Danh mục

An toàn trong chăn nuôi gia cầm

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh nhằm bảo đảm cho đàn gia cầm được hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dịch bệnh. II- Các mục tiêu 1- Ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trong trại. 2- Không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực trong trại. 3- Không để gia cầm trong trại phát bệnh. 4- Ngăn cản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An toàn trong chăn nuôi gia cầm An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm I- Khái niệm chung Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồngbộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa giacầm và mầm bệnh nhằm bảo đảm cho đàn gia cầm được hoàn toàn khỏemạnh và không bị dịch bệnh. II- Các mục tiêu 1- Ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trongtrại. 2- Không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực trong trại. 3- Không để gia cầm trong trại phát bệnh. 4- Ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ trong trại (nếu có) ra ngoài trại. III- Các nguyên tắc cơ bản trong thực hành chăn nuôi gia cầm an toànsinh học 1- Đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ. 2- Đàn gia cầm phải được chăm sóc nuôi dưỡng tốt. 3- Tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại và giữa các khu vực trong trạiđều phải được kiểm soát. IV- Yêu cầu trong xây dựng chuồng trại 1- Vị trí xây dựng trại: - Nên xây dựng trại ở một nơi xa khu dân cư, bệnh viện, trường học,chợ, đường giao thông, … từ 500m trở lên, càng xa càng tốt. - Tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh, mương, hồ nước tựnhiên và những nơi có nhiều thú hoang, chim hoang sinh sống hoặc lui tớihoặc nơi chăn thả gia súc, gia cầm khác. - Bảo đảm có nước sạch thường xuyên. 2- Qui hoạch của khu trại: - Nhìn từ ngoài vào trong, khu trại nên được bố trí như sau: Hàng rào ranh giới trại – vùng đệm – hàng rào bên trong – vùng chănnuôi – các khu chăn nuôi/ kho thức ăn/ kho vật tư/ kho dụng cụ/ phòng thínghiệm – các dãy chuồng. - Tại cổng trại (nằm trên ranh giới trại) có hệ thống bơm và vòi nướcáp lực để rửa các loại phương tiện, tiếp đến là hố sát trùng để sát trùng ủngvà bánh xe, rồi đến nhà thay quần áo (trong đó có phòng tắm và các hố sáttrùng). - Đầu mỗi khu vực chăn nuôi và đầu mỗi dãy chuồng có vòi nước đểrửa ủng và có hố sát trùng. - Trại phải có khu hành chính riêng biệt được bố trí trên vùng đệm. - Các kho chứa phải bố trí riêng biệt cho từng nhóm: + Thức ăn, nguyên liệu thức ăn. + Dụng cụ chăn nuôi. + Hóa chất sát trùng độc hại. - Xung quanh mỗi dãy chuồng phải có rãnh thoát nước thải, cuối dãyhoặc cuối mỗi khu vực chăn nuôi phải có hố ga (để xử lý trong trường hợpcần thiết) trước khi ra đường thoát chung của trại. - Có khu nuôi cách ly đàn gia cầm mới nhập. - Có khu vực để xử lý, tiêu hủy gia cầm ốm, chết. - Có khu vực để xử lý phân, rác và nước thải. V- Các biện pháp thực hành an toàn sinh học 1- Thực hiện chế độ nuôi khép kín đối với từng trại. Trong trường hợpkhó khăn, áp dụng chế độ nuôi này cho từng dãy chuồng. - Đối với trại gia cầm thương phẩm nên nuôi khép kín, có nghĩa làtrong mỗi trại chỉ có 1 giống gia cầm và tất cả đều cùng một độ tuổi. Nhưvậy sẽ giảm thiểu số lượng các tác nghiệp chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh,phòng bệnh, xuất nhập vật tư, sản phẩm, … Quan trọng hơn, chế độ nuôikhép kín sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo giữa đàn gia cầm giốngnày với đàn gia cầm giống khác, hay giữa đàn ở lứa tuổi này với đàn ở lứatuổi khác. - Đối với các trại gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho cáclứa tuổi khác nhau. 2- Chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại: - Tại mỗi khu vực chăn nuôi có thể có một hoặc một số dãy chuồngđược dùng để nuôi một đàn gia cầm nào đó khác với khu vực khác ở trongtrại. - Tất cả người và phương tiện khi vào khu vực phải đi qua hố sáttrùng ở lối vào khu vực. - Tất cả người và phương tiện khi đi vào từng dãy chuồng phải đi quahố sát trùng ở đầu chuồng. - Cọ rửa ủng và bánh xe ngay khi ra khỏi dãy chuồng và sau đó đi quahố sát trùng ở đầu dãy. - Dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh chỉ dùng riêng cho từng dãy chuồng.Cọ rửa và phơi khô sau khi sử dụng. - Cố định công nhân theo dãy chuồng hoặc khu vực chăn nuôi. 3- Sử dụng con giống an toàn dịch bệnh: Nhập giống gia cầm từ các cơ sở giống an toàn về bệnh Cúm và cácbệnh truyền nhiễm quan trọng như Niu-cát-xơn, Gumboro, Marek, … 4- Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại: Trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa trong một trại, những đànmới nhập trại phải được nuôi cách ly ít nhất trong 2 tuần đầu. Trong thờigian này, nếu thấy đàn gia cầm vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểuhiện dịch bệnh mới nhập vào khu vực chăn nuôi của trại. 5- Phòng bệnh bằng vắc xin: Tùy theo giống, thực hiện các chương trình tiêm phòng vắc xin khácnhau. - Đối với các giống gà nội, tiêm vắc xin phòng các bệnh: Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, Tụ huyết trùng. - Đối với gà lông màu và gà công nghiệp, tiêm phòng ...

Tài liệu được xem nhiều: