Danh mục

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1 - Phần 6

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 547.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây quả thật là pháp căn bản để thất phu tạo bình trị cho thiên hạ vậy! Hơn nữa, hãy nên bảo con cái đọc đi đọc lại An Sĩ Toàn Thư, Lịch Sử Cảm Ứng Thống Kỷ và những thiện thư hữu ích cho thân tâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1 - Phần 6 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1, trang 141 of 271yên, thất phu có trách nhiệm! Đây quả thật là pháp căn bản để thất phu tạobình trị cho thiên hạ vậy! Hơn nữa, hãy nên bảo con cái đọc đi đọc lại An Sĩ Toàn Thư, Lịch SửCảm Ứng Thống Kỷ và những thiện thư hữu ích cho thân tâm. Nay đặt phápdanh cho ông là Huệ Hiểu, nghĩa là dùng trí huệ để tự hành chuyện “giữ vẹnluân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm cácđiều ác, vâng giữ các điều lành, kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, ăn chay, niệmPhật, quyết định cầu sanh Tây Phương trong đời này”. Lại còn dùng nhữngđiều ấy để khuyên lơn con cái, thê thiếp… trong gia đình và thân thích bằnghữu, làng nước, xóm giềng bên ngoài, để họ cùng hiểu [những điều] lợi íchthật sự cho thế gian lẫn xuất thế gian này, ngõ hầu chẳng phụ lòng thànhphát tâm quy y Phật pháp của ông! Đối với những cách tu trì niệm Phật thìtrong Văn Sao đã nhắc tới nhiều lần, ở đây không viết cặn kẽ nữa! Nếu vô sựđừng gởi thư đến, Quang đã bảy mươi rồi, tinh thần chẳng đủ, lại còn phải lonhững chuyện giảo chánh, in sách v.v… không rảnh rỗi để phúc đáp đượcđâu! (Ngày Hai Mươi Sáu tháng Chín năm Dân Quốc 19 - 1930)79. Thư trả lời cư sĩ Hứa Hoán Văn (thư thứ nhất) Thư nhận được đủ cả, pháp danh viết riêng trong một tờ giấy khác. Domục lực chẳng đủ nên chẳng thể viết khai thị tường tận được! Nay gởi choông hai gói kinh sách này nọ, mong hãy chí thành cung kính đọc sẽ tự biếtcách tu và lợi ích. Ngoài ra, còn có Kỹ Lộ Chỉ Quy (chỉ đường về nơi ngõrẽ), Sơ Cơ Tiên Đạo (hướng dẫn ban đầu cho kẻ sơ cơ), Vật Do Như Thử(loài vật còn như thế), Tọa Hoa Chí Quả (đợi hoa trổ thành quả), Một LáThư Trả Lời Khắp, mỗi thứ một gói để làm căn cứ tự lợi, lợi người. Đọckinh sách nhà Phật, chớ nên giữ thái độ như nhà Nho đọc sách Nho. Nhữngnhà Nho ngày nay hoàn toàn chẳng biết kính trọng sách, đến nỗi cõi đờikhông có chân Nho. Nếu dùng thái độ khinh mạn, chẳng cung kính ấy đểđọc kinh Phật thì chưa được lợi ích mà đã mắc tội trước rồi! (Ngày Mười Támtháng Hai năm Dân Quốc 25 - 1936)80. Thư trả lời cư sĩ Hứa Hoán Văn (thư thứ hai) Khoản tiền cứu trợ đã giao cho nơi lạc quyên tại Thượng Hải, nay tôiđem biên nhận gởi lại. Quang già rồi, sẽ chết trong sáng tối, nào còn có tinhthần để lo chuyện lớn ấy? Nhưng từ năm Dân Quốc thứ bảy (1918) đến nay,Quang lưu thông các kinh sách đều vì nhiệm vụ cấp bách “ngăn ngừa để dứttai họa”, chỉ không theo đuổi công việc [thành lập] đội lạc quyên cứu trợ màthôi! Lời ông nói chỉ là biết một phía, chứ chẳng biết tới hai. Quang từ khixuất gia đến nay phát nguyện chẳng Trụ Trì chùa miếu, chẳng thế độ đồ đệ,chẳng dự vào các hội đoàn. Từ năm Dân Quốc thứ bảy đến nay, các đoàn thể Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1, trang 142 of 271từ thiện các nơi đem sổ vàng gởi tới [cho Quang] từ một hoặc mười cho đếnmấy chục quyển, tôi đều để nguyên những cuốn sổ ấy, đem gởi trả lại bằngthư bảo đảm, rồi tùy theo sức mình mà bỏ ra bao nhiêu đó (chẳng viết [khoảntiền ấy] vào sổ để khỏi làm cho cuốn sổ ấy không sử dụng được nữa). Mỗi năm đều[quyên tặng] cả ngàn đồng trở lên. Nếu lại đề xướng quyên mộ, sẽ chẳng thểnào không mệt nhọc đến chết! Quang không có chùa miếu, không đồ đệ; tất cả những khoản tiền đượcbiếu tặng hễ có liền sử dụng ngay, trọn chẳng hướng về người khác mởmiệng hóa duyên. Bởi lẽ, Tăng sĩ thường hay hóa duyên, Quang chẳng muốngiống như họ. Dẫu chê Quang thiếu từ bi, Quang cũng chẳng đếm xỉa tới,cốt sao khỏi bị kẻ vô tri nói Quang mượn cớ này để cầu lợi! Nói đến chuyệncon hổ của ông Trương X… được nuôi từ nhỏ, há có phải là Quang có đạođể khuất phục nó đâu? Ông ta giỏi vẽ hình hổ, nên nhiều lần nuôi hổ. Con hổnuôi lần trước đã chết; năm trước lại mua được một con hổ bé mới vừa lọtlòng mẹ. Hằng ngày phải nuôi bằng thịt bò, một năm [hổ] ăn hơn hai con bò,đấy chính là do mê loài vật mà vùi lấp chí hướng! Lại còn cho hổ ăn [thịt] bò,quả thật là tạo sát nghiệp kể sao cho xiết? Quang nói với người bạn: “Hãynên khuyên ông ta nuôi hổ bằng món chay, đừng cho nó ăn thịt bò”. Hơn nữa, ông ta hằng ngày vẽ hình hổ, ôm ấp hổ, sợ rằng đời sau sẽ đầuthai làm thân hổ thì đáng thương lắm! Ngày hôm ấy, người ấy và con ông tavới một con chó cùng đến. Chó còn dễ ngươi hổ, con cái đều có thể vuốt vehổ. Khi đến [chỗ ông ta vào] năm ngoái, hổ chưa tròn một tuổi mà đã khôngkém phần to lớn. Lúc tới [chuồng hổ], họ cầm theo một cái vò sắt tây. Có lúchổ không nghe theo mệnh lệnh thì hướng miệng cái vò sắt Tây về phía hổ,hổ liền thuận theo. Do miệng vò toác ngoác, hổ sợ bị ăn thịt! Quang mộtmực chẳng thích phô trương mù quáng, nên đối với con hổ được nuôi từ béhoàn toàn chẳng để ý. Nếu bảo đấy là dùng đạo đức để khuất phục hổ thì cònđáng để ca ngợi, chứ chuyện này hoàn toàn chẳng có giá trị gì để kể lể cả!Sao lại không có chuyện gì mà cứ bới chuyện ra vậy? (Ngày Mười Sáu thángNăm năm Dân Quốc ...

Tài liệu được xem nhiều: