Danh mục

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1 - Phần 1

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 548.78 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 1 印光 法 師文 鈔 參 編 卷一Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang (theo bản in của Cổ Tấn Báo Ân Niệm Phật Đường, năm 2002) Lời tựa cho lần ấn hành theo phương pháp Ảnh Ấn Văn do chuyên chở đạo mà thường cùng tồn tại với đạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1 - Phần 1 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1, trang 1 of 271 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 1 印光 法 師文 鈔 參 編 卷一 Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang (theo bản in của Cổ Tấn Báo Ân Niệm Phật Đường, năm 2002) Lời tựa cho lần ấn hành theo phương pháp Ảnh Ấn Văn do chuyên chở đạo mà thường cùng tồn tại với đạo. Lý đáng nênnhư thế, nhưng Sự lại không luôn như vậy. Văn chương trong các sách vởđáng coi là khuôn mẫu hoặc những bài ca tụng cao nhã chẳng phải là chuyênchở đạo ư? Lửa Tần1 bốc lên, bèn bị diệt sạch cả, nhưng diệt là diệt nhữngthẻ sách2, chứ chẳng diệt được sách vở cất giấu trong vách nhà3 hay tronglòng người. Vì thế khi nhà Hán hưng khởi, văn chương, kinh điển xưa nayliền nối tiếp nhau xuất hiện trở lại; do vậy, thấy được rằng “nếu đạo vẫn tồntại thì văn cũng tồn tại!” Văn Sao của tổ Ấn Quang hoằng dương trọn vẹn Tam Tạng, dẫn chứngrộng rãi từ Ngũ Kinh, ba căn nương theo sách ấy dấy lòng tin, theo nhữngnẻo khác nhau cùng về Tịnh Độ. Sách ấy chuyên chở đạo lý [là chuyệnđương nhiên] cần gì phải nói nữa! Do vậy, hai bộ Chánh Biên và Tục Biênphổ biến trong thiên hạ, bảy mươi năm qua độ người vô số, nhưng bản thảoTam Biên do họ La biên tập vừa xong liền bị giấu kín cả mấy chục nămchẳng xuất hiện trong cõi đời, biết nói sao đây? Tiên sư Tuyết Lư lão nhân4 xưa kia từng phụng sự Tổ Sư, vâng mạnglệnh chuyên hoằng dương Tịnh pháp; núi sông đổi sắc, vượt biển đến ĐàiTrung, sáng lập Liên Xã, y giáo phụng hành, Văn Sao Chánh Biên và TụcBiên cùng với Gia Ngôn Lục, Tinh Hoa Lục5 nhiều lần được ấn hành biếu Năm 213 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt sách chôn Nho sĩ (Sử gọi là “phần1thư khanh nho”). Sau khi thống nhất Trung Hoa, nhằm dễ bề thống trị dân chúng, đương nhiêncần phải triệt hạ những tư tưởng có thể gây nguy hại cho oai quyền thống trị của nhà Tần; do vậy,thừa tướng Lý Tư đã xin Tần Thủy Hoàng hạ chỉ thiêu hủy toàn bộ sách vở của bách gia chư tử,những ai lén tàng trữ đều bị xử tử. Đồng thời hạ lệnh chôn sống hơn 460 Nho sĩ và phương sĩ đểdiệt tận gốc tư tưởng học thuyết cũ. Thời ấy chưa có giấy, sách phải viết lên những thẻ tre hoặc thẻ gỗ, gọi là “Giản Sách”.2 Dân chúng vẫn lén lút cất giữ sách vở bằng cách chôn giấu trong vách.3 Tuyết Lư là biệt hiệu của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam.4 Tức là bộ Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục, tức là tác phẩm tập hợp những câu quan5trọng, tinh túy nhất trích từ hai bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên và TụcBiên. Cuốn này do Lý Tịnh Thông biên soạn, do hai vị pháp sư Liễu Nhiên và Đức Sâm cùng Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1, trang 2 of 271tặng, nhưng chẳng tìm được Tam Biên. Về sau do Phật Giáo Thư Cục pháthành bộ Toàn Tập của Tổ Sư, trong ấy có Tam Biên do pháp sư Quảng Địnhbiên tập, và theo lời đồn đại bản Tam Biên do họ La biên tập vốn được cấtgiữ tại Linh Nham Sơn Tự ở Tô Châu đã bị hủy hoại cùng với chùa miếutrong cơn binh hỏa, đáng than vô cùng! Ngóng tin cách biển, nghe nói nguyên cảo [Tam Biên] may mắn thoátkhỏi tai ương, lại còn được khắc in. Về mặt Lý cố nhiên đáng tin, nhưng nơimặt Sự vẫn còn hồ nghi; liên hữu Đài Trung liền cậy người sang Linh Nhamchứng thực điều ấy, thỉnh về Liên Xã. Đọc lời Bạt, mới biết Linh Nham saucơn hỏa hoạn, nguyên cảo này được cất tại Tàng Kinh Lâu, trong rươngđựng bộ Càn Long Đại Tạng Kinh khắc vào đời Thanh, do hòa thượng MinhHọc phát hiện, cho xuất bản. Năm Canh Ngọ (1990), gặp dịp kỷ niệm trònnăm mươi năm Tổ Sư về Tây, [Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên] đượcQuảng Hóa Tự ở Bồ Điền, Phước Kiến ấn hành. Tứ chúng hân hoan, khen làchuyện hiếm có! Chao ôi! Văn của Tổ Sư giống như rồng vậy chăng? Hoặc ẩn, hoặc thấy,chẳng biết lúc nào! Nay đã được thấy, ắt sẽ bay lên tận trời, tuôn mưa pháplớn, thấm nhuần khắp quần sanh. Ngay lập tức, Đài Trung Liên Xã liền choin lại bằng phương pháp Ảnh Ấn để lưu truyền hòng thỏa nguyện cũ, vuimừng vô lượng. Ngoài ra còn có bảy lá thư [phúc đáp của đại sư Ấn Quang]để trong bọc hành lý của tiên sư đang được cất giữ tại Tuyết Lư Kỷ NiệmĐường ở [Đài Trung] Liên Xã, người biên tập cũng cho in kèm theo [bộTam Biên này] để khỏi bị thất lạc. Ấn hành cần phải có lời tựa, [do vậy tôi]kính cẩn thuật nhân duyên Ảnh Ấn để tùy hỷ vậy. Đài Trung, Mạnh Đông năm Nhâm Thân (Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 81 - 1992), Tịnh nghiệp đệ tử Lô Giang Từ Tỉnh Dân kính đềgiám định. Theo ngu ý, cuốn này chọn lọc không tinh tường bằng bộ Ấn Quang Pháp Sư GiaNgôn Lục của ông Lý Viên Tịnh. Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1, trang 3 of 271 Lời tựa cho bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Linh Nham Ấn Quang lão pháp sư nghiêm trì giới luật, hoằng dư ...

Tài liệu được xem nhiều: