Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 6
Số trang: 39
Loại file: pdf
Dung lượng: 647.97 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ông ta không có con cái, vẫn nên [coi như] dùng [món tiền ấy] cho con cái mình thì sẽ rạng rỡ tổ đức, rạng rỡ pháp đạo. Mai sau được tốt đẹp như thế nào chẳng phải là điều Quang có thể biết được nổi!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 6 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 196 of 385để mong chấm dứt được chuyện ấy. Ông ta không có con cái, vẫn nên[coi như] dùng [món tiền ấy] cho con cái mình thì sẽ rạng rỡ tổ đức, rạngrỡ pháp đạo. Mai sau được tốt đẹp như thế nào chẳng phải là điều Quangcó thể biết được nổi!41. Thư trả lời cư sĩ Lý Cận Đan (thư thứ nhất) Nhận được thư, khôn ngăn cảm kích, hổ thẹn. Quang là ông Tăng chỉbiết cơm cháo, trừ mặc áo, ăn cơm ra, chẳng làm được gì khác! May làvẫn chịu học theo thói ngu phu ngu phụ nên chẳng đến nỗi than thởxuông, chẳng biết làm sao! Các hạ muốn thọ Tam Quy Ngũ Giới, saochẳng chọn vị nào đạo đức học vấn cao siêu, lại chọn một ông Tăng chỉbiết cơm cháo thì các hạ cũng muốn dự vào đội ngũ ngu phu ngu phụ,chẳng muốn gia nhập hàng ngũ của những vị cao siêu, lạ lùng, đặc biệt ư?Tuy nhiên, đang trong thời thế này, hành theo ngu phu ngu phụ vẫn thựctế hơn! Nếu kẻ cao siêu kỳ đặc chịu buông xuống những chuyện cao siêu,lạ lùng, đặc biệt, ắt sẽ có kết cuộc cao siêu, lạ lùng, đặc biệt lớn lao! Nếukhông chịu buông xuống thì cũng chỉ đạt được kết cuộc là hư danh caosiêu, lạ lùng, đặc biệt, quyết chẳng đạt được sự cao siêu, lạ lùng, đặc biệtthật sự. Pháp Niệm Phật lý cực cao sâu, sự thật bình thường, muốn cầutâm tương ứng với Phật thì điều thứ nhất là phải chí thành khẩn thiết,điều thứ hai là [lắng] nghe. Quay trở lại nghe nơi tiếng niệm Phật, cùnggiữ được lòng thành và lắng nghe thì sẽ tự trừ được hôn mê tán loạn!42. Thư trả lời cư sĩ Lý Cận Đan (thư thứ hai) Nhận được thư, biết cư sĩ tự đảm nhiệm và quyên mộ người khácđảm nhiệm in Đại Sĩ Tụng, lấy hai ngàn bộ làm chuẩn, khôn ngăn vuimừng, an ủi. Cư sĩ cảm khái vì lòng người chẳng bằng thuở trước, biếutặng thiện thư rất ít đạt hiệu quả, nhưng người trong nước ta gần đếnnăm vạn vạn người! Trước đây, Quang đã cho khắc ván An Sĩ Toàn Thư,sau đấy lại bảo Trung Hoa [Thư Cục] sắp chữ ấn hành, quyên mộ chỉđược bốn vạn cuốn. Trung Hoa Thư Cục in kèm và in riêng tổng cộngđược một vạn hai ngàn bộ. Nếu luận về hiệu quả thì cũng chỉ được mộthai phần! Ấy là vì con người chưa suy xét kỹ, đa số không biết. QuanQuýnh Chi tin tưởng Phật pháp là do bản khắc ván của An Sĩ Toàn Thưphát khởi; Chí Viên giảng thuyết cho ông ta nên từ đấy bèn sanh lòng Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 197 of 385chánh tín. Nếu đất Hỗ (Thượng Hải) không có Quýnh Chi thì sợ rằngcảnh tượng nơi đất Hỗ sẽ kém xa hiện thời! Chúng ta chỉ cần phát khởi cái tâm làm lành cho người khác, cònngười ta có phụng hành hay không thì tùy họ. Ấn Quang sanh lòng tinđối với pháp môn Tịnh Độ là nhờ quyển Hạ của Long Thư Tịnh Độ Văn,đủ biết sách ấy có ích cho con người vừa sâu vừa xa vậy! Quán Thế Âmlà chỗ nương tựa cho pháp giới chúng sanh, nếu ai nấy đều biết, sẽ cóđông đảo người do vậy mà cầu mong tiêu tai thoát họa cho đến liễu sanhthoát tử. Tiếc cho cõi đời chưa có một bản sưu tập đến nỗi những kẻchẳng tu tập Phật pháp đều chẳng được biết. Đấy chính là nguyên do vìsao Quang thỉnh ông Hứa Chỉ Tịnh soạn sách Đại Sĩ Tụng này vậy!43. Thư trả lời cư sĩ Lý Cận Đan (thư thứ ba) Hôm trước, sư Minh Đạo đến đây, cho biết đã đưa bộ Đại Tạng Kinhbản đời Tống của ông qua chùa Hiển Ninh, công đức vô lượng. Thầy ấychẳng lượng sức, tiếp nhận bốn ngôi chùa hoang tàn ở Hàng Châu, đềudo các vị cư sĩ đất Hỗ và thầy của ông ta giúp đỡ duy trì. Về sau, TamThánh Đường ở trên núi [Phổ Đà] bị hỏa hoạn, cháy rụi một nửa, vị thầyấy không thể lo liệu thêm các nơi khác được. Hiện thời còn thiếu tiềncông thợ và các hóa đơn phải chi phí hơn ba ngàn đồng, không làm cáchnào được. Những khoản tiền dư ra ở chỗ Quang phần lớn đều để giúpcho hai chùa Linh Nham và Thọ Lượng, cũng chẳng thể giúp đỡ thầy ấy!Thầy ấy chỉ mong các vị đã bỏ tiền làm công đức trước kia mỗi người sẽcho mượn ba trăm đồng, nhưng sợ chưa thể lo liệu mỗi việc vẹn toànđược! Nếu cư sĩ chịu giúp cho sự cấp bách cháy mày này thì trong nămsau vẫn còn tiến hành [sửa chữa cho xong] được. Nếu không, chắc làphải bỏ cuộc giữa đường, há có phải là thất bại khi sắp thành công haychăng?44. Thư trả lời cư sĩ Lý Cận Đan (thư thứ tư) Những lời nói trong nhà Thiền tốt nhất là chỉ nên bỏ mặc, đừng bànđến! Nếu muốn biết hiểu rõ ý nghĩa nguyên do của những lời lẽ ấy thìphải ngộ đôi chút. Nếu không, dẫu có đọc sách Thiền thì cũng như nóichuyện với người ngoại quốc, hoàn toàn chẳng thấu hiểu được cái haytrong ấy. Huống chi ông tuổi đã cao rồi, thời thế lại như thế này, há nêndùng thời gian đáng quý báu nhất để nghiên cứu những câu nói không Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 198 of 385thể suy luận ấy ư? Thường có những kẻ ở trong nhà Thiền mấy chụcnăm vẫn chẳng hiểu được những câu nói ấy có ý nghĩa gì! Dẫu có dùngý tưởng để suy đoán đi nữa thì cũng là nói mớ trong mộng mà thôi! Xinhãy bỏ ý niệm ấy đi! Hãy nhất tâm niệm Phật, niệm đến mức Phật lẫn tâm đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 6 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 196 of 385để mong chấm dứt được chuyện ấy. Ông ta không có con cái, vẫn nên[coi như] dùng [món tiền ấy] cho con cái mình thì sẽ rạng rỡ tổ đức, rạngrỡ pháp đạo. Mai sau được tốt đẹp như thế nào chẳng phải là điều Quangcó thể biết được nổi!41. Thư trả lời cư sĩ Lý Cận Đan (thư thứ nhất) Nhận được thư, khôn ngăn cảm kích, hổ thẹn. Quang là ông Tăng chỉbiết cơm cháo, trừ mặc áo, ăn cơm ra, chẳng làm được gì khác! May làvẫn chịu học theo thói ngu phu ngu phụ nên chẳng đến nỗi than thởxuông, chẳng biết làm sao! Các hạ muốn thọ Tam Quy Ngũ Giới, saochẳng chọn vị nào đạo đức học vấn cao siêu, lại chọn một ông Tăng chỉbiết cơm cháo thì các hạ cũng muốn dự vào đội ngũ ngu phu ngu phụ,chẳng muốn gia nhập hàng ngũ của những vị cao siêu, lạ lùng, đặc biệt ư?Tuy nhiên, đang trong thời thế này, hành theo ngu phu ngu phụ vẫn thựctế hơn! Nếu kẻ cao siêu kỳ đặc chịu buông xuống những chuyện cao siêu,lạ lùng, đặc biệt, ắt sẽ có kết cuộc cao siêu, lạ lùng, đặc biệt lớn lao! Nếukhông chịu buông xuống thì cũng chỉ đạt được kết cuộc là hư danh caosiêu, lạ lùng, đặc biệt, quyết chẳng đạt được sự cao siêu, lạ lùng, đặc biệtthật sự. Pháp Niệm Phật lý cực cao sâu, sự thật bình thường, muốn cầutâm tương ứng với Phật thì điều thứ nhất là phải chí thành khẩn thiết,điều thứ hai là [lắng] nghe. Quay trở lại nghe nơi tiếng niệm Phật, cùnggiữ được lòng thành và lắng nghe thì sẽ tự trừ được hôn mê tán loạn!42. Thư trả lời cư sĩ Lý Cận Đan (thư thứ hai) Nhận được thư, biết cư sĩ tự đảm nhiệm và quyên mộ người khácđảm nhiệm in Đại Sĩ Tụng, lấy hai ngàn bộ làm chuẩn, khôn ngăn vuimừng, an ủi. Cư sĩ cảm khái vì lòng người chẳng bằng thuở trước, biếutặng thiện thư rất ít đạt hiệu quả, nhưng người trong nước ta gần đếnnăm vạn vạn người! Trước đây, Quang đã cho khắc ván An Sĩ Toàn Thư,sau đấy lại bảo Trung Hoa [Thư Cục] sắp chữ ấn hành, quyên mộ chỉđược bốn vạn cuốn. Trung Hoa Thư Cục in kèm và in riêng tổng cộngđược một vạn hai ngàn bộ. Nếu luận về hiệu quả thì cũng chỉ được mộthai phần! Ấy là vì con người chưa suy xét kỹ, đa số không biết. QuanQuýnh Chi tin tưởng Phật pháp là do bản khắc ván của An Sĩ Toàn Thưphát khởi; Chí Viên giảng thuyết cho ông ta nên từ đấy bèn sanh lòng Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 197 of 385chánh tín. Nếu đất Hỗ (Thượng Hải) không có Quýnh Chi thì sợ rằngcảnh tượng nơi đất Hỗ sẽ kém xa hiện thời! Chúng ta chỉ cần phát khởi cái tâm làm lành cho người khác, cònngười ta có phụng hành hay không thì tùy họ. Ấn Quang sanh lòng tinđối với pháp môn Tịnh Độ là nhờ quyển Hạ của Long Thư Tịnh Độ Văn,đủ biết sách ấy có ích cho con người vừa sâu vừa xa vậy! Quán Thế Âmlà chỗ nương tựa cho pháp giới chúng sanh, nếu ai nấy đều biết, sẽ cóđông đảo người do vậy mà cầu mong tiêu tai thoát họa cho đến liễu sanhthoát tử. Tiếc cho cõi đời chưa có một bản sưu tập đến nỗi những kẻchẳng tu tập Phật pháp đều chẳng được biết. Đấy chính là nguyên do vìsao Quang thỉnh ông Hứa Chỉ Tịnh soạn sách Đại Sĩ Tụng này vậy!43. Thư trả lời cư sĩ Lý Cận Đan (thư thứ ba) Hôm trước, sư Minh Đạo đến đây, cho biết đã đưa bộ Đại Tạng Kinhbản đời Tống của ông qua chùa Hiển Ninh, công đức vô lượng. Thầy ấychẳng lượng sức, tiếp nhận bốn ngôi chùa hoang tàn ở Hàng Châu, đềudo các vị cư sĩ đất Hỗ và thầy của ông ta giúp đỡ duy trì. Về sau, TamThánh Đường ở trên núi [Phổ Đà] bị hỏa hoạn, cháy rụi một nửa, vị thầyấy không thể lo liệu thêm các nơi khác được. Hiện thời còn thiếu tiềncông thợ và các hóa đơn phải chi phí hơn ba ngàn đồng, không làm cáchnào được. Những khoản tiền dư ra ở chỗ Quang phần lớn đều để giúpcho hai chùa Linh Nham và Thọ Lượng, cũng chẳng thể giúp đỡ thầy ấy!Thầy ấy chỉ mong các vị đã bỏ tiền làm công đức trước kia mỗi người sẽcho mượn ba trăm đồng, nhưng sợ chưa thể lo liệu mỗi việc vẹn toànđược! Nếu cư sĩ chịu giúp cho sự cấp bách cháy mày này thì trong nămsau vẫn còn tiến hành [sửa chữa cho xong] được. Nếu không, chắc làphải bỏ cuộc giữa đường, há có phải là thất bại khi sắp thành công haychăng?44. Thư trả lời cư sĩ Lý Cận Đan (thư thứ tư) Những lời nói trong nhà Thiền tốt nhất là chỉ nên bỏ mặc, đừng bànđến! Nếu muốn biết hiểu rõ ý nghĩa nguyên do của những lời lẽ ấy thìphải ngộ đôi chút. Nếu không, dẫu có đọc sách Thiền thì cũng như nóichuyện với người ngoại quốc, hoàn toàn chẳng thấu hiểu được cái haytrong ấy. Huống chi ông tuổi đã cao rồi, thời thế lại như thế này, há nêndùng thời gian đáng quý báu nhất để nghiên cứu những câu nói không Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 198 of 385thể suy luận ấy ư? Thường có những kẻ ở trong nhà Thiền mấy chụcnăm vẫn chẳng hiểu được những câu nói ấy có ý nghĩa gì! Dẫu có dùngý tưởng để suy đoán đi nữa thì cũng là nói mớ trong mộng mà thôi! Xinhãy bỏ ý niệm ấy đi! Hãy nhất tâm niệm Phật, niệm đến mức Phật lẫn tâm đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu phật học Kiến thức phật học Tôn giáo học Văn sao tam biên Ấn Quang Pháp SưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 406 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 313 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 138 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 118 0 0 -
Giáo trình Dân tộc học, tôn giáo học: Phần 1
47 trang 102 0 0 -
Tin lành Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991 – 2021)
15 trang 98 0 0 -
Mẹ đồng quan và nghi lễ thi đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ phủ của người Việt
16 trang 79 0 0 -
Tìm hiểu giao thoa văn hóa trong nghi lễ tang ma của cộng đồng người Việt ở tỉnh Udonthani, Thái Lan
17 trang 76 0 0 -
Biến đổi trong thực hành thờ thần Thăng Long tứ trấn ở Hà Nội
17 trang 72 0 0 -
Giáo hội Công giáo với môi trường, sinh thái
25 trang 54 0 0