Danh mục

An toàn thực phẩm nông sản: Phần 2

Số trang: 53      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.11 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (53 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "An toàn thực phẩm nông sản - Một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản xuất phân phối và chính sách nhà nước" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Hệ thống an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu; Thực phẩm trong xã hội hiện đại – Người tiêu dùng châu Âu chọn hình thức truy xuất nguồn gốc nào. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An toàn thực phẩm nông sản: Phần 2Phần 3 KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂUChương VIII Hệ thống ATTP của Liên minh Châu Âu�������������������������������������131Chương IX Thực phẩm trong xã hội hiện đại – Người tiêu dùng châu Âu chọn hình thức truy xuất nguồn gốc nào? �������������155©2016.  An toàn thực phẩm nông sản 129Chương VIII HỆ THỐNG AN TOÀN THỰC PHẨMCỦA LIÊN MINH CHÂU ÂUPhạm Hải Vũ, Marie-Hélène VergoteCESAER, AgroSup Dijon, INRA, Univ. Bourgogne Franche-Comté, F-21000 Dijon, France8.1. GIỚI THIỆUNhìn từ Việt Nam, châu Âu không những phát triển thịnh vượng vềkinh tế, văn hóa, công nghệ mà còn có một nền nông nghiệp vữngmạnh, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao. Đặc biệt nhờ đảmbảo an toàn, thực phẩm có xuất xứ châu Âu được người tiêu dùngViệt Nam tin cậy và tiêu thụ đều đặn dù giá bán không rẻ; từ bơ,sữa tươi tiệt trùng, sữa bột cho tới rượu vang hay rau quả… Theo sốliệu của phòng Thương mại và công nghiệp Pháp tại Việt Nam năm2009, mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu từ EU tương đương 9 tỷEuro nông sản và thực phẩm sơ chế hoặc đã chế biến. Làm thế nàođể châu Âu xây dựng được thành công chính sách ATTP của mình?Hệ thống ATTP của Liên minh châu Âu có gì bí mật? Nó có cấu trúcvà hoạt động như thế nào? Trong chương này, chúng tôi sẽ mở chiếchộp đen của hệ thống này để giới thiệu đến bạn đọc lịch sử ra đời vàcác cấu thành của nó. Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu các nguyên tắcvận hành của hệ thống với mục đích xây dựng một cơ sở đối chứngcho hiện trạng ATTP của Việt Nam.©2016.  An toàn thực phẩm nông sản 131 Chương được trình bày theo 5 điểm chính. Trước hết, chúng tôiđiểm lại lịch sử hình thành của hệ thống ATTP châu Âu. Ở phần 2,chúng tôi giới thiệu các cơ quan chịu trách nhiệm và tổ chức chungcủa hệ thống. Phần thứ 3 trình bày phương pháp điều hành đốithoại, là phương pháp cơ bản nhất để châu Âu xây dựng và thực thicác chính sách của mình, trong đó có chính sách ATTP. Phần 4 môtả cơ sở pháp lý liên quan đến an toàn thực phẩm và ba trụ cột chínhnâng đỡ các gói pháp lý này. Trong phần cuối cùng, chúng tôi trìnhbày hoạt động của Cơ quan ATTP châu Âu EFSA, mắt xích quantrọng nhất trong cỗ máy.8.2. LỊCH SỬ HỆ THỐNG ATTP CHÂU ÂUChâu Âu là một thể chế chính trị được xây dựng từ các quốc giathành viên chia sẻ một tầm nhìn chung về phát triển và cùng mongmuốn xây dựng một thị trường chung châu Âu cho phép tự dothương mại, tự do lưu chuyển hàng hóa. Vấn đề thị trường chungnhanh chóng đặt ra các câu hỏi về những chuẩn mực, quy định quảnlý hàng hóa giữa các nước. EU được xây dựng từ mong muốn hợptác kinh tế nhưng xuất phát điểm không có một cơ sở luật chung. Dođó các tranh chấp thương mại đến từ khác biệt quy chuẩn các nướcthành viên thiếu cơ sở pháp lý để tự giải quyết. Liên quan đến ATTP,có thể nói cơ sở pháp lý của châu Âu trước hết đến từ các án lệ, tứclà các phán xét tòa án trong một tranh chấp, có giá trị áp dụng lạitrong một tranh chấp tương tự khác. Một trong số đó, án lệ “CassisDijon” năm 1979[1], đã buộc EU nghiêm túc xây dựng cơ sở pháp lýchung. Báo cáo Mainguy (1989) tại Pháp đóng góp một bước quan1   Án lệ Cassis Dijon liên quan đến một mâu thuẫn thương mại khi Đức cấm nhậpkhẩu một loại rượu từ Pháp có tên gọi là Cassis Dijon, với lý do là rượu này có hàmlượng cồn thấp hơn mức tối thiểu quy định tại Đức (rượu không đạt tiêu chuẩn theoquan điểm của Đức). Sau khi xét xử, tòa án đã thông qua một nguyên tắc theo đó khichưa có một cơ sở pháp lý chung thì các nước thành viên không được phép cấm cácthực phẩm hợp pháp từ một nước thành viên khác, ngay cả khi thực phẩm này khôngsản xuất theo đúng các quy chuẩn quốc gia của nước nhập khẩu.132 Chương VIIItrọng trước khi cơ sở pháp lý này ra đời. Trong bối cảnh nhà nướcPháp yêu cầu châu Âu quản lý chặt chẽ chất lượng thực phẩm trênthị trường chung tương lai, báo cáo Mainguy đề xuất không nênkiểm soát toàn bộ. Báo cáo này trước hết phân tách khái niệm chấtlượng thực phẩm thành 4 cấu thành khác nhau là Sức khỏe, An toàn,Sự hài lòng và Dịch vụ (xem chương V, so sánh các tiêu chuẩn rauan toàn của Việt Nam trên cơ sở 4 cấu thành này). Sau đó nó đề xuấtNhà nước chỉ nên quản lý chặt chẽ hai cấu thành cơ bản là An toànvà Sức khỏe, thông qua các quy chuẩn bắt buộc. Lý do vì đây là haithành tố quan yếu nhất của thực phẩm, tư nhân không phải lúc nàocũng đảm bảo được. Ngược lại, với hai cấu thành Dịch vụ và Sự hàilòng (khách hàng) nên để ngỏ cho tư nhân tự do cạnh tranh. Nhànước cũng khuyến khích phát triển các tiêu chuẩn tư nhân về chấtlượng. Kể từ đây, quản lý ATTP được tách rời khỏi quản lý chấtlượng nói chung, vì nếu để lẫn lộn thì sẽ khó kiểm soát. Khi quảnlý an toàn nhà chức trách chỉ quan tâm đến thực phẩm có gây nguyhiểm không, chứ không quan tâm ...

Tài liệu được xem nhiều: