Danh mục

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1 - Phần 7

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 562.69 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sao lại thô tâm như thế, gởi thư đến chỉ ghi tỉnh không ghi huyện, làm sao gởi được? Lại chẳng viết tục danh, chỉ dùng pháp danh! Đã dùng [pháp danh] lâu ngày thì còn được, chứ mới dùng thì ai mà biết được!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1 - Phần 7 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1, trang 169 of 271 Sao lại thô tâm như thế, gởi thư đến chỉ ghi tỉnh không ghi huyện, làmsao gởi được? Lại chẳng viết tục danh, chỉ dùng pháp danh! Đã dùng [phápdanh] lâu ngày thì còn được, chứ mới dùng thì ai mà biết được! Đây cũng làlỗi thiếu thông hiểu nhân tình thế thái! Một đệ tử ở Quý Châu gởi thư tới,nhờ gởi sang nhà người em trai ông ta ở Nam Kinh, gởi đi bằng thư bảo đảm,người canh cửa không biết đến pháp danh của ông ta, bảo [ở đấy] không cóngười đó, bèn đem thư gởi trả lại. Không lâu sau, người ấy đích thân đến đấtTô, mới biết ông ta chẳng hiểu chuyện đời! Pháp danh của lệnh nhạc mẫu179 và lệnh tử được ghi trong tờ giấy khác.Đức hạnh đẹp đẽ của lệnh nhạc mẫu thật đáng khâm phục, vì thế có phápdanh là Đức Ý. Lệnh tử đã có thiện căn từ đời trước, nên đặt pháp danh làPhước Duệ. Duệ (睿) chính là trí huệ; có phước, có huệ thì sẽ có thể tự lợi,lợi người. Niệm Quán Âm thì không chỉ khuyên bảo tịnh hữu niệm mà hãynên tuyên cáo trong thôn [mình ở] và những thôn lân cận, bất luận già - trẻ -trai - gái đều nên ăn chay, niệm Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Mọi ngườiai nấy ở trong nhà mình, vừa làm việc vừa niệm, thường niệm trong khi đi,đứng, nằm, ngồi, chắc chắn chẳng bị ôn dịch. Năm trước, các xứ bị dịch tảthật dữ dội; tại vùng phụ cận của trấn Tự Tiền thuộc huyện Trừng Thành,tỉnh Thiểm Tây, cả mấy trăm người chết. Trong thôn của một đệ tử có nămsáu chục nhà, [ông ta] dạy mọi người đều niệm [Quán Âm] nên chỉ có hai kẻxấu bị chết, những người khác đều bình an. Cư sĩ Hà Hồng Cát ở huyện Cam Cốc tỉnh Cam Túc đề xướng niệm Phật.Phàm những chỗ niệm Phật, tật dịch chẳng xâm nhập bờ cõi. Ông khuyêntịnh hữu niệm là biện pháp nhỏ; dạy già - trẻ - trai - gái trong cả thôn đềuniệm mới là biện pháp lớn. Tốt nhất là ăn chay trường; nếu chẳng thể thìcũng nên bớt ăn mặn. Dẫu chưa thể ăn chay cũng phải niệm. Đang trong lúchung hiểm này, chỉ có niệm Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát là được cứu vớt,che chở. Những kẻ sợ chết muốn được yên vui sẽ chẳng đến nỗi vẫn chẳngnghĩ làm như vậy là đúng mà coi thường. Tụ tập đạo hữu để niệm thì nênchia thành ba ban: Một ban đi nhiễu, niệm ra tiếng, hai ban tịnh tọa niệmthầm. Như thế sẽ thành ra niệm suốt ngày nhưng chẳng đến nỗi quá mệt.Nếu cùng nhau niệm ra tiếng hết thì một lúc lâu sau do quá mệt chắc sẽ đếnnỗi đổ bệnh. Do chẳng khéo lập cách, đâm ra làm cho kẻ vô tri bảo Phậtpháp chẳng linh, oan uổng tạo khẩu nghiệp. Chẳng thể không biết [điều này]!(Ngày mồng Bốn tháng Giêng năm Dân Quốc 24 - 1935)111. Thư trả lời cư sĩ Mục Tông Tịnh (thư thứ ba) Lệnh nhạc mẫu: Tiếng gọi tỏ vẻ tôn trọng mẹ vợ của người khác.179 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1, trang 170 of 271 Pháp danh của lệnh lang phạm tổ húy180, xin hãy tùy ý thay đổi. Nay đặtlà Trí Duệ, sẽ chẳng đến nỗi phạm nữa. Nếu vẫn phạm thì xin hãy tự đổi,không cần phải yêu cầu Quang đổi. Phong tục làng quê miền Nam miền Bắckhác nhau. Phương Nam cũng có vùng kỵ tên húy rất nghiêm, cũng có vùng[đặt tên cho] con lại dùng chữ chánh yếu trong tên cha, như cha tên Bằng,con tên là Tiểu Bằng. Cha tên Khiêm, con tên Tục Khiêm. Đối với phápdanh có khi chuyên dùng một chữ nên ông - cháu, cha - con đều cùng mộtchữ. Quang chẳng đặt pháp danh theo dòng phái, dùng chữ tùy ý181. Hễ cónhiều người [quy y] mà không ai thưa bày điều gì thì dùng cùng một chữ. Hễcó ai thưa bày thì mỗi người dùng một chữ để khỏi phạm lỗi trái với thế tục!Tăng Tử có tên tự là Tử Dư, Mạnh Tử cũng có tên tự là Tử Dư. Tử Tư182theo học với Tăng Tử, Mạnh Tử chính là môn nhân của Tử Tư. Do đây cóthể thấy được: Cổ nhân khoan dung mà người hiện thời lại nghiêm ngặt! Đạisự phải nương theo lý, tiểu sự phải thuận theo thói tục, đấy chính là chuẩnmực để giữ thân cư xử trong cõi đời vậy (Ngày Rằm tháng Giêng năm Dân Quốc24 - 1935)112. Thư trả lời cư sĩ Mục Tông Tịnh (thư thứ tư) Pháp danh của Dương mẫu được viết trong một tờ giấy khác, ảnh chụpcủa Quang chẳng tiện gởi đi. Do chiến sự, bưu điện không chịu nhận bưukiện. Nay gởi Khuyến Niệm Quán Âm Văn, mong hãy [dùng bài văn ấy] đểkhuyên rộng rãi. Tôi vốn cho in bài này năm mươi vạn bản, nhưng do chiếntranh nên phải đình lại. Sau này có lẽ sẽ in ra, bưu cục chịu nhận thì sẽ gởitới, cũng không thể nói chắc chắn, vì thời cuộc vậy! Thầy Đức Sâm bệnhtình đã khá được tám phần, từ rày ông chớ nên lôi thôi, [gởi thư tới lui mà]chẳng nói lên được điều gì. Hơn nữa, chưa từng gặp gỡ, gởi thư đến [thìngười nhận] phải trả lời. Đừng nói là người bệnh, ngay cả người mười phầnkhỏe mạnh hằng ngày cũng chẳng rảnh rỗi để đáp ứng được! Pháp danh của con trai ông Mục Tông Tịnh là Phước Duệ, chữ Phước trùng với tên của một vị180Tổ tiên của ông Mục, nên gọi là “phạm Tổ húy”. Tổ Ấn Quang xuất gia với một vị thầy thuộc Tông Lâm Tế. Trong các pháp phái nhà Thiền,181tùy theo chi phái mà có những ...

Tài liệu được xem nhiều: