Danh mục

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 2

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 456.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ông đã biết pháp môn Tịnh Độ thì càng phải nên nói với hết thảy mọi người về lợi ích ấy khiến cho họ tu trì, huống là cha mẹ sanh ra ta ư? Hồi hướng cho cha mẹ cố nhiên là chuyện hợp lẽ đến tột cùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 2 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 33 of 313hướng20, tùy theo ý mong cầu của mình mà đọc mấy câu, chỉ nhằm biểulộ tấm lòng, chẳng cần phải phô phang. Ông đã biết pháp môn Tịnh Độthì càng phải nên nói với hết thảy mọi người về lợi ích ấy khiến cho họtu trì, huống là cha mẹ sanh ra ta ư? Hồi hướng cho cha mẹ cố nhiên làchuyện hợp lẽ đến tột cùng; nhưng chẳng khuyên lơn cha mẹ, chỉ tựmình tu trì là đã đánh mất ý nghĩa hiếu thảo chân thật với cha mẹ vậy! Nếu tánh tình cha mẹ trái nghịch với Phật, hãy nên chí thành trì niệmhồi hướng thay cho cha mẹ để họ được tiêu trừ túc nghiệp. Lâu ngàychầy tháng, [cha mẹ] sẽ tự sanh lòng tin tưởng, tu trì. “Lòng Thành đếntột cùng, đá vàng cũng nứt”. Huống chi cha con sẵn mối liên quan tựnhiên, lẽ nào chẳng thể chuyển dời được ư? Hãy nên nghiêm túc dạy dỗcon cái bằng lý nhân quả báo ứng và đạo l àm người, như cha từ, conhiếu, anh nhường, em kính v.v… ai nấy tự trọn hết bổn phận của chínhmình. Nếu ông có thể nghe theo lời tôi thì sống sẽ dự vào bậc thánh hiền,mất về cõi Cực Lạc, ấy chính là chuyện quyết định không còn nghi ngờvậy! Cõi đời hiện thời nguy hiểm vạn phần; hãy nên suất lãnh người nhàniệm Phật và niệm thánh hiệu Quán Âm lâu dài, ắt sẽ có cảm ứng chẳngthể nghĩ bàn. Chuyện ăn chay thật ra cực dễ dàng, chỉ vì chưa thấu hiểusuy xét sâu xa nên mới cảm thấy rất khó khăn! Chúng ta đã sợ tai nạnđao binh, hãy nghĩ hết thảy sanh vật có tự chịu mổ, chặt, nấu, thui đểthỏa sự ham muốn phát xuất từ miệng bụng của chúng ta hay chăng? Háchúng nó có muốn chết, vui vẻ chịu làm thức ăn cho con người haychăng? Thánh nhân dạy “trung hậu, khoan thứ là cách đạo chẳng xa;điều gì ta chẳng muốn người khác làm cho ta thì cũng đừng làm điều ấycho người khác” nhằm giảng rõ ý nghĩa này. Thử nghĩ ta và chúng cùngđược phú bẩm cái tâm này, cùng biết “tham sống, sợ chết”, cùng biết“hướng lành, tránh dữ”, cùng biết “cảm ơn, ôm hận”; há nên hằng ngàyvẫn ăn thịt bọn chúng ư? Đã nhẫn tâm ăn thịt bọn chúng, tức là cùng mộttâm hạnh với lũ thổ phỉ, giặc cướp! Đã chẳng muốn bị bọn thổ phỉ cướpđoạt, sát thương; sao lại yên tâm khoái ý giết chóc, nấu nướng, ăn nuốthết thảy sanh mạng trên đất dưới nước? Nguyên do đều là vì chẳng chịuphản tỉnh nên đến nỗi cách xa đạo vời vợi!20 Gọi là Chánh Hồi Hướng vì người niệm Phật phải cầu mình và hết thảy hữu tìnhđều được vãng sanh Tây Phương, không mong cầu phước báo đời sau. Những điềucầu nguyện khác như cầu siêu cho cha mẹ tổ tông đã quá vãng được siêu thăng chỉ làđiều cầu nguyện thêm. Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 34 of 313 Chỉ sợ không tin pháp môn Tịnh Độ tới nơi tới chốn ; chứ nếu tin đếnnơi đến chốn thì hết thảy mọi người đều được vãng sanh. Đã có sức đạitừ bi của Phật, cần gì đến Quang? Con người gần đây phần đông thấy lạ ,nghĩ khác, kẻ có tín tâm thường chẳng biết cội nguồn của pháp môn TịnhĐộ, hoặc học những pháp Thiền, Giáo, Mật v.v… Nếu muốn làm vịthiện tri thức đại thông gia thì được, chứ nếu muốn cậy vào Phật từ lựcđể vãng sanh Tây Phương ngay trong đời này thì do sở học quá nhiều,chắc sẽ coi thường Tịnh Độ! Do đã chẳng thể đoạn Hoặc chứng Chân đểtự lực liễu thoát, lại không có tín nguyện niệm Phật để cậy vào Phật lựchòng liễu thoát thì nỗi khổ nơi tam đồ lục đạo trong tương lai so với nỗikhổ hiện thời sẽ còn gấp trăm ngàn vạn lần! Nhân dân hiện thời không ai chẳng trong cảnh nước sâu lửa bỏng,nhưng những kẻ có thế lực ai nấy đều muốn cho con cháu mình đượcphú quý tôn vinh vĩnh cửu, chẳng đoái hoài nhân dân nghèo nàn, khốnkhổ, tử vong. Cái gốc họa ấy đều là do Trình - Châu và bọn Lý Học đảphá bài xích nhân quả báo ứng và sanh tử luân hồi ươm thành. Nếu bọnhọ đề xướng nhân quả báo ứng, sanh tử, luân hồi, thì những nhà Nho đờisau đều chẳng dám bảo [nhân quả, báo ứng, luân hồi] đều là không có.Dẫu bọn họ muốn làm chuyện tổn người, lợi mình, thương thiên, hại lýđi nữa, nhưng do thấy có ác báo, sợ mai sau chịu khổ khó kham, do đấysẽ chẳng dám! Vì Trình - Châu cho là không có những chuyện ấy, nênnhững kẻ xấu hèn, tàn nhẫn dám làm ác không kiêng dè gì! Lại thêm gióÂu vừa thổi tới thì chuyện phế kinh điển, phế luân thường, giết cha, gianmẹ đều cùng được cực lực đề xướng nhằm mong được thực hiện. Nguồngốc của mối họa này bắt nguồn từ Lý Học, ch ẳng đáng buồn sao? Dovậy, hãy nên sốt sắng sanh lòng tin phát nguyện để cầu sanh TâyPhương. Chữ “phạn thực” (飯食) trong kinh Kim Cang được đọc thành “phảntự” cũng chẳng phải là nghĩa trong nhà Phật, mà là theo nghĩa của sáchNho, nhưng con người chẳng tự suy xét! [Trong các bản kinh Kim Cangđược lưu hành], câu chữ [có một đôi chỗ] khác nhau, như “tức” ( 即) và“tắc” (則) các bản thường dùng thay thế cho nhau. Điều này không khẩnyếu lắm! Nếu kinh ghi là Tức thì đọc là Tức, ghi là Tắc thì đọc là Tắc,bởi Tắc có nghĩa là Tức, không sai biệt cho lắm. Có kẻ bịa chuyện quốcvương Cao Ly húy là Tắc (稷: tên m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: