Danh mục

Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 240      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết "Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng" là đánh giá thực trạng tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường, như: Chỉ số tăng trưởng xanh toàn diện; Chỉ số kinh tế - xã hội -môi trường; Chỉ số tương lai xanh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM QUA CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG ĐỊNH LƯỢNG ThS. Nguyễn Lê Hoa Tuyết Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ / Email: nlhtuyet@ctuet.edu.vn PGS, TS. Lê Khương Ninh Trường Đại học Cần Thơ / Email: lkninh@ctu.edu.vn Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết là đánh giá thực trạng tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường, như: Chỉ số tăng trưởng xanh toàn diện; Chỉ số kinh tế - xã hội -môi trường; Chỉ số tương lai xanh... Nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng xanh ở Việt Nam chỉ đạt mức trung bình thấp của Châu Á. Trong đó, 2 nhóm nhân tố về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội được thực thi khá tốt, trong khi vấn đề bảo vệ môi trường bền vững còn yếu kém. Lượng phát thải carbon hàng năm lớn, ô nhiễm không khí với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao, việc ứng dụng và đầu tư phát triển năng lượng tái tạo còn hạn chế. Dựa trên thực trạng, bài viết đề xuất các khuyến nghị phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Tăng trưởng xanh, nền kinh tế xanh, tương lai xanh, chỉ số, định lượng,Việt Nam 1. Giới thiệu Tăng trưởng xanh (green growth) và nền kinh tế xanh (green economy) là xu hướng phát triển bền vững của thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ mới tiếp cận và theo đuổi xu hướng này trong thời gian gần đây, điển hình là “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2012-2020”. Kết quả sau 8 năm thực thi chiến lược xanh hóa, lượng khí thải nhà kính giảm 12,9% so với phương án phát triển bình thường và tỷ lệ che phủ rừng đạt 42% [5]. Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng đạt hơn 6%, tương đương với tổng năng lượng tiết kiệm gần 12 triệu tấn dầu quy đổi. Cường độ sử dụng năng lượng của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng đều giảm dần, cụ thể: ngành thép giảm 8,1%, xi măng giảm 6,3% và dệt sợi giảm 7,3%. Mức tiêu hao năng lượng tính trên GDP giảm bình quân 1,8%/năm. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp có nhận thức về sản xuất sạch hơn đã tăng từ 28% năm 2010 lên 46,9% năm 2020. Dư nợ tín dụng xanh đạt gần 238 nghìn tỷ đồng năm 2018, tăng 235% so với năm 2015 [5]. Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, song tăng trưởng xanh ở Việt Nam vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới. Vì vậy, Chính phủ tiếp tục ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” nhằm nâng cao điểm số và thứ hạng tăng trưởng xanh của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, nhất thiết cần đánh 146 Kinh tế và Dự báo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP giá lại thực trạng tăng trưởng xanh ở Việt Nam thời gian qua, nhằm làm rõ những mặt còn yếu kém, qua đó, đề xuất những khuyến nghị sát thực hơn với điều kiện nguồn lực và tình hình thực tiễn của Việt Nam, tránh dàn trải và lãng phí. 2. Nội hàm của tăng trưởng xanh Nền kinh tế xanh là nền kinh tế cân bằng giữa 3 mục tiêu: (i) tăng trưởng kinh tế để tạo ra của cải; (ii) đảm bảo công bằng xã hội, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo; (iii) giảm thiểu rủi ro về môi trường và sự suy thoái hệ sinh thái (OECD, 2011). Theo đó, tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng kinh tế được thực hiện song hành với đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo các tài sản tự nhiên có thể phục hồi để tái sử dụng trong tương lai (Bảng 1). Tăng trưởng xanh không thay thế mà chỉ là một phần quan trọng cấu thành nên sự phát triển bền vững (OECD, 2011). Trọng tâm của các chiến lược tăng trưởng xanh là đảm bảo rằng, tài sản tự nhiên được phát huy hết tiềm năng kinh tế vốn có theo cách thức bền vững nhất, bởi tài sản tự nhiên là có hạn và một số còn không thể thay thế. Bảng 1: Khái niệm nền kinh tế xanh và tăng trưởng xanh Nền kinh tế xanh Tăng trưởng xanh Là mô hình tăng trưởng kinh tế Là nền kinh tế cải thiện đời sống đảm bảo tài sản tự nhiên có thể UNEP (2011) con người và công bằng xã hội, giảm OECD (2011) phục hồi và tái sử dụng trong thiểu rủi ro về môi trường. tương lai. Là nền kinh tế có khả năng phục hồi, GGGI Là mô hình tăng trưởng kinh tế GEC (2012) mang lại cuộc sống tốt hơn trong giới đồng thời với đảm bảo sự bền hạn sinh thái của quốc gia. (2012) vững về khí hậu và môi trường. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Có nhiều quan điểm khác nhau về tăng trưởng xanh, song tựu chung lại, trong nghiên cứu này, tăng trưởng xanh được hiểu là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: