Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 3
Số trang: 39
Loại file: pdf
Dung lượng: 654.28 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tân Thân và Phật Học Bán Nguyệt San để mong ai nấy đều biết: Nếu từ nay vẫn gởi thư tới, quyết chẳng bóc ra, cũng chẳng phúc đáp. Nếu có chuyện gì quan trọng gởi tới bằng thư bảo đảm, tôi sẽ để nguyên thư gởi trả lại. Thư thông thường sẽ quăng vào giỏ đựng giấy vụn để mong tịnh tâm, dưỡng mắt, hòng giữ được sức nhìn để còn thấy được ánh sáng mặt trời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 3 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 79 of 385 Tân Thân và Phật Học Bán Nguyệt San để mong ai nấy đều biết: Nếu từ nay vẫn gởi thư tới, quyết chẳng bóc ra, cũng chẳng phúc đáp. Nếu có chuyện gì quan trọng gởi tới bằng thư bảo đảm, tôi sẽ để nguyên thư gởi trả lại. Thư thông thường sẽ quăng vào giỏ đựng giấy vụn để mong tịnh tâm, dưỡng mắt, hòng giữ được sức nhìn để còn thấy được ánh sáng mặt trời. Nếu vẫn lầm lạc coi Quang là tri thức, xin hãy trực tiếp hướng đến Phật Học Thư Cục ở Thượng Hải hoặc Hoằng Hóa Xã thuộc chùa Báo Quốc ở Tô Châu để thỉnh Ấn Quang Văn Sao, Ấn Quang Gia Ngôn Lục về đọc, sẽ đạt được lợi ích thật sự gấp trăm lần so với gởi thư đến. Tiến hơn nữa là đọc Tịnh Độ Ngũ Kinh và các trước thuật về Tịnh Độ của cổ đức thì chắc chắn sẽ có thể đem nhân địa tâm khế hợp với quả địa giác vậy (Ngày mồng Một tháng Hai năm Dân Quốc 24 - 1935) 4. Thông cáo khuyên khắp đồng bào toàn cầu cùng niệm thánh hiệu Quán Âm Quán Thế Âm Bồ Tát từ vô lượng kiếp trước thành Phật đã lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh, nhưng bi tâm vô tận, từ thệ khôn cùng. Do vậy, lại hiện thân Bồ Tát và những thân trời, người, phàm, thánh v.v… trong mười phương thế giới để thí vô úy (ban phát sự không sợ hãi) nhằm rủ lòng cứu vớt. Phẩm Phổ Môn nói: “Nên dùng thân nào để độ được, liền hiện thân ấy để thuyết pháp”. Chẳng những hiện thân hữu tình, mà ngay cả núi, sông, thuyền, bè, cầu bến, đường sá, dược thảo, cây cối, lầu đài, điện, gác cũng tùy cơ ứng hiện. Nói chung là Bồ Tát chú trọng lìa khổ ban vui, chuyển nguy thành an. Phàm ai gặp đao binh, nước, lửa, bệnh ngặt, thú dữ, oán gia đối đầu, ác quỷ, rắn độc, đủ mọi nỗi nguy hiểm, nếu chí thành xưng niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát liền có thể được Bồ Tát gia bị, chuyển nguy thành an. Hiện tại, sát kiếp tràn ngập, toàn cầu đều không có chỗ nào là yên vui cả, mà cũng chẳng ai được yên vui. Nguyện đồng bào trong ngoài nước cùng niệm thánh hiệu Quán Âm, cùng lấy tâm cứu khổ cứu nạn của Quán Âm làm tâm mình, cùng lấy sự nghiệp lợi người lợi vật của Quán Âm làm sự nghiệp của mình thì ý niệm ta - người đều không còn, chuyện đấu tranh tự dứt, tự có thể cùng hưởng thái bình, cùng vui lẽ thường. Dẫu cho định nghiệp khó chuyển, bị táng thân mất mạng, vẫn có thể nương cậy sức Bồ Tát để vãng sanh Tây Phương thì kẻ do túc nghiệp bị mất mạng cũng sẽ được nhờ Phật lực thoát khỏi biển khổ. Các đồng Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 80 of 385 bào trong ngoài nước của tôi xin hãy cùng xét cho tấm lòng ngu thành này! (Năm Dân Quốc 26 - 1937) IX. Vấn đáp 1. Đáp lời hỏi của sư Thiện Huân (lược bỏ câu hỏi) 1) Ngoại đạo giữ phương cách bí mật là vì sợ người khác biết rõ pháp của chúng nên không cho người khác niệm Phật ra tiếng. Trong Phật pháp, không có thuyết bí mật nào! Niệm Phật hãy tùy theo khí phận, sức lực của mỗi người lớn hay nhỏ mà niệm lớn tiếng hay niệm nhỏ tiếng. Niệm ra tiếng lâu dài sẽ bị tổn khí; vì thế, lại cần phải tĩnh tọa niệm thầm. Bất luận niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm, nói chung là chính mình phải nghe tiếng niệm Phật của chính mình. Niệm thầm cũng vẫn có tiếng, vì thế cũng cần phải nghe. Nếu thường nghe, tâm tự quy nhất. Đấy chính là cách niệm Phật hay nhất. 2) Trừ Phật pháp ra, tất cả các môn đều là tà giáo, chứ nào phải chỉ có Thanh Tịnh Môn47? Các loại tà giáo đều lấy luyện đan vận khí làm chánh đạo, nhưng họ lấy niệm Phật, niệm kinh, khuyến thiện để làm căn cứ dẫn dụ người khác vào đạo của họ. 47 Thanh Tịnh Môn còn gọi là Văn Hương Giáo, Hữu Đại Thừa Giáo, Đông Đại Thừa Giáo, Đại Thừa Hoằng Thông Giáo, Hoằng Phong Giáo, Thiện Hữu hội, Thanh Trà Môn, Thâu Duyên Môn, Nhất Chú Hương, Viên Đốn Môn Hưng Long Phái, Thái Thượng Cổ Phật Môn v.v… vốn là một chi phái của Bạch Liên Giáo, do một gã thợ làm nghề thuộc da tên Vương Sâm (1542-1619), đạo hiệu Thạch Tự Nhiên, sáng lập vào thời Vạn Lịch đời Minh. Họ Vương tuyên bố do cứu hồ tiên (chồn tinh), hắn liền học được dị hương thuật, tự xưng là Thiên Chân Cổ Phật Chuyển Thế, đặt pháp hiệu là Pháp Vương Thạch Phật, gọi giáo pháp của mình là Văn Hương Giáo (hoặc Bát Quái Giáo), còn gọi là Đông Đại Thừa Giáo để phân biệt với Tây Đại Thừa Giáo của chùa Bảo Minh thuộc pháp hệ “chánh thống” của Bạch Liên Giáo. Họ Vương biên soạn (hoặc nhờ người khác biên soạn rồi đội tên mình là tác giả) các bộ tà kinh như Lão Cửu Liên, Tục Cửu Liên, Cổ Phật Thiên Chân Khảo Chứng Long Hoa Bảo Kinh, Phật Xá, Tam Giáo Chỉ Nam. Giáo phái này pha trộn phương pháp tu tiên của Đạo Gia với bùa chú, đồng cốt, cầu cơ v.v… vay mượn những danh từ nhà Phật, xuyên tạc giáo nghĩa nhà Phật để biện minh cho giáo thuyết của chúng. Đạo này có rất đông tín đồ tại các vùng Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hà Bắc, Sơn Tây, Hà Nam v.v.. Năm Vạn Lịch 41 (1614), Vương Sâm bị bắt, rồi chết trong tù vào năm 1619. Về sau, con trai hắn là Vương Hảo Hiền phát động khởi nghĩa lật đổ nhà Minh thất bại, bị truy nã ráo riết nên giáo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 3 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 79 of 385 Tân Thân và Phật Học Bán Nguyệt San để mong ai nấy đều biết: Nếu từ nay vẫn gởi thư tới, quyết chẳng bóc ra, cũng chẳng phúc đáp. Nếu có chuyện gì quan trọng gởi tới bằng thư bảo đảm, tôi sẽ để nguyên thư gởi trả lại. Thư thông thường sẽ quăng vào giỏ đựng giấy vụn để mong tịnh tâm, dưỡng mắt, hòng giữ được sức nhìn để còn thấy được ánh sáng mặt trời. Nếu vẫn lầm lạc coi Quang là tri thức, xin hãy trực tiếp hướng đến Phật Học Thư Cục ở Thượng Hải hoặc Hoằng Hóa Xã thuộc chùa Báo Quốc ở Tô Châu để thỉnh Ấn Quang Văn Sao, Ấn Quang Gia Ngôn Lục về đọc, sẽ đạt được lợi ích thật sự gấp trăm lần so với gởi thư đến. Tiến hơn nữa là đọc Tịnh Độ Ngũ Kinh và các trước thuật về Tịnh Độ của cổ đức thì chắc chắn sẽ có thể đem nhân địa tâm khế hợp với quả địa giác vậy (Ngày mồng Một tháng Hai năm Dân Quốc 24 - 1935) 4. Thông cáo khuyên khắp đồng bào toàn cầu cùng niệm thánh hiệu Quán Âm Quán Thế Âm Bồ Tát từ vô lượng kiếp trước thành Phật đã lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh, nhưng bi tâm vô tận, từ thệ khôn cùng. Do vậy, lại hiện thân Bồ Tát và những thân trời, người, phàm, thánh v.v… trong mười phương thế giới để thí vô úy (ban phát sự không sợ hãi) nhằm rủ lòng cứu vớt. Phẩm Phổ Môn nói: “Nên dùng thân nào để độ được, liền hiện thân ấy để thuyết pháp”. Chẳng những hiện thân hữu tình, mà ngay cả núi, sông, thuyền, bè, cầu bến, đường sá, dược thảo, cây cối, lầu đài, điện, gác cũng tùy cơ ứng hiện. Nói chung là Bồ Tát chú trọng lìa khổ ban vui, chuyển nguy thành an. Phàm ai gặp đao binh, nước, lửa, bệnh ngặt, thú dữ, oán gia đối đầu, ác quỷ, rắn độc, đủ mọi nỗi nguy hiểm, nếu chí thành xưng niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát liền có thể được Bồ Tát gia bị, chuyển nguy thành an. Hiện tại, sát kiếp tràn ngập, toàn cầu đều không có chỗ nào là yên vui cả, mà cũng chẳng ai được yên vui. Nguyện đồng bào trong ngoài nước cùng niệm thánh hiệu Quán Âm, cùng lấy tâm cứu khổ cứu nạn của Quán Âm làm tâm mình, cùng lấy sự nghiệp lợi người lợi vật của Quán Âm làm sự nghiệp của mình thì ý niệm ta - người đều không còn, chuyện đấu tranh tự dứt, tự có thể cùng hưởng thái bình, cùng vui lẽ thường. Dẫu cho định nghiệp khó chuyển, bị táng thân mất mạng, vẫn có thể nương cậy sức Bồ Tát để vãng sanh Tây Phương thì kẻ do túc nghiệp bị mất mạng cũng sẽ được nhờ Phật lực thoát khỏi biển khổ. Các đồng Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 80 of 385 bào trong ngoài nước của tôi xin hãy cùng xét cho tấm lòng ngu thành này! (Năm Dân Quốc 26 - 1937) IX. Vấn đáp 1. Đáp lời hỏi của sư Thiện Huân (lược bỏ câu hỏi) 1) Ngoại đạo giữ phương cách bí mật là vì sợ người khác biết rõ pháp của chúng nên không cho người khác niệm Phật ra tiếng. Trong Phật pháp, không có thuyết bí mật nào! Niệm Phật hãy tùy theo khí phận, sức lực của mỗi người lớn hay nhỏ mà niệm lớn tiếng hay niệm nhỏ tiếng. Niệm ra tiếng lâu dài sẽ bị tổn khí; vì thế, lại cần phải tĩnh tọa niệm thầm. Bất luận niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm, nói chung là chính mình phải nghe tiếng niệm Phật của chính mình. Niệm thầm cũng vẫn có tiếng, vì thế cũng cần phải nghe. Nếu thường nghe, tâm tự quy nhất. Đấy chính là cách niệm Phật hay nhất. 2) Trừ Phật pháp ra, tất cả các môn đều là tà giáo, chứ nào phải chỉ có Thanh Tịnh Môn47? Các loại tà giáo đều lấy luyện đan vận khí làm chánh đạo, nhưng họ lấy niệm Phật, niệm kinh, khuyến thiện để làm căn cứ dẫn dụ người khác vào đạo của họ. 47 Thanh Tịnh Môn còn gọi là Văn Hương Giáo, Hữu Đại Thừa Giáo, Đông Đại Thừa Giáo, Đại Thừa Hoằng Thông Giáo, Hoằng Phong Giáo, Thiện Hữu hội, Thanh Trà Môn, Thâu Duyên Môn, Nhất Chú Hương, Viên Đốn Môn Hưng Long Phái, Thái Thượng Cổ Phật Môn v.v… vốn là một chi phái của Bạch Liên Giáo, do một gã thợ làm nghề thuộc da tên Vương Sâm (1542-1619), đạo hiệu Thạch Tự Nhiên, sáng lập vào thời Vạn Lịch đời Minh. Họ Vương tuyên bố do cứu hồ tiên (chồn tinh), hắn liền học được dị hương thuật, tự xưng là Thiên Chân Cổ Phật Chuyển Thế, đặt pháp hiệu là Pháp Vương Thạch Phật, gọi giáo pháp của mình là Văn Hương Giáo (hoặc Bát Quái Giáo), còn gọi là Đông Đại Thừa Giáo để phân biệt với Tây Đại Thừa Giáo của chùa Bảo Minh thuộc pháp hệ “chánh thống” của Bạch Liên Giáo. Họ Vương biên soạn (hoặc nhờ người khác biên soạn rồi đội tên mình là tác giả) các bộ tà kinh như Lão Cửu Liên, Tục Cửu Liên, Cổ Phật Thiên Chân Khảo Chứng Long Hoa Bảo Kinh, Phật Xá, Tam Giáo Chỉ Nam. Giáo phái này pha trộn phương pháp tu tiên của Đạo Gia với bùa chú, đồng cốt, cầu cơ v.v… vay mượn những danh từ nhà Phật, xuyên tạc giáo nghĩa nhà Phật để biện minh cho giáo thuyết của chúng. Đạo này có rất đông tín đồ tại các vùng Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hà Bắc, Sơn Tây, Hà Nam v.v.. Năm Vạn Lịch 41 (1614), Vương Sâm bị bắt, rồi chết trong tù vào năm 1619. Về sau, con trai hắn là Vương Hảo Hiền phát động khởi nghĩa lật đổ nhà Minh thất bại, bị truy nã ráo riết nên giáo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu phật học Kiến thức phật học Tôn giáo học Văn sao tam biên Ấn Quang Pháp SưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 406 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 313 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 138 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 118 0 0 -
Giáo trình Dân tộc học, tôn giáo học: Phần 1
47 trang 102 0 0 -
Tin lành Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991 – 2021)
15 trang 98 0 0 -
Mẹ đồng quan và nghi lễ thi đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ phủ của người Việt
16 trang 79 0 0 -
Tìm hiểu giao thoa văn hóa trong nghi lễ tang ma của cộng đồng người Việt ở tỉnh Udonthani, Thái Lan
17 trang 76 0 0 -
Biến đổi trong thực hành thờ thần Thăng Long tứ trấn ở Hà Nội
17 trang 72 0 0 -
Giáo hội Công giáo với môi trường, sinh thái
25 trang 54 0 0