Danh mục

ẤN TƯỢNG ĐỢT THỰC TẾ SÁNG TÁC CỦA CHI HỘI TRANG TRÍ TAI HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.35 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực hiện kế hoạch thực tế sáng tác hàng năm, năm 2011 Chi hội Trang trí Hội Mỹ thuật Việt Nam đã chọn địa điểm huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, một huyện biên giới vùng cao của đất nước Việt Nam. Đoàn các họa sĩ hội viên ngành Trang trí gồm 11 hội viên: Trưởng đoàn họa sĩ Đặng Đình Dũng - Chi hội trưởng, và các họa sĩ trong đoàn: họa sĩ Lê Thanh, Đặng Đình Diệp, Trần Ngọc Canh, Vũ Quang, Trần Gia Bình, Chử Thị Thọ, Đặng Mai Anh, Phạm Văn Tiến, Nguyễn Thanh Giang. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẤN TƯỢNG ĐỢT THỰC TẾ SÁNG TÁC CỦA CHI HỘI TRANG TRÍ TAI HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG ẤN TƯỢNG ĐỢT THỰC TẾ SÁNG TÁC CỦA CHI HỘI TRANG TRÍ TAI HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG Thực hiện kế hoạch thực tế sáng tác hàng năm, năm 2011 Chi hội Trang trí Hội Mỹ thuật Việt Nam đã chọn địa điểm huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, một huyện biên giới vùng cao của đất nước Việt Nam. Đoàn các họa sĩ hội viên ngành Trang trí gồm 11 hội viên: Trưởng đoàn họa sĩ Đặng Đình Dũng - Chi hội trưởng, và các họa sĩ trong đoàn: họa sĩ Lê Thanh, Đặng Đình Diệp, Trần Ngọc Canh, Vũ Quang, Trần Gia Bình, Chử Thị Thọ, Đặng Mai Anh, Phạm Văn Tiến, Nguyễn Thanh Giang. Các thành viên trong đoàn gồm nhiều lứa tuổi, họa sĩ Lê Thanh người cao tuổi nhất năm nay 80 tuổi, ít tuổi nhất 37 tuổi. Đoàn các họa sĩ đã trải qua một chuyến thực tế sáng tác đầy ấn tượng bởi các địa danh thiên nhiên phong cảnh du lịch, bởi tình người Xín Mần, đặc biệt những cú ngoặt gấp tay của con đường lên đỉnh cao gần 2000 mét. Là một huyện nghèo của tỉnh Hà Giang, với 15 dân tộc chung sống: Kinh, H’Mông, Cao Lan, Nùng, Dao, La Chí, Phù Lá, Hoa, Tày … đã tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc phong phú của những phong tục tập quán, lối sống. Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính xã. Người dân của huyện Xín Mần cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính là giữ vững đường biên giới của Tổ quốc. Đoàn thực tế sáng tác của các họa sĩ Chi hội Trang trí có thể nói sau chặng đường dài gần 400 km, với con đường đầy gian nan và nguy hiểm, các họa sĩ đã nói rằng: chúng ta không chỉ đi thực tế sáng tác mỹ thuật mà còn tham gia chuyến du lịch “mạo hiểm”, bởi không thể đếm nổi bao khúc ngoặt với những đoạn dốc trên 15 độ liên tục, liên tục gấp khúc, chưa hết khúc gấp này lại đến gấp khúc khác, con đường chỉ vừa đủ một thân xe và bên đường là những vực thẳm sâu hút, mây mù, đi cả ngày đường không gặp một xe ôtô nào lên hoặc xuống, bởi sự heo hút của Xín Mần, trên con đường độc đạo đi lên chỉ có mây bồng bềnh, sương mù quấn lối; thỉnh thoảng có một vài bóng váy xòe của người H’Mông cùng chú ngựa đi chợ, đôi lúc có một đám người áo chàm của người Nùng, áo váy đen của người Cao Lan, hay một vài chàng trai áo chàm đi xe Win đi lên chợ, nói đi lên chợ bởi họ lên chợ cửa khẩu Xín Mần, nơi thông thương với Trung Quốc trên đỉnh núi, ở độ cao xấp xỉ 2000 mét, nơi đây có cổng thành đá từ thời nhà Thanh ghi lại dấu ấn lịch sử về biên giới hai nước Việt - Trung. Đoàn các họa sĩ thực tế sáng tác cũng đã có được nhiều tư liệu quí giá về phiên chợ với nhiều màu sắc của các dân tộc Việt Nam sinh sống tại huyện Xín Mần và của người Hoa nơi cửa khẩu vùng biên này. Đoàn họa sĩ đã được UBND huyện Xín Mần với thịnh tình đón như những người khách quí, khi xe lên tới Đèo Gió, nơi con đường heo hút không một xe qua, con đường đi gần như không xác định được độ dài, và chỉ có dốc ngoặt, đoàn cán bộ Trung tâm và phòng văn hóa huyện đón tiếp đưa đi thăm một số địa danh du lịch phong cảnh của huyện Xín Mần: Thác Tiên, Đèo Gió, bài đá cổ Nấm Dẩn, qua một số bản của Nà Chì, Chí Cà, Thèn Pàng… Trong buổi gặp mặt với đoàn họa sĩ sáng tác các đồng chí lãnh đạo huyện Xín Mần đã tiếp đón chào mừng đoàn, đồng chí Dương Minh Hòa - Bí thư huyện ủy, đồng chí Vũ Thị Hòa - Phó Chủ tịch huyện, cùng các cán bộ của UBND huyện. Các đồng chí đã giới thiệu về tình hình kinh tế, chính trị, đặc điểm của huyện Xín Mần và công tác trọng tâm của huyện là bảo vệ vững chắc đường biên giới của Tổ quốc trên địa bàn huyện Xín Mần, nơi các đồn biên phòng nằm trên những đỉnh núi quanh năm mây mù, ẩm ướt. Với địa hình vô cùng phức tạp, là huyện vùng cao, với núi và núi, núi và mây, cùng những thửa ruộng bậc thang có từ không biết bao đời người dân, họ sống mỗi nhà trên một ngọn núi, trồng lúa, ngô, bí, rau, hái măng rừng… cuộc sống chăm chỉ cùng những thửa ruộng theo những thế núi từ đỉnh núi xuống chân núi, như những bức tranh kỳ thú của thiên nhiên, nhiều họa sĩ trong đoàn liên tưởng tới 1 trong 7 kỳ quan thế giới về những thửa ruộng bậc thang của Myanma, những thửa ruộng của người Mông ở Xín Mần có thể thấy như một địa danh phong cảnh nguyên sơ chưa được khai phá, những thửa ruộng trải đầy các ngọn núi, với những đường viền đỏ của đất núi, màu vàng của lúa, màu xanh của mạ mới cấy, … cùng xen lẫn những khu rừng nguyên sinh với lớp lớp cây của rừng đại ngàn, những con suối chảy ào ào như những thác nước chảy ầm ào quanh năm không biết cạn … và quyện cùng những đám mây bồng bềnh. Có thể nói cảnh mây núi, những thác nước, ruộng bậc thang đã cuốn hút các họa sĩ cảm động và thấy vô cùng quí giá bởi sự kỳ thú của thiên nhiên cùng sức lao động của con người qua bao đời đã quyện vào nhau, tạo nên một thiên nhiên hùng vĩ và đẹp như tranh. Là một huyện nghèo thứ hai của tỉnh Hà Giang, huyện Xín ...

Tài liệu được xem nhiều: