Danh mục

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 1

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 432.42 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 3 印光 法 師文 鈔 參 編 卷三Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang Trích Dẫn Pháp Ngữ Của Ấn Quang Đại Sư Pháp môn Tịnh Độ chính là pháp môn đặc biệt trong giáo pháp của cả một đời đức Như Lai, thích hợp khắp ba căn, thâu nhiếp trọn vẹn lợi căn lẫn độn căn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 1 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 3 印光 法 師文 鈔 參 編 卷三 Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang Trích Dẫn Pháp Ngữ Của Ấn Quang Đại Sư Pháp môn Tịnh Độ chính là pháp môn đặc biệt trong giáo pháp củacả một đời đức Như Lai, thích hợp khắp ba căn, thâu nhiếp trọn vẹn lợicăn lẫn độn căn. Bậc Đẳng Giác Bồ Tát chẳng thể vượt ra ngoài; tộinhân Ngũ Nghịch Thập Ác cũng có thể dự vào trong số ấy. Chẳng đoạnHoặc nghiệp mà được thoát khỏi luân hồi; ngay trong một đời này chắcchắn lên cõi Phật. Chúng sanh đời Mạt căn cơ kém hèn, bỏ pháp mônnày làm sao yên được? Phàm là người tu Tịnh nghiệp, điều thứ nhất làphải nghiêm trì tịnh giới, điều thứ hai là phải phát Bồ Đề tâm, điều thứba là phải có tín nguyện chân thật. Giới là cơ sở của các pháp, Bồ Đềtâm là chủ soái của tu đạo, Tín - Nguyện dẫn đường cho sự vãng sanh.Pháp môn Tịnh Độ lấy ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh làm tông: Khôngcó Tín làm sao phát ra Nguyện được? Không có Nguyện làm sao khởiHạnh? Không có Diệu Hạnh Trì Danh làm sao chứng được Tín, mãnđược Nguyện? Được vãng sanh hay không, hoàn toàn do có Tín -Nguyện hay không! Phẩm vị cao hay thấp hoàn toàn do trì danh sâu haycạn. Tín - Nguyện - Hạnh như ba chân của cái đỉnh, thiếu một sẽ đổ. Nếuchẳng chú trọng Tín - Nguyện, chỉ mong trì danh đến mức nhất tâm; dẫucho đạt được nhất tâm sâu xa, cũng khó thể liễu sanh thoát tử. Vì saovậy? Do Phiền Hoặc chưa hết, chẳng thể cậy vào tự lực để liễu sanh tử;Tín - Nguyện đã không có, sẽ chẳng thể nương theo Phật lực để liễusanh tử. Trong đời có những kẻ ham cao chuộng xa, thường bàn lan manvề tự lực, miệt thị Phật lực, chẳng biết: Từ sống đến chết, không mộtchuyện nào chẳng phải nhờ vào sức người khác , nhưng chẳng lấy đó làmthẹn; sao lại riêng với một mình chuyện lớn liễu sanh tử, ngay cả Phật Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 2 of 313lực cũng chẳng muốn nhận? Mất trí điên cuồng đến mức như thế đấy!Hành giả Tịnh Tông hãy nên răn dè! Đối với pháp tắc tu trì thì thường nên như con nhớ mẹ ; đi, đứng,nằm, ngồi, nói năng, im lặng, qua lại, một câu Phật hiệu miên miên mậ tmật, bất cứ sự duyên nào cũng chẳng để gián đoạn, nhiếp trọn sáu căn,tịnh niệm tiếp nối. Người làm được như thế chắc chắn sẽ vãng sanh.Tâm lại phải thường nghĩ tới nhân từ, khoan dung, tánh tình hồn hậu,hòa thuận, nhẫn được điều người khác chẳng thể n hẫn, làm được chuyệnngười khác chẳng thể làm, chịu nhọc nhằn thay cho người khác, thànhtựu sự tốt đẹp cho người ta, thường nghĩ tới lỗi mình, đừng bàn tới sự saitrái của kẻ khác!475. Thư trả lời cư sĩ Dương Bội Văn Xá-lợi chưa tới chỗ cũ1, càng đúng là thần biến khôn ngằn. Ấy chínhlà Phật, Bồ Tát muốn làm cho ông và hết thảy những ai thấy nghe đềugieo thiện căn sâu xa, nên đặc biệt thị hiện [như vậy]. Tiếng Phạn xá -lợi(Śarīra), cũng có khi phiên là Thiết-lợi-la (danh từ này hiện thời tuyệt chẳngdùng đến), ở đây (Trung Hoa) dịch là Thân Cốt (xương nơi thân), cũng cókhi dịch là Linh Cốt. Đây chính là ước theo sau khi đức Phật nhập NiếtBàn, thiêu thân hóa hiện tám hộc bốn đấu2 xá-lợi mà nói. Đấy chính làước theo đa số để nói. Cũng có loại xá-lợi không phải từ xương trên thân [đức Phật mà có],như người đời Tống khắc ván in cuốn Long Thư Tịnh Độ Văn tìm được1 Trong lá thư gởi cho cư sĩ Phương Diệu Đình (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao TamBiên, quyển 2, thư số 270), tổ Ấn Quang cho biết: “Hôm trước, Quán Âm Am ở HoàiAn gởi tới một viên xá-lợi to bằng hạt kê, màu như ngọc Phỉ Thúy, nói là [viên xá-lợiấy] kết từ hoa đèn thắp trước bàn Phật của một liên hữu; gởi tới muốn cậy Quangchứng minh, bình luận để khơi gợi lòng tin cho người khác. Quang liền đựng trongmột cái hộp sứ cho mọi người xem; xem xong để thờ trước tượng Phật. Ngày hômqua, sau buổi tụng kinh khóa sáng, mở hộp ra xem thì không còn nữa, chắc là đã trởvề am đó rồi! Hôm qua tôi đã gởi thư hỏi chuyện ấy”. Như vậy là khi Tổ viết thư choDương Bội Văn, viên xá-lợi ấy vẫn chưa trở về Quán Âm Am. Xin xem thêm chi tiếtvề chuyện này trong “Bài ký về chuyện cư sĩ Dương Bội Văn được xá-lợi” thuộc ẤnQuang Văn Sao Tam Biên, quyển 3.2 Hộc và Đấu là những đơn vị đo lường thời cổ, có dung lượng biến đổi theo triềuđại. Thời Tần, một Hộc bằng mười Đấu, mỗi Đấu là 2 lít. Từ đời Tống trở đi, mộtHộc bằng năm Đấu và dung lượng của Đấu lớn dần lên, đến đời Thanh, một Đấubằng 10 lít. Do kinh Phật đa số được dịch từ thời Hán đến giữa đời Tống, nên ta cóthể ước lượng một Hộc bằng mười Đấu và mỗi Đấu từ 2 đến 3 lít. Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 3 of 313ba hạt xá-lợi trong tấm ván, ba hạt xá-lợi tìm được ở ba chỗ. Lại nữa,thiện nữ nhân thêu kinh, đâm kim xuống bị vướng, nhìn vào tìm đượcxá-lợi. Lại có người niệm Phật, từ trong miệng có được xá -lợi. Có vị caotăng tắm gội, bảo học trò kỳ lưng, nghe có vật ...

Tài liệu được xem nhiều: