hiệphội Thương mại Hoa Kỳ tại ViệtNam (AMCHAM) nhận xét rằng,Chính phủ Việt Nam đã không ưutiên thiết thực cho phát triển nănglượng sạch và bỏ lỡ làn sóngđầu tư năng lượng tái tạo từ Mỹvà châu Âu suốt 1 thập kỷ qua.Vì vậy, hệ quả là trong khi nhiềunước đã xây dựng được nền tảngcần thiết cho mô hình năng lượngsạch (cơ sở sản xuất, nhân lựclành nghề, chính sách…), ViệtNam vẫn loay hoay và lệ thuộcvào nhiệt điện, trong khi phải đauđầu xử lý các hệ lụy môi trườngdo nó gây ra. Hơn nữa, do xuấtphát chậm hơn nên Việt Nam phảichấp nhận tốn kém nhiều hơn đểnhập công nghệ và thiết bị. Điềunày trở thành rào cản chính khiếncho công nghiệp điện tái tạo trởSoá 5 naêm 201827Diễn đàn Khoa học - Công nghệnên khó phát triển. Thêm vào đó,Chính phủ hiện chưa có chínhsách tổng thể và rõ ràng cho pháttriển năng lượng sạch. Đây là ràocản dẫn đến thiếu hụt quyết tâmchính trị và thu hẹp cơ hội chocác nhà đầu tư muốn dấn thânvào lĩnh vực này. Vì vậy, Chínhphủ cần xây dựng một “roadmap”(lộ trình tiếp cận) cụ thể và minhbạch để làm thước đo và cơ sởcho phát triển nguồn năng lượngnày.Một vấn đề phức tạp hơn, đólà “sự độc quyền” của Tập đoànĐiện lực Việt Nam (EVN) trongquản lý và điều hành giá điệnquốc gia. Chính thực tế này khiếnNhà nước không nắm được giásản xuất thực của dự án, trongkhi việc quyết định giá bán đếnngười tiêu dùng của EVN lại thiếuminh bạch. Từ đó chính sách Nhànước đưa ra không có lợi cho cảnhà đầu tư lẫn người dân. Vì EVNcần mua điện với mức giá thấpnhất có thể để đảm bảo lợi nhuậntrung gian khi bán lại cho ngườitiêu dùng nên khiến mức giá Nhànước cho phép hiện nay thấp hơnrất nhiều so với giá kỳ vọng củanhà đầu tư (Nhà nước đề xuấtmức 7,8 cent/kW, trong khi mứccó thể hấp dẫn được nhà đầu tưphải từ 9,8 cent/kW trên đất liềnvà 11,8 cent/kW trên biển).Một trở ngại nữa là Việt Namphải sử dụng ngoại tệ (USD) đểđầu tư, mua sắm trang thiết bịcho công nghiệp năng lượng táitạo nhưng sản phẩm được bánbằng Việt Nam đồng. Điều nàylà hệ quả cho xuất phát điểmthụ động của Việt Nam và nó đòihỏi phải có chiến lược “made inVietnam” trong công nghiệp nănglượng để thu hút các nhà đầu tư,28nhất là từ Mỹ và châu Âu.Phát triển năng lượng tái tạo và nhậpkhẩu điện từ nước ngoàiTrong tương lai không xa,Việt Nam sẽ buộc phải đẩy caotỷ trọng năng lượng tái tạo trongcơ cấu công nghiệp năng lượngquốc gia, bởi mức độ ô nhiễ ...