Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 9
Số trang: 32
Loại file: pdf
Dung lượng: 453.42 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Do vậy, một câu “hãy nên không trụ vào đâu để sanh tâm” quả thật là cương yếu của bài kinh này, mà cũng là kim chỉ nam cho hết thảy những người hành Bồ Tát đạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 9 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 257 of 313 được sanh ấy sẽ đọa trong phàm tình thánh kiến, sẽ trái nghịch với nghĩa “tam luân thể không151, nhất đạo thanh tịnh”. Do vậy, một câu “hãy nên không trụ vào đâu để sanh tâm” quả thật là cương yếu của bài kinh này, mà cũng là kim chỉ nam cho hết thảy những người hành Bồ Tát đạo. Dung Tâm Luận của U Khê đại sư đã ước theo tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt, Viên) để giải thích, nhưng hội quy về Viên Giáo ngõ hầu người tu trì rốt ráo đạt được lợi ích thật sự, quả thật đã khế hợp sâu xa Phật tâm, hữu ích cho pháp đạo. Tiếc là chưa được lưu thông, khá đáng tiếc nuối! Đại sư Thiện Pháp sao được một bản, cư sĩ Vương Mưu Phụng trông thấy nguyện khắc ván, cậy Quang giảo chánh những chỗ sao chép sai lầm. Do vậy tôi bèn đại lược chọn lấy những nghĩa trọng yếu của kinh Kim Cang để ghép vào đầu sách nhằm mong người đọc luận này sẽ có cái để hướng dẫn. (Cuối Thu năm Đinh Mão, tức năm Dân Quốc 16 - 1927) 20. Lời tựa cho sách Phổ Khuyến Học Phật Đàm Phật pháp lớn lao không gì chẳng bao trùm, không gì nhỏ nhặt chẳng được nêu lên. Phàm ai muốn học thì phải nên chú trọng thực hành. Nếu không, sẽ như đọc toa thuốc nhưng chẳng uống thuốc, muốn cầu lành bệnh há có được chăng? Do vậy, người niệm Phật cần phải giữ vẹn luân thường, trọn hết chức phận của chính mình, dứt lòng tà, giữ lòng Thành, đánh đổ những ham muốn xằng bậy để khôi phục lễ nghĩa, biết nhân hiểu quả, mong thành thánh thành hiền, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành. Lại còn phải thật sự vì sanh tử, phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, quyết định cầu sanh thế giới Cực Lạc. Dùng những điều này để tự hành, lại còn dùng để dạy người, khiến cho trong là gia đình, ngoài là người đời đều cùng được thấm nhuần sự giáo hóa của Phật, cùng sanh Tịnh Độ, ngõ hầu chẳng cô phụ sự giáo hóa của đức Phật, chẳng phụ tánh linh của chính mình. 151 “Tam luân thể không” là lúc bố thí thì người bố thí, kẻ tiếp nhận và vật bố thí đều vốn là không, phá sạch tướng chấp trước. Nói chi tiết hơn thì: 1) Thí Không: Đối với người bố thí thì thân ta vốn là không, đã biết là vô ngã, sẽ không còn có cái tâm mong cầu phước báo, nên gọi là Thí Không. 2) Thọ Không: Đã thấu hiểu không có người bố thí thì cũng không có người nhận, nên chẳng khởi lên ý tưởng ngạo mạn, nên gọi là Thọ Không. 3) Thí Vật Không: Chữ Vật chỉ cho những của cải, vật chất. Đã thấu hiểu hết thảy là không thì dù có được thí cũng thấy như không thí, chẳng khởi ý tưởng tham cầu nên gọi là Thí Vật Không. Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 258 of 313 Nếu hờ hững nghiên cứu tràn lan các thứ pháp môn và cũng nương theo đó tu trì thì sẽ có phần làm một vị đại thông gia và hưởng phước báo trời người trong đời sau, chứ muốn liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh sợ khó thể mộng được! Vì sao vậy? Do hết thảy các pháp môn đều phải đoạn Hoặc chứng Chân thì mới hòng liễu sanh thoát tử, chứ không như pháp môn Tịnh Độ: Cậy vào Phật từ lực sẽ có thể đới nghiệp vãng sanh. Phật lực, tự lực khác biệt hệt như một trời một vực! Hiểu rõ điều này sẽ chẳng dám cậy vào tự lực, vứt bỏ Phật lực để kéo dài kỳ hạn liễu sanh tử tới bao nhiêu số kiếp trong vị lai. Cư sĩ Lưu Đạt Huyền do thấy đại kiếp tràn ngập, chẳng có lúc nào thái bình, bèn lắng lòng nghiên cứu kinh Phật, mới biết “Phật pháp là cái gốc của hết thảy pháp”. Nếu có thể y theo lời Phật dạy để hành thì trên là đoạn Hoặc chứng Chân hòng khôi phục bản tánh, dưới là đổi ác hướng lành để làm hiền nhân. Hiền nhân có thể dùng thân để hướng dẫn người khác, trong là gia đình, ngoài là người đời đều sẽ nhìn theo bắt chước làm lành, thay đổi phong tục nhưng chẳng hay chẳng biết. Mạnh Tử nói: “Cùng tắc độc thiện kỳ thân” (Hễ cùng quẫn thì riêng mình thiện). Nếu làm được những điều như vừa nói trên đây thì dẫu cùng quẫn vẫn có thể làm cho làng ấp đều cùng được thiện đâu có khó chi? Do vậy, bèn dùng lời văn thông tục để soạn thành mấy chục thiên Phổ Khuyến Học Phật Đàm (những lời bàn luận nhằm khuyên khắp mọi người đều học Phật) để mong người trí lẫn kẻ ngu đều cùng hiểu, ai nấy đều tu trì thì thiên hạ thái bình, nhân dân yên vui chắc sẽ đích thân thấy được. [Trong lời tựa cho sách này], cư sĩ Phạm Cổ Nông đã nêu bày những điề u ẩn kín, Bất Huệ chỉ nói đến sự thực hành trong khi học Phật và đường nhanh tắt để liễu sanh tử nhằm làm cho ai nấy đều cùng liễu sanh thoát tử ngay trong đời này. So với cậy vào tự lực để tu trì hết thảy các pháp khác thì sự khó - dễ còn gấp mấy lần sự khác biệt giữa ngày và kiếp vậy! (Đầu Thu năm Canh Ngọ (1930) thời Dân Quốc) 21. Lời tựa sách Nhân Quả Thực Chứng Nhân quả là phương tiện lớn lao để thánh nhân thế gian lẫn xuất thế gian bình trị thiên hạ, độ thoát chúng sanh. Khổng Tử khen ngợi Châu Dịch, vừa mở đầu liền nói: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương” (Nhà nào tích thiện điều vui có thừa, nhà nào tích điề ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3 - Phần 9 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 257 of 313 được sanh ấy sẽ đọa trong phàm tình thánh kiến, sẽ trái nghịch với nghĩa “tam luân thể không151, nhất đạo thanh tịnh”. Do vậy, một câu “hãy nên không trụ vào đâu để sanh tâm” quả thật là cương yếu của bài kinh này, mà cũng là kim chỉ nam cho hết thảy những người hành Bồ Tát đạo. Dung Tâm Luận của U Khê đại sư đã ước theo tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt, Viên) để giải thích, nhưng hội quy về Viên Giáo ngõ hầu người tu trì rốt ráo đạt được lợi ích thật sự, quả thật đã khế hợp sâu xa Phật tâm, hữu ích cho pháp đạo. Tiếc là chưa được lưu thông, khá đáng tiếc nuối! Đại sư Thiện Pháp sao được một bản, cư sĩ Vương Mưu Phụng trông thấy nguyện khắc ván, cậy Quang giảo chánh những chỗ sao chép sai lầm. Do vậy tôi bèn đại lược chọn lấy những nghĩa trọng yếu của kinh Kim Cang để ghép vào đầu sách nhằm mong người đọc luận này sẽ có cái để hướng dẫn. (Cuối Thu năm Đinh Mão, tức năm Dân Quốc 16 - 1927) 20. Lời tựa cho sách Phổ Khuyến Học Phật Đàm Phật pháp lớn lao không gì chẳng bao trùm, không gì nhỏ nhặt chẳng được nêu lên. Phàm ai muốn học thì phải nên chú trọng thực hành. Nếu không, sẽ như đọc toa thuốc nhưng chẳng uống thuốc, muốn cầu lành bệnh há có được chăng? Do vậy, người niệm Phật cần phải giữ vẹn luân thường, trọn hết chức phận của chính mình, dứt lòng tà, giữ lòng Thành, đánh đổ những ham muốn xằng bậy để khôi phục lễ nghĩa, biết nhân hiểu quả, mong thành thánh thành hiền, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành. Lại còn phải thật sự vì sanh tử, phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, quyết định cầu sanh thế giới Cực Lạc. Dùng những điều này để tự hành, lại còn dùng để dạy người, khiến cho trong là gia đình, ngoài là người đời đều cùng được thấm nhuần sự giáo hóa của Phật, cùng sanh Tịnh Độ, ngõ hầu chẳng cô phụ sự giáo hóa của đức Phật, chẳng phụ tánh linh của chính mình. 151 “Tam luân thể không” là lúc bố thí thì người bố thí, kẻ tiếp nhận và vật bố thí đều vốn là không, phá sạch tướng chấp trước. Nói chi tiết hơn thì: 1) Thí Không: Đối với người bố thí thì thân ta vốn là không, đã biết là vô ngã, sẽ không còn có cái tâm mong cầu phước báo, nên gọi là Thí Không. 2) Thọ Không: Đã thấu hiểu không có người bố thí thì cũng không có người nhận, nên chẳng khởi lên ý tưởng ngạo mạn, nên gọi là Thọ Không. 3) Thí Vật Không: Chữ Vật chỉ cho những của cải, vật chất. Đã thấu hiểu hết thảy là không thì dù có được thí cũng thấy như không thí, chẳng khởi ý tưởng tham cầu nên gọi là Thí Vật Không. Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, trang 258 of 313 Nếu hờ hững nghiên cứu tràn lan các thứ pháp môn và cũng nương theo đó tu trì thì sẽ có phần làm một vị đại thông gia và hưởng phước báo trời người trong đời sau, chứ muốn liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh sợ khó thể mộng được! Vì sao vậy? Do hết thảy các pháp môn đều phải đoạn Hoặc chứng Chân thì mới hòng liễu sanh thoát tử, chứ không như pháp môn Tịnh Độ: Cậy vào Phật từ lực sẽ có thể đới nghiệp vãng sanh. Phật lực, tự lực khác biệt hệt như một trời một vực! Hiểu rõ điều này sẽ chẳng dám cậy vào tự lực, vứt bỏ Phật lực để kéo dài kỳ hạn liễu sanh tử tới bao nhiêu số kiếp trong vị lai. Cư sĩ Lưu Đạt Huyền do thấy đại kiếp tràn ngập, chẳng có lúc nào thái bình, bèn lắng lòng nghiên cứu kinh Phật, mới biết “Phật pháp là cái gốc của hết thảy pháp”. Nếu có thể y theo lời Phật dạy để hành thì trên là đoạn Hoặc chứng Chân hòng khôi phục bản tánh, dưới là đổi ác hướng lành để làm hiền nhân. Hiền nhân có thể dùng thân để hướng dẫn người khác, trong là gia đình, ngoài là người đời đều sẽ nhìn theo bắt chước làm lành, thay đổi phong tục nhưng chẳng hay chẳng biết. Mạnh Tử nói: “Cùng tắc độc thiện kỳ thân” (Hễ cùng quẫn thì riêng mình thiện). Nếu làm được những điều như vừa nói trên đây thì dẫu cùng quẫn vẫn có thể làm cho làng ấp đều cùng được thiện đâu có khó chi? Do vậy, bèn dùng lời văn thông tục để soạn thành mấy chục thiên Phổ Khuyến Học Phật Đàm (những lời bàn luận nhằm khuyên khắp mọi người đều học Phật) để mong người trí lẫn kẻ ngu đều cùng hiểu, ai nấy đều tu trì thì thiên hạ thái bình, nhân dân yên vui chắc sẽ đích thân thấy được. [Trong lời tựa cho sách này], cư sĩ Phạm Cổ Nông đã nêu bày những điề u ẩn kín, Bất Huệ chỉ nói đến sự thực hành trong khi học Phật và đường nhanh tắt để liễu sanh tử nhằm làm cho ai nấy đều cùng liễu sanh thoát tử ngay trong đời này. So với cậy vào tự lực để tu trì hết thảy các pháp khác thì sự khó - dễ còn gấp mấy lần sự khác biệt giữa ngày và kiếp vậy! (Đầu Thu năm Canh Ngọ (1930) thời Dân Quốc) 21. Lời tựa sách Nhân Quả Thực Chứng Nhân quả là phương tiện lớn lao để thánh nhân thế gian lẫn xuất thế gian bình trị thiên hạ, độ thoát chúng sanh. Khổng Tử khen ngợi Châu Dịch, vừa mở đầu liền nói: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương” (Nhà nào tích thiện điều vui có thừa, nhà nào tích điề ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu phật học Kiến thức phật học Tôn giáo học Văn sao tam biên Ấn Quang Pháp SưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 406 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 312 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 138 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 118 0 0 -
Giáo trình Dân tộc học, tôn giáo học: Phần 1
47 trang 102 0 0 -
Tin lành Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991 – 2021)
15 trang 98 0 0 -
Mẹ đồng quan và nghi lễ thi đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ phủ của người Việt
16 trang 79 0 0 -
Tìm hiểu giao thoa văn hóa trong nghi lễ tang ma của cộng đồng người Việt ở tỉnh Udonthani, Thái Lan
17 trang 76 0 0 -
Biến đổi trong thực hành thờ thần Thăng Long tứ trấn ở Hà Nội
17 trang 72 0 0 -
Giáo hội Công giáo với môi trường, sinh thái
25 trang 54 0 0