Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 8
Số trang: 39
Loại file: pdf
Dung lượng: 628.86 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có mong cầu đều ứng, không cảm nào chẳng thông! Kính cẩn kêu cầu bậc sẵn lòng Từ mênh mông rủ lòng soi xét. Nay có chùa… tại danh sơn… ở huyện… tỉnh… nước…thuộc Nam Thiệm Bộ Châu trong tứ thiên hạ, vâng hành theo di giáo của Thích Ca Như Lai, chủ tu pháp sự công đức là sa-môn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 8 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 274 of 385 Nép trông: Đại Giác Thế Tôn quả thật là nơi nương tựa cho chúng sanh, kinh mầu nhiệm Hoa Nghiêm chính là thuyền bè trong biển khổ. Có mong cầu đều ứng, không cảm nào chẳng thông! Kính cẩn kêu cầu bậc sẵn lòng Từ mênh mông rủ lòng soi xét. Nay có chùa… tại danh sơn… ở huyện… tỉnh… nước…thuộc Nam Thiệm Bộ Châu trong tứ thiên hạ, vâng hành theo di giáo của Thích Ca Như Lai, chủ tu pháp sự công đức là sa-môn…. Nay có tín nam (hay tín nữ)… cư trụ tại khu… đường… thành phố... tuổi…, bổn mạng sanh nhằm giờ… ngày… tháng... cung… thờ Phật, tu nhân gieo phước, tăng thọ. Ngày hôm nay xông ướp, tắm gội thắp hương, nhất tâm quy mạng dưới các tòa sen vàng báu của Sa Bà giáo chủ Thích Ca Văn Phật, Cực Lạc đạo sư A Di Đà Phật, Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Như Lai, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Tôn Kinh, hiện tọa đạo tràng Quán Âm Đại Sĩ, thập phương tam thế vô tận Tam Bảo. Nguyện dõi mắt xanh biếc, phóng từ quang, xét soi tấm lòng ngu thành tha thiết mong ngóng. Trộm nghĩ: Đệ tử từ vô thủy tới nay luân hồi sáu nẻo, mê tâm, chấp cảnh, trái giác, hiệp trần, buông lung thân - miệng - ý, tạo giết - trộm - dâm, cùng các chúng sanh tàn hại lẫn nhau. Nơi chân thường lầm thấy sanh diệt, trong Cực Lạc biến thành hứng chịu khổ độc! Chẳng gặp duyên lành, sao diệt tội tăng phước? Chẳng tu pháp thù thắng, không cách nào báo ân, cởi gỡ oán thù. Do vậy, đặc biệt phát lòng Thành kiền thỉnh vị tăng giới đức là đại sư… thuộc chùa… cứ mỗi chữ một lạy, chí thành đảnh lễ một bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh tám mươi mốt quyển. Nay gặp lúc công đức viên mãn, Phật sự hoàn mãn tốt đẹp, ngưỡng mong Tam Tôn gia bị, vạn thánh phóng quang khiến cho bản thân đệ tử và quyến thuộc cả nhà đều tai chướng băng tiêu, tốt lành như mây nhóm tới, phước trạch sâu tựa biển Đông, thọ lượng cao tầy non Nam. Những vị đã khuất trong các đời đều được hưởng pháp lợi cùng sanh về Cực Lạc, dằng dặc truyền mãi tới hậu duệ, gội ân Phật đều hưởng yên vui, khỏe mạnh. Báo trọn bốn ân, giúp khắp ba cõi, pháp giới hữu tình đều viên mãn Chủng Trí. Ngưỡng mong Tam Bảo từ bi, chứng minh nhiếp thọ. Do vậy, đàn này bèn cấp một tờ điệp văn để những người ấy cầm giữ nơi thân, hòng khi mãn báo thân trăm tuổi, sẽ cậy vào công đức này vãng sanh Tịnh Độ. Nay cấp điệp. Điệp văn trên đây cấp cho tín nam (tín nữ)… tu nhân cầu quả gieo phước tăng thọ thâu nhận nhằm ngày… tháng… năm…Dương Lịch. Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 275 of 385 Chủ tu sa-môn…. kính soạn. Bái kinh tỳ-kheo… cung kính ký tên XIII. Câu đối 1. Câu đối ở cửa Tam Quan Tịnh Độ pháp môn phổ nhiếp quần cơ, thật Như Lai thành thủy thành chung chi đạo, Di Đà ân đức biến triêm hàm thức, thị chúng sanh tâm tác tâm thị chi phương. (Pháp môn Tịnh Độ nhiếp khắp căn cơ, thật đạo Như Lai thành thủy thành chung, Ân đức Di Đà thấm trọn hàm thức, dạy chúng sanh nẻo tâm làm, tâm là) 2. Gác Di Lặc Di Lặc vị đương lai Thế Tôn, viễn bổn liên kinh bất tuyên, thật tắc cửu thành vô thượng đạo, Lâu các nãi pháp giới toàn tàng, diệu đế Hoa Nghiêm lược hiển, quán tư khả hiểu trụ tư nhân. (Di Lặc là Thế Tôn thuở tương lai, kinh sen chẳng nói tới Bổn Địa lâu xa, thật ra thành vô thượng đạo đã lâu, Lâu các vốn trọn thâu khắp pháp giới, Hoa Nghiêm lược bày sự thật nhiệm mầu, nhìn vào đó hiểu vị trụ trong đấy) Bảo các phú thập hư, trực đồng vạn tượng không hàm, viên chương pháp giới tu nhân sự, Phân thân biến trần sát, uyển nhược thiên giang nguyệt ấn, dự nhiếp Long Hoa thọ ký nhân (Gác báu rợp mười phương, thật giống hư không dung muôn hình tượng, phô trọn chuyện tu nhân trong pháp giới, Phân thân khắp trần sát, hệt như vầng trăng in bóng ngàn sông, nhiếp sẵn người thọ ký hội Long Hoa) 3. Đại Hùng bảo điện Nguyện trọng, bi thâm, cử tam căn nhi phổ độ, Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 276 of 385 Chân cùng, Hoặc tận, siêu Thập Địa dĩ độc tôn. (Nguyện nặng, bi sâu, độ khắp trọn ba căn, Chân cùng, Hoặc tận, độc tôn trỗi Thập Địa) 4. Địa Tạng điện Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề, bi tâm vô ký, Địa ngục dĩ không thủy thị thành Phật, từ thệ mạc cùng. (Chúng sanh độ hết mới chứng Bồ Đề, bi tâm vô tận, Địa ngục trống rồi mới hiện thành Phật, từ thệ khôn cùng) 5. Quán Âm (hai bài) Diệu tướng trang nghiêm, phổ nhiếp thứ loại, Bi tâm trắc đát, quảng độ quần manh (Diệu tướng trang nghiêm, nhiếp khắp mọi loài, Bi tâm lồng lộng, rộng độ quần manh) Đại Sĩ hiện thiên thủ nhãn biến đề phổ chiếu, Chúng sanh đương nhất tâm chí quy mạng đầu thành (Đại Sĩ hiện ngàn mắt, ngàn tay, chiếu soi nâng đỡ khắp, Chúng sanh hãy một lòng, một chí, quy mạng dốc lòng thành) 6. Niệm Phật Đường (hai bài) Đô nhiếp lục căn tịnh niệm tương kế, Chuyên chú nhất cảnh tất mạng vi kỳ (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 8 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 274 of 385 Nép trông: Đại Giác Thế Tôn quả thật là nơi nương tựa cho chúng sanh, kinh mầu nhiệm Hoa Nghiêm chính là thuyền bè trong biển khổ. Có mong cầu đều ứng, không cảm nào chẳng thông! Kính cẩn kêu cầu bậc sẵn lòng Từ mênh mông rủ lòng soi xét. Nay có chùa… tại danh sơn… ở huyện… tỉnh… nước…thuộc Nam Thiệm Bộ Châu trong tứ thiên hạ, vâng hành theo di giáo của Thích Ca Như Lai, chủ tu pháp sự công đức là sa-môn…. Nay có tín nam (hay tín nữ)… cư trụ tại khu… đường… thành phố... tuổi…, bổn mạng sanh nhằm giờ… ngày… tháng... cung… thờ Phật, tu nhân gieo phước, tăng thọ. Ngày hôm nay xông ướp, tắm gội thắp hương, nhất tâm quy mạng dưới các tòa sen vàng báu của Sa Bà giáo chủ Thích Ca Văn Phật, Cực Lạc đạo sư A Di Đà Phật, Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Như Lai, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Tôn Kinh, hiện tọa đạo tràng Quán Âm Đại Sĩ, thập phương tam thế vô tận Tam Bảo. Nguyện dõi mắt xanh biếc, phóng từ quang, xét soi tấm lòng ngu thành tha thiết mong ngóng. Trộm nghĩ: Đệ tử từ vô thủy tới nay luân hồi sáu nẻo, mê tâm, chấp cảnh, trái giác, hiệp trần, buông lung thân - miệng - ý, tạo giết - trộm - dâm, cùng các chúng sanh tàn hại lẫn nhau. Nơi chân thường lầm thấy sanh diệt, trong Cực Lạc biến thành hứng chịu khổ độc! Chẳng gặp duyên lành, sao diệt tội tăng phước? Chẳng tu pháp thù thắng, không cách nào báo ân, cởi gỡ oán thù. Do vậy, đặc biệt phát lòng Thành kiền thỉnh vị tăng giới đức là đại sư… thuộc chùa… cứ mỗi chữ một lạy, chí thành đảnh lễ một bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh tám mươi mốt quyển. Nay gặp lúc công đức viên mãn, Phật sự hoàn mãn tốt đẹp, ngưỡng mong Tam Tôn gia bị, vạn thánh phóng quang khiến cho bản thân đệ tử và quyến thuộc cả nhà đều tai chướng băng tiêu, tốt lành như mây nhóm tới, phước trạch sâu tựa biển Đông, thọ lượng cao tầy non Nam. Những vị đã khuất trong các đời đều được hưởng pháp lợi cùng sanh về Cực Lạc, dằng dặc truyền mãi tới hậu duệ, gội ân Phật đều hưởng yên vui, khỏe mạnh. Báo trọn bốn ân, giúp khắp ba cõi, pháp giới hữu tình đều viên mãn Chủng Trí. Ngưỡng mong Tam Bảo từ bi, chứng minh nhiếp thọ. Do vậy, đàn này bèn cấp một tờ điệp văn để những người ấy cầm giữ nơi thân, hòng khi mãn báo thân trăm tuổi, sẽ cậy vào công đức này vãng sanh Tịnh Độ. Nay cấp điệp. Điệp văn trên đây cấp cho tín nam (tín nữ)… tu nhân cầu quả gieo phước tăng thọ thâu nhận nhằm ngày… tháng… năm…Dương Lịch. Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 275 of 385 Chủ tu sa-môn…. kính soạn. Bái kinh tỳ-kheo… cung kính ký tên XIII. Câu đối 1. Câu đối ở cửa Tam Quan Tịnh Độ pháp môn phổ nhiếp quần cơ, thật Như Lai thành thủy thành chung chi đạo, Di Đà ân đức biến triêm hàm thức, thị chúng sanh tâm tác tâm thị chi phương. (Pháp môn Tịnh Độ nhiếp khắp căn cơ, thật đạo Như Lai thành thủy thành chung, Ân đức Di Đà thấm trọn hàm thức, dạy chúng sanh nẻo tâm làm, tâm là) 2. Gác Di Lặc Di Lặc vị đương lai Thế Tôn, viễn bổn liên kinh bất tuyên, thật tắc cửu thành vô thượng đạo, Lâu các nãi pháp giới toàn tàng, diệu đế Hoa Nghiêm lược hiển, quán tư khả hiểu trụ tư nhân. (Di Lặc là Thế Tôn thuở tương lai, kinh sen chẳng nói tới Bổn Địa lâu xa, thật ra thành vô thượng đạo đã lâu, Lâu các vốn trọn thâu khắp pháp giới, Hoa Nghiêm lược bày sự thật nhiệm mầu, nhìn vào đó hiểu vị trụ trong đấy) Bảo các phú thập hư, trực đồng vạn tượng không hàm, viên chương pháp giới tu nhân sự, Phân thân biến trần sát, uyển nhược thiên giang nguyệt ấn, dự nhiếp Long Hoa thọ ký nhân (Gác báu rợp mười phương, thật giống hư không dung muôn hình tượng, phô trọn chuyện tu nhân trong pháp giới, Phân thân khắp trần sát, hệt như vầng trăng in bóng ngàn sông, nhiếp sẵn người thọ ký hội Long Hoa) 3. Đại Hùng bảo điện Nguyện trọng, bi thâm, cử tam căn nhi phổ độ, Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, trang 276 of 385 Chân cùng, Hoặc tận, siêu Thập Địa dĩ độc tôn. (Nguyện nặng, bi sâu, độ khắp trọn ba căn, Chân cùng, Hoặc tận, độc tôn trỗi Thập Địa) 4. Địa Tạng điện Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề, bi tâm vô ký, Địa ngục dĩ không thủy thị thành Phật, từ thệ mạc cùng. (Chúng sanh độ hết mới chứng Bồ Đề, bi tâm vô tận, Địa ngục trống rồi mới hiện thành Phật, từ thệ khôn cùng) 5. Quán Âm (hai bài) Diệu tướng trang nghiêm, phổ nhiếp thứ loại, Bi tâm trắc đát, quảng độ quần manh (Diệu tướng trang nghiêm, nhiếp khắp mọi loài, Bi tâm lồng lộng, rộng độ quần manh) Đại Sĩ hiện thiên thủ nhãn biến đề phổ chiếu, Chúng sanh đương nhất tâm chí quy mạng đầu thành (Đại Sĩ hiện ngàn mắt, ngàn tay, chiếu soi nâng đỡ khắp, Chúng sanh hãy một lòng, một chí, quy mạng dốc lòng thành) 6. Niệm Phật Đường (hai bài) Đô nhiếp lục căn tịnh niệm tương kế, Chuyên chú nhất cảnh tất mạng vi kỳ (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu phật học Kiến thức phật học Tôn giáo học Văn sao tam biên Ấn Quang Pháp SưTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 415 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 314 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 141 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 123 0 0 -
Giáo trình Dân tộc học, tôn giáo học: Phần 1
47 trang 113 0 0 -
Tin lành Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991 – 2021)
15 trang 101 0 0 -
Mẹ đồng quan và nghi lễ thi đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ phủ của người Việt
16 trang 82 0 0 -
Tìm hiểu giao thoa văn hóa trong nghi lễ tang ma của cộng đồng người Việt ở tỉnh Udonthani, Thái Lan
17 trang 82 0 0 -
Biến đổi trong thực hành thờ thần Thăng Long tứ trấn ở Hà Nội
17 trang 74 0 0 -
Giáo hội Công giáo với môi trường, sinh thái
25 trang 59 0 0