Danh mục

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 7

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 575.81 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bởi lẽ, một đằng là hiểu xuông nhưng chẳng có tâm đại Bồ Đề, một đằng là thật hành đạo Bồ Đề. Vả nữa, đừng cho lời tôi là sai. Dẫu chưa đạt được tâm ấn của Phật, của Tổ, nhưng đem công đức này hồi hướng vãng sanh, hễ được vãng sanh liền lên thẳng [địa vị] Bất Thoái, thân cận Di Đà và thánh chúng, sẽ đích thân chứng được tâm của Phật, của Tổ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 7Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư Từ 211trời với vực! Bởi lẽ, một đằng là hiểu xuông nhưng chẳng có tâm đại BồĐề, một đằng là thật hành đạo Bồ Đề. Vả nữa, đừng cho lời tôi là sai. Dẫu chưa đạt được tâm ấn của Phật,của Tổ, nhưng đem công đức này hồi hướng vãng sanh, hễ được vãngsanh liền lên thẳng [địa vị] Bất Thoái, thân cận Di Đà và thánh chúng, sẽđích thân chứng được tâm của Phật, của Tổ. Chúng sanh đời Mạt muốnliễu sanh tử, chẳng lấy tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương làmchí hướng, sự nghiệp, tuy sở ngộ giống như Ngũ Tổ Giới (Ngũ Tổ là tênchùa. Sư Giới thiền sư từng làm Trụ Trì chùa Ngũ Tổ ở Hoàng Mai nên cõi đời gọingài là Ngũ Tổ Giới), Thảo Đường Thanh cũng chỉ được kết quả [thân sautrở thành] Tô Đông Pha, Tăng Lỗ Công168. Đường sanh tử xa xôi, đờisau, đời sau nữa, chẳng biết kết quả lại như thế nào? Pháp môn Tịnh Độchính là pháp đặc biệt khế lý khế cơ trong cả một đời giáo hóa của đứcPhật, dưới là từ Ngũ Nghịch, Thập Ác, trên đến Đẳng Giác Bồ Tát đềunên tu tập, đều có thể siêu phàm nhập thánh ngay trong đời này. Tất cảhết thảy những pháp cao sâu huyền diệu khác phần nhiều khế lý, nhưngtrọn chẳng thể khế hợp khắp cả ba căn cơ thượng, trung, hạ. Chúng ta từvô thỉ cho đến tận đời này vẫn còn lưu chuyển trong luân hồi, đều là vìtrong những đời trước do ngu muội nên chẳng dám gánh vác, hoặc docuồng dại nên hoàn toàn chẳng tin nhận mà ra! Quang nói điều này [vì] sợ ông vẫn để chí nơi kinh Lăng Già, lấychuyện đắc tâm ấn của Phật làm chí hướng, sự nghiệp thì kết quả sẽgiống hệt như Ngũ Tổ Giới, Thảo Đường Thanh mà thôi! Ông đừng họctheo bậc đại thông gia, hãy chết lòng trọn ý, tuân theo [lời dạy trong]phẩm Đoạn Nhục tu Tịnh nghiệp thì chắc chắc có thể sanh về TâyPhương được! Quang mục lực chẳng đủ, chẳng thể viết tường tận. Trong Tăng Lượng (1019-1083), tự Tử Nhân, người xứ Kiến Xương, Nam Phong (nay là huyện168Nam Phong, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống, được xếp vào ĐườngTống Bát Đại Gia (tám văn gia, thi sĩ nổi tiếng thời Đường Tống). Từ năm 18 tuổi, do theocha du ngoạn, ông viết bài Du Tín Châu Ngọc Sơn Tiểu Nham Ký, rất được giới văn sĩ thờiấy tán thưởng. Năm 20 tuổi, ông ngao du khắp Trung Hoa, giao du rộng rãi với những danhnhân đương thời như Vương An Thạch và Âu Dương Tu. Ông đỗ Tiến Sĩ năm 1057, làmquan đến chức Trung Thư Xá Nhân, chuyên trách biên soạn sử liệu cho triều đình. Theotruyện ký, mẹ ông vốn là phu nhân của Tể Tướng Tăng Dịch Chiêm, là một tín đồ rất hâmmộ Phật pháp, thường cúng dường hòa thượng Thảo Đường Thanh rất trọng hậu. Khi TểTướng Tăng Dịch Chiêm cáo lão hồi hưu rất vinh hiển, Thanh Thảo Đường sanh tâm hâmmộ, bèn nói: “Lão tăng nguyện làm con của phu nhân”. Nói xong, không lâu sau bèn viêntịch năm 70 tuổi, liền đầu thai vào nhà họ Tăng. Khi đó, phu nhân nhớ lại lời Thanh ThảoĐường, cho người sang chùa hỏi thì quả nhiên hòa thượng mất đúng vào lúc Tăng Lượngđược sanh ra.Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư Từ 212mùa Xuân, một đệ tử ở Vô Tích đã in cuốn Đồng Mông Tu Tri169, mộtnửa phía sau in kèm theo Phật Pháp Cảm Ứng cũng như mấy bài văn củaQuang, cũng có thể giúp cho việc tự lợi, lợi tha. Sách Tang Tế Tu Tri(những điều cần biết trong ma chay, cúng tế) cũng là đạo trọng yếu đểdứt tai, trừ họa, tôn trọng cha mẹ, mến yêu cha mẹ. Mỗi thứ gởi hai bản,một để tự giữ, một bản tặng cho người khác xem. Đấy cũng là nhữngsách trọng yếu để người học Phật thay đổi phong tục vậy.113. Thư trả lời cư sĩ Đậu Trí Duệ(năm Dân Quốc 27 - 1938. Ông này vốn có tên là Liên Phương) Đức Phật dạy: “Chư Phật dĩ bát khổ vi sư, cố đắc thành vô thượnggiác đạo” (Chư Phật lấy tám khổ làm thầy, cho nên được thành giác đạovô thượng). Nếu ông không có bệnh, sợ rằng trong đời này chẳng cónhân duyên nghe đến Phật pháp. Cao Tử Khâm dùng Văn Sao để trịchứng bệnh của ông. Ông có thể y theo Văn Sao tu trì thì chắc chắn cóthể vãng sanh Tây Phương, liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh.[Những lời lẽ trong bộ] Văn Sao của Quang đều là lấy những lời củaPhật, của Tổ đã nói rồi tùy theo căn cơ mà nói cho dễ hiểu, chứ thật sựkhông có một câu nào nói mò. Ông có thể y theo đó tu hành sẽ tốt hơngặp mặt Quang nhiều lắm. Hiện thời chẳng bằng được trước kia, nhất cửnhất động đều có chướng ngại. Huống chi tuổi già đường xa, gặp nhauích gì? Không gặp nhau tổn hại gì? Dẫu có khai thị cũng chỉ là những lờilẽ trong Văn Sao, há có lý nào mới mẻ được nói riêng ư? Ngàn phầnmong ông đừng tới, cứ lấy tâm khế hợp nhau coi như đã gặp gỡ là đượcrồi! Điều quan trọng thứ nhất là ăn chay, những điều khác đã nói tườngtận trong Văn Sao. Thư của Địch cư sĩ (tức ông Địch Trí Thuần) viếtthẳng một lèo cũng là nhằm để khai thị cho ông. Nay đặt pháp danh choông là Trí Duệ, đọc Văn Sao sẽ biết chỗ quay về, nương tựa. Trí thức ấycó thể gọi là Trí Duệ (trí huệ thông mi ...

Tài liệu được xem nhiều: