Danh mục

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 2 - Phần 7

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 559.07 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhận được thư đầy đủ, Quang là một ông Tăng hèn kém chỉ biết cơm cháo, thiếu những hiểu biết thông thường, tuổi gần bảy mươi, chẳng có thành tựu gì! Các hạ tưởng lầm là thiện tri thức tức là đã lầm lẫn lớn, lại còn muốn quy y, tức là muốn học lấy bản lãnh của ngu phu, ngu phụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 2 - Phần 7 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, phần 7, trang 199 of 322 Nhận được thư đầy đủ, Quang là một ông Tăng hèn kém chỉ biếtcơm cháo, thiếu những hiểu biết thông thường, tuổi gần bảy mươi, chẳngcó thành tựu gì! Các hạ tưởng lầm là thiện tri thức tức là đã lầm lẫn lớn,lại còn muốn quy y, tức là muốn học lấy bản lãnh của ngu phu, ngu phụ.Đã học bản lãnh của ngu phu, ngu phụ thì bản lãnh của bậc thông giaquyết chẳng còn trông mong chi nữa! Nếu chẳng coi đó là sai lầm, tôichẳng ngại lấy sai lầm làm chuẩn. Nay đặt pháp danh cho ông là Huệ Trung, nghĩa là trí huệ do có lòngThành ở bên trong, ắt trí huệ sẽ thấu đạt ra ngoài, khiến cho hết thảyngười hữu duyên đều nương theo ý chỉ “lòng Thành bên trong thấu đạtra ngoài” tu trì Tịnh nghiệp, tự lợi, lợi tha. Để hưng khởi Phật pháp trongcõi đời ngày nay, chẳng lo không biết lý tánh cao sâu huyền diệu, chỉ lokhông biết nhân quả báo ứng và giáo dục trong gia đình để thực hànhnhững điều đáng nên hành! Nếu như hết thảy mọi người đều có thể thựchành những điều đáng nên hành thì thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc,Phật nhật thêm sáng, pháp luân thường xoay. Do vậy, Quang thường nói với hết thảy mọi người: Ắt phải giữ vẹnluân thường, nghiêm túc trọn hết bổn phận của chính mình, dứt lòng tà,giữ lòng thành, đánh đổ những ham muốn xằng bậy của chính mình đểkhôi phục lễ nghĩa, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện, kiênggiết, ăn chay, tín nguyện niệm Phật, quyết chí cầu sanh Tây Phương CựcLạc thế giới. Dùng những điều này để tự hành, dùng những điều này đểdạy người khác, trong là cha mẹ, anh em, vợ con, ngoài là thân thích,xóm giềng, bè bạn, để họ cùng tu tịnh nghiệp, ngõ hầu đáng gọi là đệ tửthật sự của đức Phật. Làm được như thế thì sống là bậc thánh hiền, mấtlên cõi Cực Lạc. Lợi ích xuất thế gian lẫn thế gian đều do đây mà được.Đấy là những điều ngu phu ngu phụ có thể làm được, trọn chẳng có chỗnào cao sâu huyền diệu chẳng thể mong mỏi được! Tiếc cho người đờiphần nhiều cầu [lợi ích] từ những điều khác, chẳng cầu từ những điềunày; vì thế khó được lợi ích chân thật! Ông nói: “Phải trông coi công việc trong Cư Sĩ Lâm, chẳng thểchuyên tu, rất sợ khó đắc nhất tâm, chưa thể vãng sanh được, hoặc khóđược như nguyện!” Cần biết rằng: Bồ Tát hành đạo lấy lợi người làmđầu. Pháp môn Tịnh Độ lấy Tín - Nguyện để dẫn đường. Có lòng tinchân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đắc nhất tâm cũng có thể vãng sanh.Không có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dù đã đắc nhất tâm vẫnkhó thể vãng sanh (Người trong nhà Thiền niệm Phật phần nhiều chẳng nói đến Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, phần 7, trang 200 of 322tín - nguyện thì vẫn là tự lực, khó được nhờ vào Phật lực; do bọn họ đã không cảmthì Phật cũng khó thể rủ lòng ứng! Đây là chuyện khẩn yếu cùng cực, vì thế phải nóitrắng ra). Chỉ cần chịu nghe theo những chuyện Quang đã nói trên đây, tận lựcthực hiện sẽ tương ứng với chánh nhân của Tịnh nghiệp như Quán Kinhđã dạy và tương ứng với bổn nguyện của Phật. Vì thế, chẳng cần phảingờ vực, do dự mình khó được vãng sanh! Thế đạo, nhân tâm hiện thờibại hoại đến cùng cực. Phàm những ai dự vào Cư Sĩ Lâm niệm Phật, ắtphải bảo họ đề xướng nhân quả báo ứng và giáo dục trong gia đình, cầnnhất là chú trọng nhân quả báo ứng. Lại phải chú trọng dạy dỗ con gái.Làm như thế thì còn có hy vọng sau này người hiền sẽ dấy lên đông đảo,kẻ bại hoại diệt tuyệt. Nếu không, sở học đều là mưu mô dối trá. Mưumô dối trá càng tinh xảo, càng khéo léo thì thiên tai nhân họa càng khốcliệt! Đạo “gốc chánh nguồn trong” nằm ở chỗ bình thường này, chứkhông có gì lạ lùng cả! (Ngày Mười Một tháng Chín)374. Thư trả lời cư sĩ Trác Trí Lập (thư thứ nhất) Một pháp Niệm Phật chỉ những ai chết được cái tri kiến cuồng vọngmới có thể được lợi ích. Dẫu cho cái trí ngang bằng thánh nhân cũngmặc kệ, cứ lấy một câu Phật hiệu này làm bổn mạng nguyên thần, thềcầu vãng sanh. Dẫu đem cái chết bức bách, ép thay đổi đường lối cũngchẳng thể [thay đổi chí hướng]! Như thế mới được coi là người thôngminh, mới có thể đạt được lợi ích thật sự. Nếu không, do lắm tri nhiềukiến, [tâm] chẳng thể đoạn nghi, đâm ra chẳng bằng kẻ chất phác niệmPhật chẳng có chút hiểu biết nào lại dễ được lợi ích hơn! Cái tiếng “quy y” rất dễ đạt được, nhưng thực chất quy y cực khó tu!Phải giữ năm giới “không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm,không nói dối, không uống rượu”. Lại còn phải bỏ tham - sân - si huyễnhiện trong tâm, tu Giới - Định - Huệ sẵn có nơi tánh, đừng làm các điềuác, vâng làm các điều lành, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tây Phương.Trên là khuyên mẹ hiền, giữa khuyên anh em, dưới khuyên vợ con, tôi tớcùng tu đạo này. Như thế chính là đạo “tự lợi, lợi tha, tự lập, lập người”thường được thực hiện trong luân thường hằng ngày; công đức, lợi íchấy há tính kể được ư? Trong thế giới Cực Lạc, chẳng những quang minh của đức Phật vôlượng mà ngay cả cây c ...

Tài liệu được xem nhiều: