Danh mục

An ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững Thành phố Đà Nẵng

Số trang: 11      Loại file: docx      Dung lượng: 574.20 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết An ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững Thành phố Đà Nẵng phân tích nhu cầu cần có sự hợp tác giữa Quảng Nam và Đà Nẵng trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia Thu bồn, nhằm phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững Thành phố Đà Nẵng AN NINH NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Quách Thị Xuân1 Hoàng Thanh Hòa2 Đà Nẵng và Quảng Nam vốn được tách ra từ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng năm 1997. Họ giống như anh em được sinh ra bởi cùng một mẹ đó là “Vu Gia – Thu Bồn”. Lưu v ực sông Vu Gia – Thu Bồn có tổng diện tích tự nhiên là 10.350 km 2, bao gồm hầu hết diện tích của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam (hình 1). Bên cạnh đó, Đà Nẵng nằm ở hạ lưu sông Vu Gia, do vậy mà hầu hết các hoạt động sinh hoạt, kinh tế liên quan đến nguồn nước sông Vu Gia của thành phố Đà Nẵng đều chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động trên vùng thượng nguồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Hình 1: Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Sông Vu Gia – nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Đà Nẵng Nhà máy nước Cầu Đỏ thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) cung cấp 74% lượng nước cấp cho sinh hoạt toàn thành phố, theo thiết kế là 80%. Cũng theo thiết kế, nhà máy này lấy nước trực tiếp từ hạ nguồn sông Vu Gia tại vị trí cách cửa biển 13 km. Vài năm gần đây, do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là việc vận hành các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn, đặc biệt là hồ 1 Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng quachthixuan@gmail.com 2 Phó Cục trưởng, Chi Cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão Đà Nẵng thủy điện Đăk Mi 4, đã làm cho hiện tượng xâm nhập mặn qua cửa Hàn lấn sâu vào đất liền với nồng độ mặn cao và với tần suất xảy ra thường xuyên. Độ mặn cao nhất trên sông Vu Gia tại vị trí Cầu Đỏ năm 2013 đạt 6961 mg/l, cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó tổng số ngày nguồn nước tại đây không đủ tiêu chuẩn sử dụng cho nhà máy do mặn lên tới 183 ngày. Trong những ngày này, DAWACO phải bơm nước về từ đập An Trạch cách Cầu Đỏ 8 km về phía thượng lưu. Việc bơm nước này đã làm cho chi phí sản xuất nước của DAWACO tăng lên tới 12.8 tỷ đồng năm 2013 (Bảng 1). So với khi chưa có hồ Đăk Mi 4 thì chi phí tăng thêm khoảng 12 tỷ/năm. Câu hỏi đặt ra là phải làm gì đ ể giảm bền vững chi phí này? Ngoài ra, việc lấy nước phục vụ cho sinh hoạt tại Đà Nẵng từ thượng lưu đập An Trạch trong tương lai khi cao trình mức nước không đủ để vận hành trạm bơm nước thô An Trạch hoặc khi có sự cố về nguồn điện, sự cố đường ống dẫn nước thô về NMN Cầu Đỏ thì nguồn cung cấp nước cho thành phố Đà Nẵng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Bảng 1: Độ mặn và chi phí bơm nước tăng thêm do mặn tại nhà máy nước Cầu Đỏ Chỉ số 2010 2011 2012 2013 Độ mặn lớn nhất tại Cầu đỏ (mg/l) 1080 655 6084 6961 Số ngày phải bơm nước từ trạm bơm An 52 11 99 183 Trạch (ngày) Tổng số giờ bơm (giờ) 426.5 95.5 1724.3 3876 Tổng lượng nước bơm từ đập An Trạch 1649100 370183 9801450 23382464 (m3) Chi phí bơm nước (VND/m3) 550 550 550 550 Tổng chi phí cấp nước tăng thêm (triệu đồng) 907 187 5.391 12.860 Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco), 2013. Bên cạnh đó, UBND TP.Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt điều chỉnh giá nước sinh hoạt và phí bảo vệ môi trường từ tháng 2 năm 2014 1 . Theo đó, giá nước sinh hoạt đối với hộ dân cư sẽ tăng từ 3.500 đồng/m³ lên 3.800 đồng/m³ đối với 10m³ đầu và từ 4.100 đồng/m3 lên 4.500 đồng/m³ với các mét khối tiếp theo. Đối với kinh doanh dịch vụ tăng từ 11.600 đồng/m³ lên 12.800 đồng/m³; giá n ước sinh hoạt ở nông thôn cũng tăng từ 100-200 đồng/m³ tuỳ vào khối lượng sử dụng... Theo giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) - ông Nguyễn Trường Ảnh thì nguyên nhân điều chỉnh giá nước một phần là do liên tiếp những năm gần đây các nhà máy thuỷ điện chặn dòng ở thượng nguồn. Giá nước sinh hoạt tăng đã làm tăng chi tiêu cho sinh hoạt của hộ gia đình. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều nước cũng bị tăng chi phí đ ầu vào, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và người chịu thiệt thòi cuối cùng lại là người dân. Thật không công bằng cho người dân khi họ phải chi trả khoản chi phí tăng thêm c ủa doanh nghiệp có nguyên nhân từ việc xây dựng và vận hành hồ thủy điện. Liệu những bất ổn về xã hội có xảy ra khi mà người dân nhận ra rằng họ đang phải chi trả các khoản chi phí thay cho một số doanh nghiệp. Phát triển nông nghiệp ở Đà Nẵng bị hạn chế do thiếu nước Khoảng 20.000 ha đất sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu sông Vu Gia trông chờ vào nguồn n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: