Anh hùng Phạm Tuân và những ký ức về chuyến bay vào vũ trụTôi hồi hộp điện thoại cho Anh hùng Phạm Tuân. Hồi hộp vì những ngày còn bé xíu, tôi đã được nghe kể về Anh hùng Phạm Tuân, người Việt Nam và cũng là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Để rồi hôm nay, trong một buổi sáng trong vắt của ngày đầu xuân, tôi được ngồi cùng trò chuyện với Trung tướng, Anh hùng Phạm Tuân, được nghe ông kể về những kỷ niệm chuyến bay vào vũ trụ, về những người bạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Anh hùng Phạm Tuân và những ký ức về chuyến bay vào vũ trụ Anh hùng Phạm Tuân và những ký ức về chuyến bay vào vũ trụ Tôi hồi hộp điện thoại cho Anh hùng Phạm Tuân. Hồi hộp vì những ngày cònbé xíu, tôi đã được nghe kể về Anh hùng Phạm Tuân, người Việt Nam và cũng làngười châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Để rồi hôm nay, trong một buổi sáng trongvắt của ngày đầu xuân, tôi được ngồi cùng trò chuyện với Trung tướng, Anh hùngPhạm Tuân, được nghe ông kể về những kỷ niệm chuyến bay vào vũ trụ, về nhữngngười bạn phi công Nga mà thấy lòng êm dịu, thanh thản lạ lùng. Ngôi nhà của Anh hùng Phạm Tuân tràn ngập sắc xuân. Mùi hoa lan dịu ngọtgiăng mắc khắp không gian và tiếng chim ríu rít lảnh lót khắp khu nhà. Anh hùngPhạm Tuân dẫn tôi ra phía sau khu nhà để thăm vườn chim đủ các loại, từ họa mi,vành khuyên, đến khướu, sơn ca. Ông tâm sự, cả cuộc đời binh nghiệp, xa nhà, giờlà những giây phút ông thấy lòng thanh thản. Anh hùng Phạm Tuân mở lòng: Cuộc đời cho tôi những cái duyên may mắnhết sức tình cờ. Tôi tham gia trận Điện Biên Phủ trên không cũng là tình cờ. ViệtNam có một mình tôi bay vào vũ trụ cũng là hết sức tình cờ. Tháng 7/1965, hàngngàn thanh niên ở huyện Kiến Xương, Thái Bình quê tôi náo n ức gia nhập quânngũ, các xe binh chủng đón từng đoàn quân đi, chỉ còn mình tôi đứng lại. Đồngchí Huyện đội trưởng bảo tôi, sức khỏe cậu tốt, đợi tuyển phi công. Nhưng tôituyển đến vòng 2 thì bị trượt.Tháng 10/1965, tôi sang TP Krasnodar của Nga học thợ máy, được phân vào bộphận sửa chữa rađa. Lúc đó, nước Nga chọn tuyển phi công từ nguồn thợ máy, vàtôi đã trúng tuyển. Sau đó, Nga lại tuyển phi công vũ trụ. Tôi lại trúng tuyển. Hailần trúng tuyển của tôi đều do nước Nga chọn, âu đó là cái duyên của tôi với đấtnước này chăng?. Vậy là thỏa ước mơ từ thời thơ bé, thỏa khao khát được baybổng trên bầu trời vô cùng vô tận trong cậu bé Phạm Tuân, quanh năm chỉ quanhquẩn ở cái làng Quốc Tuấn chiêm trũng của huyện Kiến Xương. Còn tôi thì nghĩ,những phẩm chất phi thường trong con người ông đã thỏa mãn được tất cảnhững đòi hỏi vô cùng khắc nghiệt của một nhà du hành vũ trụ. Anh hùng Phạm Tuân và Anh hùng Gorbatco. Anh hùng Phạm Tuân kể dí dỏm: Để tuyển một phi công, sức khỏe cơ bắpkhông mang tính quyết định như nhiều người vẫn nghĩ đâu, quan trọng nhất là vấnđề thần kinh, tâm lý và hệ tuần hoàn phải hoàn hảo, đáp ứng được những thửthách ngặt nghèo nhất trên không trung. Thứ nhất, phải tỉnh táo, nhanh nhạy đểxác định chính xác vị trí máy bay trong không gian. Thứ hai, hệ tim mạch khôngbị ảnh hưởng khi chịu áp lực lớn. Để trúng tuyển vào phi công, tôi đã trải qua những vòng thi khắc nghiệt. Cácthầy đưa tôi vào ghế xoay, rồi quay tít nhiều vòng, sau đó cho đi thử trên mộtđường thẳng, nếu vẫn đi thẳng thì mới đạt yêu cầu. Tôi còn bị bỏ vào thùng quaynghiêng, nếu người vẫn giữ được thẳng thì cũng đạt yêu cầu. Các thầy của Ngacòn kiểm tra trí nhớ của tôi bằng cách cho một dãy số rất dài, cho tôi nhìn qua mộtlần rồi bắt viết lại. Hoặc là bật đèn xanh, đèn đỏ trước mặt, nhưng không theo quyluật, rồi bắt mình thực hiện lại. Nếu làm đúng thì mới đạt yêu cầu. Rồi tôi còn phảiđạp xe với vòng quay tương đương trọng lực 700kg, 1.300kg, 1.500kg, sau đó sẽđo nhịp tim, phổi, nhịp thở. Các thầy, các nhà khoa học ở Trung tâm vũ trụ Gagarin đã không lầm khi chọnông vào trong đội bay vào vũ trụ, nhằm thực hiện Chương trình vũ trụ quốc tếIntercosmos, trong đó có Việt Nam tham gia. Giờ nhớ lại, Anh hùng Phạm Tuânvẫn thấy lòng lâng lâng cảm xúc tự hào, xúc động khi biết mình sẽ được bay vàovũ trụ cùng với một người được hai lần phong Anh hùng Liên Xô. Đó là Phó chỉhuy thứ nhất Phòng Quản lý đào tạo các phi công vũ trụ, Đại tá Victor VaxilevichGorbatco. Công việc tập luyện khắc nghiệt cho chuyến bay vào vũ trụ bắt đầu. Ban đầu làluyện tập trên biển. Người ta thả buồng kín xuống d ưới nước, thiết bị ấy nổi chòngchành trên mặt biển ầm ào sóng dữ, ông và Gorbatco phải cởi bỏ y phục chuyêndụng trong điều kiện bị lắc lư hết sức dữ dội, rồi mở nắp buồng kín và nhảy xuốngnước. Áo cứu hộ nâng các nhà du hành vũ trụ nổi trên mặt nước. Họ bơi trên cáccon sóng, bắn pháo hiệu và châm đốt các ống nhả cột khói màu da cam lên trời.Ròng rã như vậy nhiều tháng trời, Anh hùng Phạm Tuân đã có lúc rơi vào trạngthái căng thẳng vì áp lực quá lớn. Nhưng khủng khiếp nhất vẫn là những bài tậptrên máy kiểm tra tiền đình, cứ 3 giây cúi đầu lại 3 giây ngẩng đầu, liên tục trong10 phút, nếu thần kinh yếu là xảy ra chóng mặt, thậm chí nôn ọe. Và chuyến bay lịch sử đó đã đến. Đúng 1h33 ngày 23/7/1980 (giờ Hà Nội) tạisân bay vũ trụ Bai-cô-nua (Liên Xô) tàu vũ trụ Liên hợp 37 do Gorbatco và PhạmTuân điều khiển đã phóng lên vũ trụ. Anh hùng Phạm Tuân nhớ lại: Một cảm giác bồng bềnh trong không giankhông trọng lực xâm chiếm con người tôi. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy quả đất trònxoay nằm lơ lửng giữa một không gian xanh thẳm. Thú vị vô cùng khi được nhìnthấy sao ...