Danh mục

An toàn bức xạ trong thực hành Tim Mạch

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.27 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay chúng ta vẫn thiếu những khuyến cáo được ban hành rộng rãi để hạn chế sự phơi nhiễm tia xạ và những nguy cơ sinh học của nó đối với sức khỏe của nhân viên y tế và bệnh nhân tim mạch. Chúng ta cũng đã và đang tiến hành những khóa đào tạo, huấn luyện những kiến thức cơ bản và nâng cao cho nhân viên y tế về bảo vệ và an toàn bức xạ, tuy nhiên vẫn còn phải phổ biến rộng rãi hơn nữa về những hiểu biết này, nhất là cho những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An toàn bức xạ trong thực hành Tim Mạch An toàn bức xạ trong thực hành Tim Mạch I. Giới thiệu: Hiện nay chúng ta vẫn thiếu những khuyến cáo đ ược ban hành rộng rãi để hạn chế sự phơi nhiễm tia xạ và những nguy cơ sinh học của nó đối với sức khỏe của nhân viên y tế và bệnh nhân tim mạch. Chúng ta cũng đã và đang tiến hành những khóa đào tạo, huấn luyện những kiến thức cơ bản và nâng cao cho nhân viên y tế về bảo vệ và an toàn bức xạ, tuy nhiên vẫn còn phải phổ biến rộng rãi hơn nữa về những hiểu biết này, nhất là cho những người làm việc trong phòng thông tim, nơi mà hàng ngày, hàng giờ họ phải sử dụng tia X để chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch ngày một gia tăng trong giai đoạn hiện nay. II. Một số khái niệm cơ bản 1 Gray (Gy) = liều tia hấp thụ năng lượng 1 J/kg trọng lượng cơ thể = 100 rads. 1 sievert (Sv) = liều tương đương (measure dose equivalent): liều bức xạ gây tác động sinh học có hại đối với con người. Liều tương đương hiệu dụng (effective dose equivalent): liều tia xạ gây tổn thương đặc hiệu đối với một cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể người. Đơn vị: Sv. III. Những nguy cơ của bức xạ tia X đối với nhân viên y tế khi quá liều quy định Tác động sinh học của tia xạ phụ thuộc vào mức năng lượng tế bào cơ thể hấp thu và vị trí của tế bào hấp thu năng lượng tia xạ. Tác động chắc chắn của tia xạ bao gồm: ban đỏ, da bong vảy, glocome, giảm bạch cầu hạt, thiểu sản các cơ quan trong cơ thể, xơ hóa và hoạt tử vô khuẩn. Những hậu quả này có thể xảy ra hay không phụ thuộc vào liều tia xạ được hấp thụ, cường độ tia và diện tích cơ thể bị phơi nhiễm. Hậu quả càng nặng khi mức độ phơi nhiễm càng cao, liều chiếu tia càng lớn. Tác động ở mức độ sinh học phân tử bao gồm ung thư và nguy cơ di truyền. Với tác động này tăng lên với liều chiếu tia nhưng cường độ tác động không phụ thuộc vào liều hấp thu, ví dụ ung th ư gây ra bởi liều 100 rads không phải nguy hiểm hơn ung thư gây ra bởi liều 10 rads. 1. Ung thư - Một số nghiên cứu của Nhật bản cho biết nguy cơ ung thư do nhiễm xạ toàn thân vào khoảng 0.04% / rem (4% / Sv) ghi nhận được ở các bệnh viện. - Khuyến cáo liều an toàn cho các thày thuốc và nhân viên y tế trung bình dưới 5 rem (50 mSv) /năm đo ở phía ngoài khăn chì quấn cổ. Do phần lớn diện tích cơ thể được che chắn bởi áo chì nên liều kế đặt ngoài áo chì có thể phản ánh quá mức nguy cơ nhiễm tia xạ toàn thân. Nên lưu ý là liều tương đương 5 rem (50 mSv)/năm được cộng thêm nguy cơ ung thư có thể xảy ra là 0,2 %/năm trong đời sống cộng đồng (nghiên cứu của Hoa Kỳ). - Liều tương đương hàng năm đo bằng liều kế film của bác sĩ tim mạch can thiệp làm thường quy dùng tấm bảo vệ cổ là 3 rem (30 mSv), liều tương đương cộng dồn đo ở ngoài áo chì trong khoảng là 90 rem (900 mSv) trong vòng trên 30 năm. Như vậy nguy cơ ung thư của họ trong cuộc sống nghề nghiệp là 3,6% (90 x 0,04%). Đối với bác sĩ thăm dò điện sinh lý, liều tương đương hàng năm thấp hơn, dưới 1 rem (10 mSv)/năm do không phải chiếu tia nhiều và ít sử dụng hình ảnh tăng sáng hơn. - Tay của bác sĩ tim mạch can thiệp bị chiếu tia nhiều nhất khi thông tim và thực hiện quá trình thăm dò điện sinh lý do tay ở gần chìm tia nhất. - Tay thường ít được xác định mức phơi nhiễm tia. Trong một thời gian dài có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, phần lớn các trường hợp xuất hiện sau thời gian kéo dài hàng năm của viêm da do tia xạ và có một giai đoạn tiềm tàng kéo dài. - Bác sĩ khi chiếu tia cần chú ý bảo vệ bàn tay của mình. Găng tay chì chỉ giúp giảm 20% đến 30% phơi nhiễm tia X. Huấn luyện là chìa khóa giúp giảm sự hấp thụ chùm tia và duy trì sự chiếu tia thấp vào bàn tay. Nếu tay người làm thủ thuật nhìn thấy rõ trên màn hình khi chiếu tia thì rất nên phải điều chỉnh kỹ thuật đang tiến hành. 2. Glocome - Glocome hình thành nh ư một tác động chắc chắn do tia gây ra. Mức độ nặng phụ thuộc vào liều hấp thụ và mức liều cộng dồn. Tổng liều dung nạp có thể khá cao trong một thời gian dài. - Đối với bác sĩ làm tim mạch can thiệp, mức liều tương đương được khuyến cáo đối với thủy tinh thể là dưới 15 rem/năm (150 mSv/năm) và có thể đạt tới tổng liều 423 rem (4,5 mSv) đối với thủy tinh thể sau 30 năm làm việc. - Số liệu về nguy cơ glocome do tia đối với bác sĩ tim mạch và nhân viên trong phòng thông tim tuy không nhiều và có thể nói là thấp hơn so với các nguy cơ khác do tia X gây ra nhưng bảo vệ mắt cũng vẫn là yêu cầu cần thiết đối với người làm tim mạch can thiệp. Kính chì có thể giảm thiểu được nguy cơ hình thành glocome do tia X gây ra trong quá trình làm vi ệc. 3. Nguy cơ đối với bào thai Nếu không được bảo vệ an toàn khi mang thai thì nữ nhân viên có nguy cơ xảy thai, thai nhi dị dạng, thai chậm phát triển cân nặng và tinh thần hoặc thai nhi có thể bị ung thư Liều chiếu tia ước tính gây vô sinh (vĩnh viễn hoặc tạm thời) vào khoảng 500 rads, thai ...

Tài liệu được xem nhiều: