Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 8
Số trang: 32
Loại file: pdf
Dung lượng: 452.31 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hai sức chẳng thể nghĩ bàn là Phật lực và pháp lực cùng hợp lại khiến cho tự tâm lực được hiển hiện trọn vẹn (loại tự lực này rất khác với loại tự lực chẳng cậy vào Phật lực và pháp lực), cho nên so với kẻ chuyên cậy vào tự lực sẽ giống như hằng hà sa số lần sự khác biệt vời vợi giữa trời và vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 8 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 225 of 313thể nghĩ bàn, pháp lực chẳng thể nghĩ bàn, chúng sanh tâm lực chẳng thểnghĩ bàn. Hai sức chẳng thể nghĩ bàn là Phật lực và pháp lực cùng hợplại khiến cho tự tâm lực được hiển hiện trọn vẹn (loại tự lực này rất khác vớiloại tự lực chẳng cậy vào Phật lực và pháp lực), cho nên so với kẻ chuyên cậyvào tự lực sẽ giống như hằng hà sa số lần sự khác biệt vời vợi giữa trờivà vực. Do vậy, biết: Chẳng thể đem đạo lý của hết thảy pháp môn thôngthường để bàn luận pháp môn này được, bởi nó là pháp môn đặc biệt.Tôi thường có một cặp câu đối như sau: Pháp môn quảng đại, phổ bị tam căn, nhân tư cửu giới đồng quy,thập phương cộng tán. Phật nguyện hồng thâm, bất di nhất vật, cố đắc thiên kinh tịnh xiển,vạn luận quân tuyên. (Pháp môn rộng lớn, độ khắp ba căn, do vậy chín giới cùng hướngvề, mười phương chung khen ngợi, Phật nguyện to sâu, chẳng sót một ai, nên được ngàn kinh đều xiểndương, muôn luận cùng tuyên nói). Theo phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm, trọn hếtcác bậc Pháp Thân đại sĩ trong Hoa Nghiêm thế giới hải như Thập Trụ,Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, bốn mươi mốt địavị đều nhất trí tiến hành, vâng theo lời Phổ Hiền Bồ Tát dạy, dùng c ôngđức của mười đại nguyện vương cầu sanh Tây Phương nhằm mong viênmãn Phật quả. Những kẻ khoe khoang trí mình, miệt thị Tịnh Độ, tưởngchính mình vượt trỗi những vị Bồ Tát ấy, chính là mất trí điên cuồng,cầu thăng hóa đọa, biến khéo thành vụng! Những kinh sách hoằng dương Tịnh Độ nhiều khôn kể xiết. Đại sưNhư Sầm tập hợp những ngôn luận của chư Phật, Bồ Tát, tổ sư và nhữngTịnh nghiệp học nhân trong thời gần đây (những vị tri thức trong đời gần đâyxưng là “học nhân” vì trước đấy đã có Phật, Bồ Tát, các vị tổ sư, xin đừng nghingại, kinh ngạc), đặt tên là Tư Quy Tập, cậy Quang viết lời tựa. Quang lúcbé chẳng nỗ lực, về già chẳng làm được gì, chỉ đành viết ra những nghĩalý chính mình đã tin tưởng trong suốt năm mươi chín năm cho xongtrách nhiệm, nhằm giãi bày lòng ngu thành, mong cho những người cùnghàng đều được sanh về Tây Phương, dẫu bị những vị đại trí huệ chê bai,thóa mạ đều chẳng bận lòng! Do vậy bèn ca rằng: Ưng đương phát nguyện, nguyện vãng sanh, Khách lộ, khê sơn, nhậm bỉ luyến, Tự thị bất quy, quy tiện đắc, Cố hương phong nguyệt hữu thùy tranh? Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 226 of 313 (Nẻo khách, suối non mặc người luyến, Hãy nên phát nguyện, nguyện vãng sanh, Tự mình chẳng về, về liền được, Gió trăng quê cũ há ai giành?) Xin những vị mong nghĩ trở về [quê cũ] đều chú ý! (Ba ngày trước tiết Đông Chí năm Kỷ Mão, tức năm Dân Quốc 28 - 1939)5. Lời tựa cho sự việc kính cẩn chép đại kinh Hoa Nghiêm nhằmtrọn hết lòng hiếu thảo Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh chính là do đức Như Laikhi mới thành Chánh Giác đã xứng theo pháp giới tánh và hết thảy các vịPháp Thân Đại Sĩ phá vô minh chứng pháp tánh thuộc bốn mươi mốt địavị nói ra sở chứng của đức Như Lai và Bồ Đề giác đạo tự sẵn có trongbản tánh của hết thảy chúng sanh. Do vậy, kinh Hoa Nghiêm là vuatrong Tam Tạng, hết thảy các kinh đều lưu xuất từ kinh này. Hàng phàmphu và Nhị Thừa tuy cùng hiện diện trong Bồ Đề đạo tràng, rốt cuộcchẳng thấy, chẳng nghe, vì đấy chẳng phải là cảnh giới của họ! Tuyphàm phu và Nhị Thừa chẳng thấy chẳng nghe, nhưng đây quả thật làpháp luân căn bản để độ khắp trời người lẫn chúng sanh trong sáu nẻo.Vì sao vậy? Hết thảy pháp môn đều cậy vào tự lực để đoạn Hoặc chứngChân thì mới liễu sanh tử. Còn pháp môn Niệm Phật chỉ cần trọn đủ lòngtín nguyện, trì danh hiệu Phật liền được cậy vào P hật từ lực đới nghiệpvãng sanh. Chúng sanh đời Mạt chẳng dễ gì đạt tới mức đoạn Hoặcchứng Chân, bỏ một pháp môn này thì đông đảo chúng sanh sẽ chẳng códịp thoát khổ! Trong phẩm Nhập Pháp Giới của kinh này, Thiện Tài đã viên mãntâm Thập Tín, nghe theo lời đức Văn Thù dạy, tham học với khắp các trithức. Thoạt đầu ở dưới tòa của ngài Đức Vân bèn nghe pháp môn NiệmPhật. Đến cuối cùng, tới chỗ Phổ Hiền Bồ Tát, đức Phổ Hiền liền dùngoai thần gia bị khiến cho sở chứng của Thiện Tài bằng với Phổ Hiền,bằng với chư Phật. Đấy gọi là Đẳng Giác Bồ Tát. Đức Phổ Hiền bènkhen ngợi công đức thù thắng nhiệm mầu của Như Lai khiến cho ThiệnTài sanh lòng vui mừng, liền đó, Ngài dạy Thiện Tài phát mười đạinguyện vương hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới đểmong viên mãn Phật quả và khuyên hết thảy các vị Pháp Thân đại sĩtrong Hoa Nghiêm hải chúng. Phàm những vị thuộc về Hoa Tạng hảichúng đều là các đại Bồ Tát thuộc những địa vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 227 of 313Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác v.v… mà vẫn phải hồi hướngvãng sanh Tây Phương thì mới có thể đích thân chứng được Bồ Đề giácđạo sẵn có trong cái tâm này, huống là những kẻ thấp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 8 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 225 of 313thể nghĩ bàn, pháp lực chẳng thể nghĩ bàn, chúng sanh tâm lực chẳng thểnghĩ bàn. Hai sức chẳng thể nghĩ bàn là Phật lực và pháp lực cùng hợplại khiến cho tự tâm lực được hiển hiện trọn vẹn (loại tự lực này rất khác vớiloại tự lực chẳng cậy vào Phật lực và pháp lực), cho nên so với kẻ chuyên cậyvào tự lực sẽ giống như hằng hà sa số lần sự khác biệt vời vợi giữa trờivà vực. Do vậy, biết: Chẳng thể đem đạo lý của hết thảy pháp môn thôngthường để bàn luận pháp môn này được, bởi nó là pháp môn đặc biệt.Tôi thường có một cặp câu đối như sau: Pháp môn quảng đại, phổ bị tam căn, nhân tư cửu giới đồng quy,thập phương cộng tán. Phật nguyện hồng thâm, bất di nhất vật, cố đắc thiên kinh tịnh xiển,vạn luận quân tuyên. (Pháp môn rộng lớn, độ khắp ba căn, do vậy chín giới cùng hướngvề, mười phương chung khen ngợi, Phật nguyện to sâu, chẳng sót một ai, nên được ngàn kinh đều xiểndương, muôn luận cùng tuyên nói). Theo phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm, trọn hếtcác bậc Pháp Thân đại sĩ trong Hoa Nghiêm thế giới hải như Thập Trụ,Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, bốn mươi mốt địavị đều nhất trí tiến hành, vâng theo lời Phổ Hiền Bồ Tát dạy, dùng c ôngđức của mười đại nguyện vương cầu sanh Tây Phương nhằm mong viênmãn Phật quả. Những kẻ khoe khoang trí mình, miệt thị Tịnh Độ, tưởngchính mình vượt trỗi những vị Bồ Tát ấy, chính là mất trí điên cuồng,cầu thăng hóa đọa, biến khéo thành vụng! Những kinh sách hoằng dương Tịnh Độ nhiều khôn kể xiết. Đại sưNhư Sầm tập hợp những ngôn luận của chư Phật, Bồ Tát, tổ sư và nhữngTịnh nghiệp học nhân trong thời gần đây (những vị tri thức trong đời gần đâyxưng là “học nhân” vì trước đấy đã có Phật, Bồ Tát, các vị tổ sư, xin đừng nghingại, kinh ngạc), đặt tên là Tư Quy Tập, cậy Quang viết lời tựa. Quang lúcbé chẳng nỗ lực, về già chẳng làm được gì, chỉ đành viết ra những nghĩalý chính mình đã tin tưởng trong suốt năm mươi chín năm cho xongtrách nhiệm, nhằm giãi bày lòng ngu thành, mong cho những người cùnghàng đều được sanh về Tây Phương, dẫu bị những vị đại trí huệ chê bai,thóa mạ đều chẳng bận lòng! Do vậy bèn ca rằng: Ưng đương phát nguyện, nguyện vãng sanh, Khách lộ, khê sơn, nhậm bỉ luyến, Tự thị bất quy, quy tiện đắc, Cố hương phong nguyệt hữu thùy tranh? Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 226 of 313 (Nẻo khách, suối non mặc người luyến, Hãy nên phát nguyện, nguyện vãng sanh, Tự mình chẳng về, về liền được, Gió trăng quê cũ há ai giành?) Xin những vị mong nghĩ trở về [quê cũ] đều chú ý! (Ba ngày trước tiết Đông Chí năm Kỷ Mão, tức năm Dân Quốc 28 - 1939)5. Lời tựa cho sự việc kính cẩn chép đại kinh Hoa Nghiêm nhằmtrọn hết lòng hiếu thảo Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh chính là do đức Như Laikhi mới thành Chánh Giác đã xứng theo pháp giới tánh và hết thảy các vịPháp Thân Đại Sĩ phá vô minh chứng pháp tánh thuộc bốn mươi mốt địavị nói ra sở chứng của đức Như Lai và Bồ Đề giác đạo tự sẵn có trongbản tánh của hết thảy chúng sanh. Do vậy, kinh Hoa Nghiêm là vuatrong Tam Tạng, hết thảy các kinh đều lưu xuất từ kinh này. Hàng phàmphu và Nhị Thừa tuy cùng hiện diện trong Bồ Đề đạo tràng, rốt cuộcchẳng thấy, chẳng nghe, vì đấy chẳng phải là cảnh giới của họ! Tuyphàm phu và Nhị Thừa chẳng thấy chẳng nghe, nhưng đây quả thật làpháp luân căn bản để độ khắp trời người lẫn chúng sanh trong sáu nẻo.Vì sao vậy? Hết thảy pháp môn đều cậy vào tự lực để đoạn Hoặc chứngChân thì mới liễu sanh tử. Còn pháp môn Niệm Phật chỉ cần trọn đủ lòngtín nguyện, trì danh hiệu Phật liền được cậy vào P hật từ lực đới nghiệpvãng sanh. Chúng sanh đời Mạt chẳng dễ gì đạt tới mức đoạn Hoặcchứng Chân, bỏ một pháp môn này thì đông đảo chúng sanh sẽ chẳng códịp thoát khổ! Trong phẩm Nhập Pháp Giới của kinh này, Thiện Tài đã viên mãntâm Thập Tín, nghe theo lời đức Văn Thù dạy, tham học với khắp các trithức. Thoạt đầu ở dưới tòa của ngài Đức Vân bèn nghe pháp môn NiệmPhật. Đến cuối cùng, tới chỗ Phổ Hiền Bồ Tát, đức Phổ Hiền liền dùngoai thần gia bị khiến cho sở chứng của Thiện Tài bằng với Phổ Hiền,bằng với chư Phật. Đấy gọi là Đẳng Giác Bồ Tát. Đức Phổ Hiền bènkhen ngợi công đức thù thắng nhiệm mầu của Như Lai khiến cho ThiệnTài sanh lòng vui mừng, liền đó, Ngài dạy Thiện Tài phát mười đạinguyện vương hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới đểmong viên mãn Phật quả và khuyên hết thảy các vị Pháp Thân đại sĩtrong Hoa Nghiêm hải chúng. Phàm những vị thuộc về Hoa Tạng hảichúng đều là các đại Bồ Tát thuộc những địa vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 227 of 313Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác v.v… mà vẫn phải hồi hướngvãng sanh Tây Phương thì mới có thể đích thân chứng được Bồ Đề giácđạo sẵn có trong cái tâm này, huống là những kẻ thấp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu phật học Kiến thức phật học Tôn giáo học Văn sao tam biên Ấn Quang Pháp SưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 397 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 301 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 138 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 104 0 0 -
Giáo trình Dân tộc học, tôn giáo học: Phần 1
47 trang 98 0 0 -
Tin lành Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991 – 2021)
15 trang 93 0 0 -
Mẹ đồng quan và nghi lễ thi đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ phủ của người Việt
16 trang 78 0 0 -
Tìm hiểu giao thoa văn hóa trong nghi lễ tang ma của cộng đồng người Việt ở tỉnh Udonthani, Thái Lan
17 trang 70 0 0 -
Biến đổi trong thực hành thờ thần Thăng Long tứ trấn ở Hà Nội
17 trang 60 0 0 -
Giáo hội Công giáo với môi trường, sinh thái
25 trang 51 0 0